Thực trạng về xác định mục tiêu đào tạo năng lực đánh giá giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 69 - 78)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.2. Thực trạng về xác định mục tiêu đào tạo năng lực đánh giá giáo dục

Xác định mục tiêu đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của GV trước khi giảng dạy học phần. Đối với NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH, những căn cứ đƣợc chúng tôi đề cập nhƣ: Chuẩn NL ĐGGD cho SV; tiêu chuẩn về KT, ĐG đƣợc quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và các quy định ĐG HSTH do Bộ GD&ĐT công bố và mục tiêu của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học

được nhà trường công bố trong đề cương chi tiết học phần. Khảo sát 71 GV đã và đang giảng dạy học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học”, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2: Ý kiến của giảng viên về các căn cứ để xác định mục tiêu dạy học nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH

TT Căn cứ

Mức độ sử dụng (theo tỷ lệ %) Chƣa

sử dụng

Rất ít khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên 1. Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục

cho SV (chuẩn đầu ra) 100 0 0 0

2.

Tiểu chuẩn về KT, ĐG đƣợc quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và các quy định đánh giá HSTH do Bộ GD&ĐT công bố

92,96 7,04 0 0

3.

Chuẩn đầu ra học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” đƣợc nhà trường công bố trong đề cương chi tiết

4,23 7,04 8,45 80,28

4. Kinh nghiệm cá nhân khi giảng dạy

học phần 4,23 25,35 18,31 52,11

5. Các căn cứ khác 71,83 4,23 15,49 8,45

Bảng số liệu ở bảng 2.2, cho chúng ta thấy: Không có GV nào căn cứ vào chuẩn NL ĐGGD cho SV và có tới 92,96% GV cũng không căn cứ vào tiêu chuẩn về KT, ĐG đƣợc quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và các quy định đánh giá HSTH do Bộ GD&ĐT công bố; có 80,28% GV căn cứ vào chuẩn đầu ra của học phần (tức có trong đề cương chi tiết học phần) để xác định mục tiêu bài giảng; một số khác thường xuyên căn cứ vào kinh nghiệm giảng dạy học phần này ở tiểu học (52,11%).

Trao đổi trực tiếp với một số GV khoa GDTH cho thấy: Các trường ĐH mới chỉ bắt đầu yêu cầu GV điều chỉnh, biên soạn CTĐT theo định hướng phát triển NL cho SV, do vậy chưa công bố các chuẩn đầu ra theo định hướng phát triển NL. Mặt khác, các trường cũng chưa có hướng dẫn để GV thiết kế được chuẩn NL, chỉ có số ít GV được đi tập huấn về biên soạn chuẩn NL hoặc tham dự các Hội thảo xây dựng chương trình GDPT theo hướng phát triển NL HS.

Khảo sát 350 SV các trường đại học đã học tập xong học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học”, về mục tiêu dạy học được nhà trường, GV công bố vào đầu khóa học và buổi học đầu tiên của học phần, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.3, nhƣ sau:

Bảng 2.3: Ý kiến của SV về mục tiêu DH được nhà trường công bố vào đầu khóa học và buổi học đầu tiên của học phần

TT Mục tiêu dạy học Mức độ lựa chọn

Số lƣợng Tỷ lệ % Thứ bậc 1. Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho

SV (chuẩn đầu ra) 0 0 4

2.

Tiêu chuẩn về KT, ĐG đƣợc quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và quy định ĐG HSTH do Bộ GD&ĐT công bố.

26 7,42 3

3.

Chuẩn đầu ra của học phần do nhà trường công bố trong đề cương chi tiết học phần.

