Biện pháp 4: Đánh giá kết qủa học tập đối với sinh viên theo khung đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 122 - 127)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC

3.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá kết qủa học tập đối với sinh viên theo khung đánh giá năng lực

3.3.2.1. Phương pháp đánh giá theo cách tiếp cận tham chiếu cá nhân (ipsative referenced interpretation)

* Mục đích, ý nghĩa

ĐG đƣợc NL ĐGGD đối với từng SV trong lớp, đảm bảo tính công bằng, khách quan và tính cá biệt hóa SV trong lớp. Đồng thời thúc đẩy SV hành động theo các thông tin phản hồi, tự học và tự ĐG, góp phần nâng cao động lực học khi SV nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân về KT, KN và NL ĐGGD.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Trước hết, Chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH được phát triển trên phạm vi rộng, không những trong học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” mà xuyên suốt các nội dung DH của các học phần khác trong chương trình đào tạo

GVTH. Do đó, không có một loại công cụ, nhiệm vụ, hoạt động, trao đổi, quan sát ... có thể độc tôn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc ĐG tất cả các thành tố/ KN của chuẩn NL này. Đồng thời cũng không thể khẳng định thời điểm nào cung cấp một bức tranh đầy đủ thông tin và chính xác về việc đáp ứng chuẩn NL ĐGGD cho SV.

Do vậy, việc sử dụng phương pháp ĐG theo cách tiếp cận tham chiếu cá nhân SV thường chú trọng đến các giá trị, nguyện vọng, mong đợi của chính SV trong quá trình học. Kết quả đánh giá chuẩn đoán giúp xác định đƣợc vùng phát triển NL ĐGGD hiện tại (ZAD) của cá nhân SV, các thông tin thu thập đƣợc từ đánh giá quá trình (theo các thành tố, chỉ số hành vi của NL ĐGGD) để xác định sự tiến bộ theo hướng chuyển dần sang vùng phát triển gần (ZPD) của SV. Giải thích kết quả ĐG theo tham chiếu cá nhân có nghĩa là sẽ giải thích thành tích hiện tại so với thành tích trước đó của chính SV, hoặc so với công việc tốt nhất, hoặc phần tốt nhất trong các công việc trước đây.

- Chu trình ĐG tham chiếu cá nhân (hình 3.5)

Phản hồi 1 Phản hồi 2

So sánh 2 với 1 So sánh 3 với 2 Hình 3.5: Chu trình đánh giá tham chiếu cá nhân

Hình 3.6 thể hiện cách tham chiếu cá nhân trong một chu trình ĐG gồm 3 giai đoạn: sử dụng những phản hồi KQĐG 1 để chuyển sang ĐG 2, so sánh KQĐG 2 với 1 để nhận định về sự tiến bộ của bản thân SV; sử dụng những phản hồi KQĐG 2 để chuyển sang ĐG 3, so sánh KQĐG 3 với 2 để đƣa ra những nhận định về sự tiến bộ của bản thân SV.

Đánh giá 1 Đánh giá 2 Đánh giá 3

Để đáp ứng các yêu cầu này, trong quá trình DH, GV sử dụng nhiều loại công cụ ĐG khác nhau, nhƣ: bài trình bày miệng, test viết, nhiệm vụ/ bài tập tình huống, bài tập lớn, phiếu quan sát, ghi chép thông tin, hồ sơ, sản phẩm yêu cầu SV tạo ra ... Trong đó, GV nên chú trọng đến phiếu quan sát và nhiệm vụ/ bài tập tình huống, hồ sơ học tập của SV. Giảng viên nên khai thác tốt thế mạnh của từng nhiệm vụ/ câu hỏi để xác định những điểm yếu của SV, từ đó có kế hoạch dạy phù hợp.

KQHT của SV đƣợc thể hiện, nhƣ:

- Số điểm cần đạt (chẳng hạn: 5 điểm);

- Tỷ lệ % SV đạt từ điểm trung bình trở lên;

- Có/ không thành tố/ KN về NL ĐGGD cho SV.

