Biện pháp 3: Thiết kế các nhiệm vụ học tập như là một phương pháp dạy học để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 117 - 122)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC

3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế các nhiệm vụ học tập như là một phương pháp dạy học để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa củ a biện pháp

Thiết kế các nhiệm vụ học tập nhƣ là một PPDH theo mức độ tăng dần độ khó.

Đây chính là xây dựng các nội dung hoạt động cho SV trong quá trình học tập bằng cách tăng dần độ khó nhằm củng cố kiến thức, hình thành KN và NL ĐGGD cho SV.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Chúng tôi đề xuất thiết kế các nhiệm vụ học tập nhằm phát triển NL ĐGGD cho SV dựa vào hoạt động tương tác (thảo luận nhóm) giữa SV với SV theo 4 mức độ tăng dần độ khó, nhƣ sau:

- Mức độ 1: Nhiệm vụ học tập được thiết kế tương đối đơn giản để SV chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của mình về nội dung bài học mới. Thời gian diễn ra hoạt động học tập khoảng 10 đến 15 phút, thường tiến hành vào đầu giờ học lý thuyết với hình thức thảo luận nhóm nhỏ (2 đến 3 SV/ 1 nhóm).

Các bước thực hiện cơ bản

Bước 1: GV: Căn cứ vào nội dung bài học, giao nhiệm vụ cho SV với yêu cầu thấp, thời gian thảo luận ngắn. Ví dụ: bằng những hiểu biết của bản thân, SV phát biểu trả lời câu hỏi “Đánh giá trong giáo dục là gì?”, hoặc trình bày vắn tắt các chức năng cơ bản của ĐG trong giáo dục.... Từ đó, SV thể hiện đƣợc những hiểu biết, kinh nghiệm ban đầu của mình về nội dung bài học thông qua việc SV thảo luận, hợp tác với nhau ngay tại lớp.

SV: chuẩn bị tâm thế để tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: GV: giao nhiệm vụ học tập. SV: tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: GV: chia nhóm, thường là các SV ngồi cạnh nhau trong cùng một bàn; theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn SV thảo luận. SV: tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 4: GV: yêu cầu yêu cầu đại diện một vài nhóm trình bày kết quả.

SV: trình bày kết quả.

Bước 5: GV: đánh giá, nhận xét, tổng kết. SV: lắng nghe, trao đổi và ghi nhớ kiến thức.

Hình thức thảo luận, học tập hợp tác với quy mô nhóm nhỏ thì sự tương tác giữa SV với SV cao hơn, các SV trong cùng nhóm có trách nhiệm cá nhân cao.

Đồng thời, SV biết tự điều chỉnh để đi đến kết quả trong thời gian ngắn nhất.

- Mức độ 2: Thiết kế các nhiệm vụ học tập để SV tiếp nhận KT, KN bài học mới, SV thực hiện các hoạt động bằng cách đọc thông tin cơ bản về nội dung bài học và đối chiếu những điều đã diễn giải với thông tin đã nắm đƣợc. Thời gian diễn ra hoạt động tùy thuộc vào nội dung bài học, đƣợc tiến hành chủ yếu sau hoạt động ở mức 1. Việc thảo luận đƣợc chia thành các nhóm nhỏ (2 đến 3 SV/ 1 nhóm hoặc duy trì nhóm ở mức 1).

Các bước thực hiện cơ bản

Bước 1: GV: dựa vào nội dung bài học để thiết kế các hoạt động để tự SV nắm đƣợc KT, KN bài học mới, có thể thiết kế thành nhiều nhiệm vụ tùy thuộc vào nội dung bài học mới và yêu cầu thời gian để SV hoàn thành nhiệm vụ.

SV: chuẩn bị tâm thế tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: GV: giao nhiệm vụ học tập. SV: tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: GV: chia nhóm; theo dõi, định hướng, giải đáp các vướng mắc xoay quanh những vấn đề nội dung bài học mới. SV: phân chia các nhiệm vụ cho các thành viên và tự tìm hiểu nội dung bài học mới.