287 82,00 1

4. Các mục tiêu khác 74 21,14 2

Số liệu thu đƣợc ở bảng 2.3 cho thấy: Công bố mục tiêu DH vào đầu mỗi khóa học và buổi đầu tiên của các học phần là một trong trong những yêu cầu bắt buộc trong đào tạo ở các trường. Tuy nhiên, các trường và GV chỉ mới công bố cho SV chuẩn đầu ra của học phần được GV biên soạn và nhà trường phê duyệt (đề cương chi tiết học phần) (82,00%). Một số ít SV cũng được biết các tiêu chí về KT, ĐG đƣợc quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và quy định ĐG HSTH do Bộ GD&ĐT công bố (7,42%). Tuy nhiên, khi trao đổi với SV, các tiêu chí và quy định này đƣợc GV giới thiệu trong quá trình tổ chức DH. Điều này chứng tỏ, chƣa có trường/ khoa đào tạo nào thiết kế và công bố chuẩn NL ĐGGD cho SV, mà chủ yếu công bố đề cương chi tiết học phần. Mặt khác, số ít GV cho SV biết được chuẩn nghề nghiệp GVTH, cũng nhƣ cập nhật các quy định ĐG HSTH mới do Bộ GD và ĐT công bố trong quá trình DH.

Xác định mục tiêu là mục đích quan trọng nhất của quá trình DH, đây chính là kim chỉ nam định hướng toàn bộ hoạt động dạy – học theo hướng đã định. Ý kiến của 71 GV về những mục tiêu SV cần đạt khi biên soạn kế hoạch DH, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.4 nhƣ sau:

Số liệu thu đƣợc ở bảng 2.4 cho thấy, các GV khi biên soạn kế hoạch DH quan tâm nhiều nhất tới việc SV đạt mục tiêu nhận thức: hiểu, nhớ, tái hiện kiến thức và mục tiêu phát triển ở SV tƣ duy độc lập, sáng tạo (100%). Bên cạnh đó, các mục tiêu khác cũng được GV chú ý, như: rèn luyện những KN tương ứng với nội dung bài học (87.32%), hình thành ở SV tình cảm nghề nghiệp (83.09%). Riêng mục tiêu hình thành ở SV thái độ, động cơ, sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thì ít đƣợc GV lựa chọn (32.39%), mà trong DH hình thành và phát triển NL rất cần mục tiêu này.

Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng việc xác định mục tiêu của GV khi biên soạn và thực hiện kế hoạch dạy học

T

T Mục tiêu dạy học Mức độ lựa chọn

Số lƣợng Tỷ lệ % Thứ bậc 1. SV hiểu, nhớ và tái hiện đƣợc kiến thức 71 100 1 2. Phát triển ở SV tƣ duy độc lập, sáng tạo 71 100 1 3. Rèn luyện các kỹ năng tương ứng với 62 87.32 3

T

T Mục tiêu dạy học Mức độ lựa chọn

Số lƣợng Tỷ lệ % Thứ bậc nội dung bài học

4. Hình thành ở SV tình cảm nghề nghiệp 59 83.09 4 5. Hình thành ở SV thái độ, động cơ, sự

sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 23 32.39 5

Chúng tôi tiếp tục điều tra 350 SV về việc GV xác định những mục tiêu cần đạt ở SV khi biên soạn và thực hiện kế hoạch DH (mục tiêu này đƣợc GV công bố trước khi học bài mới), kết quả thu được ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5: Ý kiến của SV về việc xác định mục tiêu của GV khi biên soạn và thực hiện kế hoạch dạy học

T

T Mục tiêu dạy học Mức độ lựa chọn

Số lƣợng Tỷ lệ % Thứ bậc 1. SV hiểu, nhớ và tái hiện đƣợc kiến thức 350 100 1 2. Phát triển ở SV tƣ duy độc lập, sáng tạo 331 94,57 2 3. Rèn luyện những kỹ năng tương ứng với

nội dung bài học 302 86,28 4

4. Hình thành ở SV tình cảm nghề nghiệp 324 92,57 3 5. Hình thành ở SV thái độ, động cơ, sự

sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 268 76,57 5

Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5 có chút khác biệt về thứ bậc so với bảng 2.4 đó là mục tiêu hình thành ở SV tình cảm nghề nghiệp xếp thứ 3 (92,57%) và mục tiêu rèn luyện những kỹ năng tương ứng với nội dung bài học xếp thứ 4 (86,28%). Mặt khác, mục tiêu hình thành ở SV thái độ, động cơ, sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đƣợc đánh giá khá cao (76,57%). Điều này có thể nhận thấy quá trình DH để hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV còn có những hạn chế nhất định.

