Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 154 - 157)

Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.2. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.2.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Kết quả của thực nghiệm dạy học hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV ngành GDTH ở Trường Đại học Hồng Đức và Đại học Hoa Lư, Ninh Bình với các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tổng hợp ở bảng sau (bảng 4.13).

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp phân phối mức độ của Chuẩn NL ĐGGD cho SV

TT Nội dung N Tỷ lệ (%)

Mức 1 Mức 2 Mức 3

1 Trước TN đợt 1 45 71.11 28.89 0

2 Sau TN đợt 1 45 8,89 68,89 22,22

3 Trước TN đợt 2 117 76,07 23,93 0

4 Sau TN đợt 2 117 18,80 44,44 44,44

Từ kết quả bảng 4.9 và các biện pháp điều tra hỗ trợ khác trong quá trình tổ chức dạy học, nhƣ: phiếu trƣng cầu ý kiến GV và CBQL, SV và các cơ sở sử dụng SVTN ngành GDTH. Chúng tôi rút ra một số nhận xét về kết quả thực nghiệm, cụ thể nhƣ sau:

- Trước thực nghiệm, NL ĐGGD ban đầu của SV chủ yếu ở mức 1 (mức dưới chuẩn NL). Sau quá trình thực nghiệm, NL ĐGGD của SV cao hơn và đạt chủ yếu ở mức 2 và 3.

+ Sau qúa trình học tập, SV không chỉ có kiến thức về ĐGGD ở tiểu học mà họ còn có khả năng thực hiện đƣợc các công việc của GVTH theo chuẩn nghề nghiệp và quy định đánh giá HSTH.

+ Kiến thức SV lĩnh hội sâu sắc hơn, điều này thể hiện ở việc SV có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực trong các bài học để giải quyết tốt các công việc ĐGGD HSTH trong dạy học thực tế ở trường tiểu học.

+ Các kiến thức về ĐGGD của HS đƣợc dạy học tích hợp với nhau trong một bài học và liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các công việc nghề nghiệp nên SV có điều kiện áp dụng, củng cố ngay tức thời. Vì vậy, sau thực nghiệm SV có KT, KN sâu sắc và bền vững hơn.

+ Trong mỗi bài học đều có những ví dụ hay có những tình huống giả định trong thực tế ĐGGD của HS ở trường tiểu học và việc dạy học là tổ chức các hoạt động để giải quyết các công việc đó. Do đó, khi kết thúc mỗi bài học đều có sản phẩm học tập của SV, điều này tạo nên sự hứng thú cho SV trong quá trình tổ chức dạy học.

+ Do SV được biết Chuẩn NL ĐGGD trước khi học nên việc chuẩn bị các điều kiện học tập và tâm thế học tập của SV rất tốt. Họ hoàn toàn chủ động trong việc tự tổ chức hoạt động học tập để đạt chuẩn NL theo cách riêng của mình.

+ Các tiêu chí chất lƣợng và điều kiện đánh giá KQHT đƣợc công bố cho SV trước mỗi bài học nên trong suốt quá trình học tập SV có điều kiện để đối chiếu kết quả đạt đƣợc với các tiêu chí của Chuẩn NL, qua đó điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp nên quá trình hình thành và phát triển NL diễn ra nhanh hơn.

+ Kết quả thực nghiệm cũng đã khẳng định rằng SV đạt đến chuẩn NL ĐGGD nhanh, ổn định và bền vững hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy hầu hết các ý kiến về các thành tố, chỉ số hành vi và các tiêu chí chất lƣợng của chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH là cần thiết và phù hợp.

KQHT của SV qua hai lần thực nghiệm là ổn định và đạt mức 2, 3 trong Chuẩn NL ĐGGD. Điều này khẳng định, quá trình tổ chức DH học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” có áp dụng các biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SV ở các trường SP có đào tạo GVTH mà đề tài đề xuất là phù hợp và khả thi.

Kết quả ĐG và quan sát thái độ của SV cho thấy: sau thực nghiệm, SV có kiến thức về ĐGGD vững vàng, thực hiện đúng quy trình ĐG KQGD của HSTH, đạt chuẩn NL. Các kiến thức đƣợc dạy và học tích hợp với nhau trong một bài học và liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các công việc nghề nghiệp nên họ có điều kiện để áp dụng, củng cố ngay tức thời. Vì vậy, SV hiểu kiến thức sâu sắc và bền vững hơn.

Mỗi bài học là những hoạt động liên quan đến nghề nghiệp sau tốt nghiệp và việc dạy học là tổ chức các hoạt động để giải quyết các công việc đó gắn liền với các mức độ của Chuẩn NL ĐGGD cho SV, điều này giúp SV tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

Thông qua quan sát và phỏng vấn cho thấy SV hứng thú với hoạt động học tập theo định hướng phát triển NL mà GV tổ chức. Họ không bị thúc ép về thời gian nên chủ động hơn trong việc lựa chọn PP để đạt mục tiêu cá nhân.

Kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra. Việc áp dụng các biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SV ở các trường SP có đào tạo GVTH đã có hiệu quả bước đầu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo GVTH ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)