Chuỗi giá trị ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 40 - 44)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

2.1. Lý thuyết chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành thủy sản xuất khẩu

2.1.2. Chuỗi giá trị ngành thủy sản

Chuỗi giá trị ngành thủy sản nói chung và ngành thủy sản xuất khẩu nói riêng đều bao gồm các hoạt động hỗ trợ và các hoạt động cơ sở. Các hoạt động cơ sở về hậu cần đầu vào như cơ sở cung cấp nguyên liệu nuôi giống, nuôi trồng thủy sản tập trung, các cơ sở sản xuất nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản và các cơ sở cung cấp dịch vụ chữa bệnh cho thủy sản.

Hoạt động chế biến bao gồm cơ sở sơ chế thủy sản và chế biến sâu các thủy sản xuất khẩu. Hoạt động hậu cần đầu ra bao gồm sản xuất và cung cấp bao bì, đóng gói và ghi nhãn hàng thủy sản theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu. Thành phẩm phải được bảo quản, vận chuyển và giao cho nhà nhập khẩu đúng qui trình và thời hạn.

Cùng với các vấn đề đó, hậu cần đầu ra còn gắn với vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản của các doanh nghiệp và định vị các thương hiệu đó. Hoạt động marketing và bán hàng trong chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu gồm các vấn đề về khảo sát thị trường xuất khẩu, tìm các đối tác nhập khẩu, các công ty kinh doanh nhập khẩu hoặc các siêu thị phân phối hàng thủy sản trên thị trường nước ngoài, xây dựng các quan hệ với đối tác nhập khẩu. Trên cơ sở đó từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thủy sản hoặc thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Các hoạt động hỗ trợ của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu gồm cơ sở hạ tầng nguồn nguyên liệu với các vấn đề quy hoạch vùng nuôi con giống, vùng nuôi trồng nguyên liệu thủy sản, vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn và sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Hoạt động cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực gồm các vấn đề đào

tạo nguồn nhân lực tại chỗ và tập trung, xây dựng các bộ chuẩn về năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành, xây dựng các quan hệ với các đơn vị đào tạo và cung cấp nhân lực có chất lượng cao để đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và của ngành thủy sản. Hoạt động cơ sở hạ tầng khoa học - công nghệ của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu gồm các vấn đề nghiên cứu và phát triển nhằm tìm ra những mô hình quản trị mới, những phương thức mới trong nuôi trồng, đánh bắt – chế biến – xuất khẩu. Một vấn đề không kém phần quan trọng trong hoạt động hỗ trợ hạ tầng khoa học công nghệ cho chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu là chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu được mô tả ở Hình 2.2.

Hình 2.2. Chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu

(Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, chuỗi giá trị thuỷ sản 2016) Cơ sở hạ tầng nguyên liệu: Nuôi con giống, nuôi trồng thủy

sản, cơ sở sản xuất nguyên liệu và thức ăn cho nuôi thủy sản,...

Cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực: Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân lực tại chỗ và tập trung cho ngành,...

Cơ sở hạ tầng khoa học – công nghệ: Hoạt động nghiên cứu và phát triển thủy sản, các cơ sở nghiên cứu thí nghiệm độc lập,...

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp: Các ngân hàng, cơ quan chứng nhận chất lượng, công ty bảo hiểm,...

Nhà sản xuất thức ăn Sản xuất thức ăn Sản xuất thuốc thủy sản

Cơ sở nuôi trồng thủy sản

Cung cấp nguyên liệu cho đánh bắt thủy sản

sản

Ngư dân đánh bắt thủy sản

Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu

Người tiêu dùng

Hoạt động dịch

vụ khách hàng

Hình 2.2. Cho thấy chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu bao gồm các hoạt động hỗ trợ và hoạt động cơ sở. Các hoạt động cơ sở là trung tâm của tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu hiện nay. Trong tái cơ cấu các hoạt động cơ sở cần phải giải quyết liên kết dọc và liên kết ngang của từng hoạt động.

2.1.2.1. Liên kết dọc của chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản

Liên kết dọc của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu gồm liên kết giữa các cơ sở trong một khâu hoạt động của chuỗi và liên kết giữa các cơ sở của các khâu hoạt động khác nhau trong một chuỗi. Các mối liên kết này thể hiện ở hình 1.3

Hầu hết các mối quan hệ trong liên kết dọc của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu là quan hệ hợp đồng, các cơ sở (doanh nghiệp) mua bán các yếu tố đầu vào và đầu ra cần thiết theo chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại giá trị cho khách hàng. Gắn kết hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hậu cần như vận chuyển, đóng gói, lưu kho và bảo quản các loại nguyên liệu và sản phẩm thủy sản chế biến.