Mặt khác, qua nghiên cứu kế hoạch DH của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” của GV một số trường, chúng tôi nhận thấy:

- Hầu hết các kế hoạch DH của GV tập trung chủ yếu vào mục tiêu kiến thức, ít có mục tiêu về kỹ năng và mục tiêu về thái độ, nhiều mục tiêu bài dạy không có khả năng lượng hóa và đo đạc được.

- Trong kế hoạch DH, ít có các hoạt động yêu cầu SV liên hệ những KT, KN đã học với các hoạt động ĐG thực của GV ở trường tiểu học thông qua những tình huống giả định hay thực tế.

- Kế hoạch giảng DH của GV giữa các trường cũng không có sự đồng nhất, hầu hết tập trung vào việc trình bày nội dung kiến thức, ít tập trung vào việc thiết kế các hình huống và hoạt động học tập của SV, các bước của quá trình lên lớp không rõ ràng, ít có dự kiến về phân bổ thời gian cho từng nội dung.

Về đánh giá mức độ quan trọng các thành tố/ KN của NL ĐGGD cho SV, kết quả thu đƣợc ở các bảng 2.6, 2.7 và 2.8 nhƣ sau:

Bảng 2.6: Ý kiến của giảng viên về mức độ quan trọng các thành tố/ kỹ năng của NL ĐGGD cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học

T

T Thành tố/ kỹ năng Quan trọng Bình thường Ko quan trọng

SL % SL % SL %

1. Kỹ năng lập kế hoạch ĐG 67 94,37 4 5,63 0 0 2. Kỹ năng lựa chọn và phát

triển công cụ ĐG 71 100 0 0 0 0

3.

Kỹ năng thực hiện ĐG và xử lý, phân tích thông tin ĐG thu đƣợc

59 83,10 12 16,90 0 0

4. Kỹ năng sử dụng kết quả

đánh giá 52 73,24 13 18,31 6 8.45

5. Kỹ năng thông báo, phản

hồi kết quả ĐG 46 64,79 22 30,99 3 4.23

6. Kỹ năng nghiên cứu khoa

học ĐGGD ở tiểu học 51 71,83 20 28,17 0 0

Bảng 2.7: Ý kiến của sinh viên về mức độ quan trọng các thành tố/ kỹ năng của NL ĐGGD cho sinh viên

TT Căn cứ Quan trọng Bình thường Koquan trọng

SL % SL % SL %

1. Kỹ năng lập kế hoạch ĐG 103 29,43 221 63,14 26 7,43 2. Kỹ năng lựa chọn và phát

triển công cụ ĐG 321 91,71 29 8,29 0 0

3.

Kỹ năng thực hiện ĐG và xử lý, phân tích thông tin ĐG thu đƣợc

212 60,57 135 38,57 3 0,86

4. Kỹ năng sử dụng kết quả

đánh giá 173 49,43 154 44,00 23 6,57

5. Kỹ năng thông báo, phản

hồi kết quả ĐG 96 27,43 231 66,00 23 6,57

6. Kỹ năng nghiên cứu khoa

học ĐGGD ở tiểu học 63 18,00 220 62,86 67 19,14 Bảng 2.8: Ý kiến của GVTH về mức độ quan trọng các thành tố/ kỹ năng của NL ĐGGD cho sinh viên

TT Căn cứ Quan trọng Bình thường Koquan trọng

SL % SL % SL %

1. Kỹ năng lập kế hoạch ĐG 98 91,59 9 8,41 0 0 2. Kỹ năng lựa chọn và phát

triển công cụ ĐG 105 98,13 2 1,87 0 0

3.