Bước 4: SV: làm việc cá nhân, sau đó tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp. GV: theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn SV thảo luận theo nội dung bài học.

Bước 5: GV: yêu cầu yêu cầu đại diện một vài nhóm trình bày kết quả.

SV: trình bày kết quả.

Bước 6: GV: nhận xét, đánh giá, tổng kết. SV: lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hóa KT, KN bài học mới.

Ở mức này, nhiệm vụ đƣợc GV thiết kế chia đều cho các thành viên trong nhóm, mỗi SV đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau, SV phải tự nghiên cứu nội dung bài học để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, SV phải có trách nhiệm trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm để có sản phẩm chung hoàn chỉnh. Nhƣ vậy, so với mức 1, ở mức độ này SV phải vận dụng NL tiềm ẩn của mình để tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và nắm vững các KT, KN bài học mới.

- Mức độ 3: Nhiệm vụ học tập đƣợc thiết kế để SV vận dụng các KT, KN đã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ (bài tập) cụ thể từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

Nhiệm vụ được thực hiện với độ khó khác nhau, nhiều quan điểm, nhiều phương án trong ĐGGD của HS được giải quyết theo các hướng khác nhau. SV phải có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này đƣợc tiến hành trong quá trình tổ chức DH, khi SV đã tiếp thu đƣợc KT, KN bài học mới; quy mô chia nhóm nên từ 4 đến 6 SV/ 1 nhóm, thời gian thực hiện tùy thuộc vào nội dung bài học, cho SV được chuẩn bị nội dung trước khi lên lớp.

Các bước thực hiện cơ bản

Bước 1: GV: lựa chọn hoạt động DH có nội dung biến đổi nâng cao, mang tính mở, có nhiều phương án giải quyết; SV phải có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp, điều tra.... thì mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ.

SV: phải chuẩn bị tâm thể tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: GV: giao nhiệm vụ (nhiệm vụ giữa các nhóm có thể giống hoặc khác nhau). SV: tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: GV: chia nhóm SV (4-6 SV/nhóm), trong nhóm các SV có NL khác nhau. SV: nghiên cứu làm việc cá nhân (các nhóm SV thảo luận để phân công nhiệm vụ phù hợp).

Bước 4: SV: trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp. GV: theo dõi, định hướng, hỗ trợ.

Bước 5: GV: yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. SV: trình bày kết quả.

Bước 6: GV: nhận xét, đánh giá, tổng kết. SV: lắng nghe, trao đổi, bổ sung để chính xác nội dung bài học.

Ở mức độ này, nhiệm vụ học tập tương đối cao, SV phải có tư duy sáng tạo cao, sự nổ lực chung của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, không nhấn mạnh tới việc phân chia nhiệm vụ học tập cho từng cá nhân. So với mức độ 1, 2 thì ở mức 3 nhiệm vụ của SV cao hơn, SV nắm vững các KT, KN về ĐG trong GDTH thì mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ.

- Mức độ 4: Thiết kế các nhiệm vụ học tập với yêu cầu cao, vƣợt ra ngoài phạm vi lớp học, đòi hỏi SV phải biết phân chia nhiệm vụ, lập kế hoạch nghiên cứu, thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu thu đƣợc và thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Ở mức độ này các nhiệm vụ học tập được GV lựa chọn thường là có liên hệ trực tiếp đến hoạt động ĐG ở trường tiểu học. Thời gian thực hiện tương đối dài (2 đến 3 tháng), tiến hành vào cuối học phần, quy mô nhóm từ 5-6 SV/ 1 nhóm.

Các bước thực hiện cơ bản

Bước 1: GV: căn cứ vào nội dung của học phần, kế hoạch DH để lựa chọn các chủ đề hoặc gợi ý, hướng dẫn, cố vấn cho SV tự thiết kế các nhiệm vụ học tập trong phạm vi học phần, nội dung gần với nghiên cứu khoa học, gắn lý luận với thực tiễn. Độ khó của nhiệm vụ tương đối cao, phạm vi thực hiện nhiệm vụ tương đối rộng, có nhiều người tham gia, đòi hỏi SV phải có trình độ tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn để hoàn thành.