Hình 2.3. Liên kết dọc của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu

(Nguồn:Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, chuỗi giá trị thuỷ sản 2016) Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực khác nhau sẽ liên kết trong một chuỗi trên cơ sở chuyên môn hóa từng hoạt động từ đầu vào cho đến đầu ra và dịch vụ khách hàng. Thông qua chuỗi liên kết sẽ góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như sức cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề đặt Cơ sở

cung cấp đầu vào cho nuôi

trồng, đánh bắt

Cơ sở nuôi trồng và ngư dân đánh bắt

Cơ sở chế biến thủy sản

xuất khẩu

Cơ sở cung cấp đầu vào cho đóng

gói, bảo quản Cơ sở đóng gói,

bảo quản

Cơ sở xuất khẩu trong nước

Cơ sở nhập khẩu nước ngoài

Vận chuyển, giao nhận thủy sản

ra là từng doanh nghiệp và toàn ngành thủy sản phải tái cơ cấu theo hướng đủ năng lực đảm nhiệm một hoặc một số hoạt động trong chuỗi và tối đa hóa lợi nhuận thông qua định vị trong chuỗi. Những doanh nghiệp nào không thể tái cơ cấu để tham gia liên kết dọc trong chuỗi sẽ tái cơ cấu theo phương thức sát nhập với doanh nghiệp khác hoặc được mua lại bởi các doanh nghiệp có năng lực trong ngành.

2.1.2.2. Liên kết ngang của chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản

Liên kết ngang trong chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu bao gồm liên kết giữa các cơ sở trong cùng một khâu hoạt động tạo ra giá trị và liên kết trong cùng một doanh nghiệp. Mô hình liên kết ngang thể hiện ở hình 2.4

Hình 2.4. Liên kết ngang của các khâu hoạt động trong chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu (Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, chuỗi giá trị thuỷ sản 2016) 2.1.2.3. Liên kết ngang trong hoạt động hậu cần đầu vào.

Liên kết ngang trong hoạt động hậu cần đầu vào là giữa các cơ sở cung cấp thức ăn cho thủy sản, cung cấp các loại thuộc thủy sản và các cơ sở nuôi giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản nguyên liệu. Các cơ sở này thường là doanh nghiệp độc lập nên mối quan hệ là quan hệ hợp đồng mua bán. Một số doanh nghiệp tổ chức theo liên kết ngang sẽ hoạt động trong một số lĩnh vực như liên kết sản xuất thức ăn với nuôi trồng. Liên kết ngang trong hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu được thực hiện giữa các doanh nghiệp cung cấp đầu vào đóng gói và nguyên liệu phụ cho chế biến thủy sản với doanh nghiệp chế biến và đóng gói thành phẩm. Đây là liên kết ngang chủ yếu, phổ biến của khâu chế biến thủy sản xuất khẩu. Về nguyên lý, các doanh nghiệp chế biến thủy sản có thể tự tổ chức doanh nghiệp hoặc bộ phận

Hậu cần đầu vào Thức ăn thủy sản Nuôi con

giống

Nuôi thủy sản Thuốc thủy sản

Chế biến thủy sản Cung cấp bao bì, vật liệu

đóng gói

Chế biến thủy sản

Đóng gói thành phẩm

Hậu cần đầu ra (cơ sở độc lập) Sản xuất bao bì, vật

liệu đóng gói Đóng gói, ghi nhãn

Lưu kho

sản xuất bao bì và nguyên liệu cho chế biến và đóng gói thành phẩm để xuất khẩu nhưng do sự khác biệt về kỹ thuật và hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ nên rất ít doanh nghiệp chế biến thủy sản tổ chức hoạt động này.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản tự thực hiện các hoạt động hậu cần đầu ra nhưng cũng nhiều doanh nghiệp chỉ chuyên chế biến và thuê ngoài các hoạt động hậu cần đầu ra như sản xuất bao bì, đóng gói và bảo quản thành phẩm thủy sản trước khi xuất khẩu. Nếu các hoạt động hậu cần đầu ra được thực hiện bởi các doanh nghiệp độc lập thì liên kết ngang được thực hiện giữa các bộ phận của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần chế biến thủy sản.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)