Kỹ năng thực hiện ĐG và xử lý, phân tích thông tin ĐG thu đƣợc

95 88,79 8 7,48 4 3,74

4. Kỹ năng sử dụng kết quả

đánh giá 93 86,92 14 13,08 0 0

5. Kỹ năng thông báo, phản

hồi kết quả ĐG 94 87,85 13 12,15 0 0

6. Kỹ năng nghiên cứu khoa

học ĐGGD ở tiểu học 71 66,36 22 20,56 14 13,08

Qua số liệu điều tra ở bảng 2.6, 2.7 và 2.8, nếu xét trung bình các đối tƣợng đƣợc khảo sát về mức độ quan trọng của các KN, có thể nhận thấy: (1) KN lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá là 94,13%; (2) KN thực hiện ĐG và xử lý, phân tích thông tin ĐG thu đƣợc: 69,32%; (3) KN sử dụng kết quả đánh giá: 60,23%; (4) KN lập kế hoạch đánh giá: 50,76%; (5) KN thông báo, phản hồi kết qủa đánh giá:

44,70% và (6) KN nghiên cứu khoa học đánh giá GD: 35,04%.

Kết quả khảo sát cho thấy GV, SV, GVTH đánh giá rất rất cao KN lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá (94,13%), điều này chứng tỏ quy trình đánh giá KQHT của HSTH còn có nhiều hạn chế và sự cần thiết trong việc xây dựng, điều chỉnh và công bố chuẩn NL ĐGGD cho SV ngành GDTH.

Mặt khác, ở các trường SP hiện nay, các bài học lý thuyết và thực hành được dạy và học tách rời nhau cả về thời gian và địa điểm; thông thường bài học lý thuyết về ĐGGD ở tiểu học được dạy trước, các bài học thực hành vận dụng vào thực tiễn đƣợc tiến hành chủ yếu vào đầu học kỳ 2 của năm cuối khóa học và chủ yếu thực hành những kiến thức về chuyên môn, ít chú ý tới các KN thuộc lĩnh vực đánh giá KQGD của HS. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển NL ĐGGD cho SV.

2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học

Chúng tôi tiếp tục khảo sát sự cần thiết và tính phù hợp của nội dung DH học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” với các chỉ số hành vi của NL ĐGGD cho SV. Các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm:

Tính cần thiết đƣợc tính theo thang điểm chia theo các mức độ từ 1 đến 5 (1- Không cần thiết; 2- Ít cần thiết; 3- Tương đối cần thiết; 4- Cần thiết; 5- Rất cần thiết).

Tính phù hợp đƣợc tính theo thang điểm chia theo các mức độ từ 1 đến 5 (1- Không phù hợp; 2- Ít phù hợp; 3- Tương đối phù hợp; 4- Phù hợp; 5- Rất Phù hợp)

Kết quả thu đƣợc dựa vào điểm trung bình cộng đƣợc tính theo công thức:

Điểm TB: X =

i i i i

n in

5 1 5

1

Trong đó: i là mức điểm từ 1 đến 5

ni là số người đánh giá theo mức điểm i

Chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 71 GV và 350 SV, kết quả khảo nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.9. Ý kiến của GV, SV về sự cần thiết và tính phù hợp của nội dung học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” với các chỉ số hành vi của NL ĐGGD cho SV

TT Các tiêu chí Sự cần

thiết

Tính phù hợp A. Lập kế hoạch đánh giá

1. A1. Xác định đƣợc các yếu tố của kế hoạch ĐGGD của

HS (mục đích, nội dung, phương pháp ĐG...) 4,2 4,0 2. A2. Giải thích đƣợc mối liên hệ giữa các yếu tố của kế

hoạch ĐGGD của HSTH 4,0 3,5

3. A3. Chia sẻ và thống nhất kế hoạch ĐGGD của HS 4,6 4,0 B. Lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá

4. B1. Hiểu biết về công cụ ĐG và lựa chọn đƣợc công cụ

ĐG phù hợp với mục đích, PPĐG và nội dung học tập 4,3 4,0 5. B2. Hiểu về kỹ thuật và biên soạn một số công cụ để ĐG

trong phạm vi lớp học 4,6 4,0

6. B3. Điều chỉnh công cụ ĐG sau khi thử nghiệm để đánh

giá trong phạm vi lớp học 4,3 3,2

C. Thực hiện ĐG và xử lý, phân tích thông tin ĐG thu đƣợc

7. C1. Tổ chức và duy trì thi, kiểm tra, ĐG theo quy chế 4,6 4,2

8. C2. Sử dụng công cụ đánh giá đúng cách 4,5 4,3

9. C3. Xử lý và phân tích đƣợc thông tin ĐG thu đƣợc

(thông tin định lƣợng và thông tin định tính) 4,3 4,0 D. Sử dụng kết quả đánh giá

10. D1. Đƣa ra quyết định đúng đối với HS, nhóm HS; 4,5 3,8

TT Các tiêu chí Sự cần thiết

Tính phù hợp 11. D2. Điều chỉnh hoạt động dạy, giúp HS phát triển; 4,2 3,2

12.