3.3.2.2. Phương pháp đánh giá theo cách tiếp cận tham chiếu tiêu chí (criterion referenced interpretation)

* Mục đích, ý nghĩa

Phương pháp ĐG theo cách tiếp cận tham chiếu tiêu chí hướng đến việc giải thích thành tích học tập của SV theo mức độ thực hiện hành vi thông qua các nhiệm vụ đã hoàn thành; giúp SV khẳng định đƣợc mình đã học đƣợc những gì và đạt thành tích tốt nhƣ thế nào so với KT, KN cụ thể đƣợc quy định trong chuẩn NL. Đồng thời, xác định đƣợc vùng phát triển hiện tại của SV để thiết lập kế hoạch can thiệp SP trong quá trình giảng dạy trên lớp, nhằm hỗ trợ SV có thể chuyển sang vùng phát triển gần theo các mức độ của chuẩn NL ĐGGD cho SV đã đƣợc xây dựng.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Căn cứ vào các thành tố, chỉ số hành vi của NL ĐG KQHT cho SV và mục tiêu, nội dung, kế hoạch DH của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” để GV chọn nội dung thiết kế đề kiểm tra.

Rubric đề KT đƣợc thiết kế dựa trên bảng các chỉ số hành vi của NL ĐGGD cho SV (lưu ý: việc giải thích theo tiêu chí (thành tố, chỉ số hành vi) về thực chất là khái quát hóa ý tưởng - chuyển từ bài KT chủ yếu đo lường một nhiệm vụ nhận thức sang mô phỏng hoạt động thực tiễn với các điều kiện giả định).

Đề kiểm tra phải đảm bảo 02 yêu cầu:

+ Bài kiểm tra phải đƣợc thiết kế theo quy trình chuẩn hóa;

+ Bài kiểm tra phải phân biệt rõ ràng, hiệu quả các mức phát triển khác nhau.

Kết quả ĐG NL ĐGGD đối với SV đƣợc giải thích theo cách kết hợp cả điểm số chuẩn, tiêu chí và chuẩn NL, nhƣ sau:

- Những SV có tổng điểm bài kiểm tra đầu, giữa và cuối năm học trong khoảng từ 0 đến 49 điểm (theo thang điểm 100) hoặc từ 0 đến cận 5 điểm (theo thang điểm 10); chƣa hiểu đƣợc lý thuyết và nguyên tắc ĐG ở tiểu học, chƣa có khả năng phân tích, nhận dạng đƣợc các yếu tố của bản kế hoạch ĐGGD của HSTH đã cho nhƣng chƣa thể hiện bất kỳ một hành động nào cho việc giải quyết/ thực hiện kế hoạch. Kết luận rằng, nhóm SV này mới đạt mức 1 về sự phát triển NL ĐGGD và chƣa đạt yêu cầu của chuẩn NL.

- Những SV có tổng điểm bài kiểm tra đầu, giữa và cuối năm học trong khoảng từ 50 đến 79 điểm (theo thang điểm 100) hoặc từ 5 đến cận 8 điểm (theo thang điểm 10); hiểu đƣợc lý thuyết và các nguyên tắc ĐG nhƣng chƣa tạo ra đƣợc mối liên hệ giữa các nguyên tắc và kiến thức lý luận này và chƣa gắn với bối cảnh thực tế; có khả năng phân tích, nhận dạng đƣợc các yếu tố của bản kế hoạch ĐGGD của HSTH đã cho và thể hiện một số hành động cho việc giải quyết/ thực hiện kế hoạch nhƣng chƣa đầy đủ, nhƣ: biết sử dụng KQĐG vào việc thông báo cho các bên liên quan, biết đề xuất biện pháp để cải thiện chất lƣợng học tập của HS. Kết luận rằng, nhóm SV này đạt mức 2 về sự phát triển NL ĐGGD và đạt yêu cầu của chuẩn NL.