SV: Chuẩn bị tài liệu, điều kiện, tinh thần học tập theo hướng dẫn của GV.

Bước 2: GV: giao nhiệm vụ cho nhóm SV và chính xác nhiệm vụ mà SV lựa chọn, gia hạn thời gian hoàn thành và đề xuất các tiêu chí ĐG. SV: tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: SV: nghiên cứu nhiệm vụ, phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ cho các cá nhân phù hợp với NL; lập kế hoạch, thời gian cho từng hoạt động và hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. GV: theo dõi, định hướng, hợp tác cùng với sinh viên để tìm ra phương án thực hiện.

Bước 4: SV: triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ cá nhận được phân công. GV: theo dõi, định hướng, hỗ trợ SV.

Bước 5: SV: tổ chức thảo luận, trao đổi, thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp, sáng tạo cao. GV: theo dõi, định hướng, hỗ trợ SV

Bước 6: GV: nghiệm thu sản phẩm và yêu cầu nhóm trình bày sản phẩm. SV:

trình bày sản phẩm của nhóm.

Bước 7: GV: nhận xét, đánh giá, tổng kết. SV: lắng nghe, trao đổi, bổ sung để chính xác hóa nội dung bài học.

Ở mức độ 1, 2, 3, nhiệm vụ học tập đƣợc GV thiết kế chủ yếu đƣợc thực hiện trong phạm vi lớp học thì ở mức độ 4 nhiệm vụ học tập chủ yếu ở ngoài lớp học, ngoài trường, độ khó của nhiệm vụ cao. Nó đòi hỏi SV phải biết vận dụng tổng hợp các KT, KN về ĐGGD đã học ở nhà trường vào giải quyết từng nhiệm vụ ở trường tiểu học trong những hoàn cảnh cụ thể.

Ghi chú

Các nhiệm vụ DH của học phần được thiết kế dựa trên các hoạt động tương tác giữa SV với SV từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở tăng dần độ khó nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung, nhiệm vụ của từng tiểu modul, chủ đề học tập và KT, KN về ĐGGD hiện có của SV, GV có thể linh hoạt trong việc vận dụng các mức độ DH, không nhất thiết phải tuần tự từ 1 đến 4.

Minh họa các nhiệm vụ:

Khi tổ chức DH chủ đề 1: Hình thức kiểm tra, ở tiểu modul 2: Hình thức kiểm tra và đánh giá KQHT ở tiểu học, GV có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập cho SV, nhƣ sau:

Nhiệm vụ mức 1: (thảo luận nhóm) Bằng những kinh nghiệm bản thân, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Trong thực tế DH ở tiểu học, có những hình thức kiểm tra nào đã đƣợc GVTH thực hiện? Mục đích của mỗi hình thức kiểm tra ấy là gì? Cho ví dụ.

Nhiệm vụ mức 2: Anh (chị) hãy đọc thông tin cơ bản về các loại KT trong tài liệu học tập và cho biết thông tin này giúp bạn biết thêm những điều gì mới về KT.

Nhiệm vụ mức 3: (thảo luận nhóm) Theo Thông tƣ 30 về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, kết quả của các bài kiểm tra hằng tháng của môn Toán và Tiếng Việt (bài kiểm tra thường xuyên) không được tính vào kết quả học kì và cả năm học của hai môn học này. Kết quả môn học cả năm là trung bình cộng của 4 điểm kiểm tra định kì, gồm: kiểm tra giữa kì I, giữa kì II, cuối kì I và cuối kì II. Anh (chị) hãy cho biết mục đích của việc tính kết quả môn học cả năm là gì? Nó có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với HS, GV và nhà quản lí giáo dục?

Nhiệm vụ mức 4: (Thực hiện ở trường tiểu học) anh (chị) hãy xem việc tính kết quả môn Toán (hoặc Tiếng Việt) cả năm của GVTH hiện nay đã thực hiện theo đúng Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học hay chƣa? và có những điểm lợi và bất lợi gì đối với GV và HS?

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)