D3. Liên hệ, trao đổi KQĐG của HS để đề xuất điều chỉnh các thành tố của quá trình GD (gồm: KQĐG của lớp với KQĐG trong khối, nhà trường, điều chỉnh chương trình, tài liệu, PPDH, PPĐG KQGD,...).

3,8 4,0

E. Thông báo, phản hồi kết quả đánh giá

13. E1. Xác định đƣợc các thông tin cần thông báo, phản hồi

phù hợp với đối tƣợng liên quan 4,2 3,2

14.

E2. Thực hiện thông báo KQĐG cho các bên liên quan (HS, cha mẹ HS, các cấp quản lí để cải thiện chất lƣợng GD,…);

3,7 3,2

15. E3. Thống nhất đƣợc cách thức thông báo KQĐG phù hợp

với đối tƣợng liên quan. 3,7 3,2

G. Nghiên cứu khoa học đánh giá giáo dục ở tiểu học 16.

G1. Đọc, hiểu và thực hiện những nghiên cứu nhỏ đáp ứng yêu cầu cải thiện hoạt động ĐG KQGD của HSTH trên lớp

3,8 3,5

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy:

Về sự cần thiết: Có 87% các chỉ số hành vi NL ĐGGD cho SV đã xác lập được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, 13% được đánh giá là tương đối cần thiết và không có tiêu chí nào đƣợc đánh giá là không cần thiết hoặc ít cần thiết. Một số chỉ số hành vi đƣợc đánh giá rất cao từ 4.2 đến 4.6 thể hiện mức độ cần thiết và rất cần thiết trong quá trình DH; các chỉ số còn lại đƣợc đánh giá ở mức từ 3.7 đến 4.1, đây là những chỉ số ít đƣợc quan tâm trong quá trình DH và trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, mặc dù các chỉ số này rất cần thiết trong DH hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV.

Về tính phù hợp: Các ý kiến đánh giá ở mức độ thấp hơn so với sự cần thiết.

Có 36,4% chỉ số hành vi đƣợc đánh giá ở mức phù hợp và rất phù hợp, 63,6% chỉ số còn lại được đánh giá là tương đối phù hợp và không có chỉ số nào được đánh giá là không phù hợp hoặc ít phù hợp. Sở dĩ có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa sự cần thiết và tính phù hợp về các chỉ số của NL ĐGGD cho SV là do những người đƣợc hỏi cho rằng một số chỉ số là rất cần thiết, tuy nhiên khi áp dụng vào quá trình đào tạo SV là hết sức khó khăn.

Trao đổi trực tiếp với một số GV và SV, cho thấy:

- Nội dung DH học phần chưa đáp ứng đầy đủ để DH nhằm hình thành cho SV 6 thành tố và 16 chỉ số hành vi nêu trên; ít thuận lợi cho việc thiết kế các hoạt động DH theo hướng phát triển NL ĐGGD cho SV; GV khá vất vả khi thiết kế các nội dung DH thành các nhiệm vụ để SV hoạt động.

- Trong quá trình tổ chức DH, GV chưa quan tâm tới việc hình thành cho SV 3 kỹ năng như: KN lập kế hoạch ĐG, KN sử dụng kết quả ĐG và KN thông báo, phản hồi kết quả đánh giá.

Từ những kết quả trên có thể khẳng định, hầu hết các GV, SV cho rằng nội dung DH của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” ít thuận lợi cho việc DH nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV. Đây là hạn chế chung ở tất cả các trường SP có đào tạo GVTH hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)