- Những SV có tổng điểm bài kiểm tra đầu, giữa và cuối năm học trong khoảng từ 80 đến 100 điểm (theo thang điểm 100) hoặc từ 8 đến 10 điểm (theo thang điểm 10); đã gắn kết các KT, KN, NL ĐGGD với những tình huống, bối cảnh ĐG thông thường trên lớp học; trong các trường hợp điển hình, biết tự mình lập đƣợc kế hoạch ĐGGD của HS cho lớp học và thực hiện kế hoạch đã lập, biết sử dụng KQĐG vào việc thông báo và làm cơ sở đề xuất giải pháp cho chính GV, HS, các bên liên quan khác điều chỉnh từng yếu tố của quá trình dạy học, nhằm cải thiện chất lƣợng học tập của HS. Kết luận rằng, nhóm SV này đạt mức 3 về sự phát triển NL ĐGGD và vƣợt yêu cầu của chuẩn NL.

Bảng 3.9: Giải thích kết quả học tập của sinh viên bằng cách kết hợp điểm quy chuẩn, tiêu chí và chuẩn năng lực

Mức Mô tả Điểm

quy chuẩn

3

- Đã gắn kết các KT, KN, NL ĐGGD với những tình huống, bối cảnh ĐG thông thường trên lớp học;

- Biết tự lập đƣợc kế hoạch ĐGGD của HS cho lớp học và thực hiện kế hoạch đã lập;

- Biết sử dụng KQĐG vào việc thông báo và làm cơ sở đề xuất giải pháp cho chính GV, HS, các bên liên quan khác điều chỉnh từng yếu tố của quá trình DH nhằm cải thiện chất lƣợng học tập của HS.

80-100 (8-10)

2

- Hiểu đƣợc lý thuyết và các nguyên tắc ĐG nhƣng chƣa tạo ra đƣợc mối liên hệ giữa các nguyên tắc và kiến thức lý luận này và chƣa gắn với bối cảnh thực tế;

- Có khả năng phân tích, nhận dạng đƣợc các yếu tố của bản kế hoạch ĐGGD của HSTH đã cho;

- Biết thể hiện một số hành động cho việc giải quyết/ thực hiện kế hoạch nhƣng chƣa đầy đủ, nhƣ: biết sử dụng KQĐG vào việc thông báo cho các bên liên quan, biết đề xuất biện pháp để cải thiện chất lƣợng học tập của HS.

50-79 (5-7.9)

1

- Chƣa hiểu đƣợc lý thuyết và nguyên tắc ĐGGD tiểu học;

- Có khả năng phân tích, nhận dạng đƣợc các yếu tố của bản kế hoạch ĐGGD của HSTH đã cho;

- Chƣa thể hiện bất kỳ một hành động nào cho việc giải quyết/ thực hiện kế hoạch.

0-49 (0-4.9)

Vận dụng lý thuyết IRT để thông báo/ giải thích mức độ NL ĐGGD của SV/

nhóm SV dựa theo đường phát triển NL.

+ Dựa trên mô hình Rash về NL của SV và độ khó nhiệm vụ, phía bên trái hình là thang logit dao động từ -1 đến 1, tiếp theo là ƣớc tính NL của SV thuộc mẫu, đƣợc ký hiệu bởi “x” và cuối cùng là ƣớc tính độ khó của các nhiệm vụ/ câu

hỏi của bài KT. Nếu SV “x” có vị trí ngang bằng, thấp hơn, hoặc cao hơn một câu hỏi thì “x” có xác xuất trả lời đúng câu hỏi đó lần lƣợt là 50%, hoặc ít hơn hoặc cao hơn 50%.

+ Căn cứ vào độ khó câu hỏi/ nhiệm vụ để xác định từng nhóm câu hỏi/

nhiệm vụ thuộc mức độ phát triển nào. Căn cứ vào vị trí của SV trên hình để xác định một SV bất kỳ thuộc mức phát triển nào của NL ĐGGD cho SV.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)