Giải pháp tái cơ cấu tham gia các hoạt động cơ sở

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 141 - 152)

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

4.2. Giải pháp hoàn thiện tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu nhằm tham

4.2.1. Giải pháp tái cơ cấu tham gia các hoạt động cơ sở

4.2.1.1. Tái cơ cấu các hoạt động hậu cần đầu vào cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu

Hoạt động hậu cần đầu vào bao gồm các vấn đề về khai thác và nuôi trồng thủy sản, bảo quản các loại thủy sản, vận tải thủy sản từ cơ sở khai thác và nuôi trồng đến cơ sở chế biến,... là những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. Bảo đảm nguyên liệu về số lượng và chất lượng là vấn đề đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện ngay một số biện pháp cơ bản sau:

- Về khai thác thủy sản

Trước hết, tăng cường thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tàu, từng bước đầu tư đóng mới đội tàu chuyên môn cung cấp các dịch vụ ngoài khơi để bảo quản,

vận chuyển sản phẩm thủy sản. Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cảng, chợ thủy sản để thay đổi công nghệ bảo quản sau khai thác. Cần đặt mục tiêu giảm tổn thất sau thu hoạch đối với khai thác hải sản từ trên 20% hiện nay xuống mức thấp hơn nữa. Song song với điều đó, cần khuyến khích và tăng cường mối quan hệ hợp tác, điều phối giữa các tàu đánh bắt xa bờ. Biện pháp này giúp giảm chi phí nhiên liệu, thông tin về ngư trường, thị trường và đảm bảo có sự ứng cứu lẫn nhau. Nguồn tài chính cho khai thác thủy sản xuất khẩu đang khó khăn, nhất là trong điều kiện suy thoái kinh tế. Vì vậy, trong chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất, cần ưu tiên cho vay đối với các dự án đóng mới các con tàu hiện đại, vỏ sắt, công suất lớn. Các dự án cải thiện các thiết bị hoa tiêu, dò tìm luồng cá và áp dụng các phương pháp đánh bắt hiện đại đạt các chuẩn về an toàn đánh bắt xa bờ và an toàn cho ngư dân làm việc trên tàu. Các dự án tư vấn kỹ thuật để cải thiện các động cơ, đầu tư thêm thiết bị phụ trợ cho hoạt động đánh bắt cần ưu tiên về vốn và đào tạo nhân lực. Lâu nay, sự phối hợp giữa ngư dân và các nhà khoa học chưa chặt chẽ, nên sắp tới phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về hoạt động khai thác xa bờ của các viện nghiên cứu hải sản, cải thiện quy trình phổ biến thông tin giữa các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngư dân nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về ngư trường, đàn cá, mùa vụ và ngư cụ sử dụng cho hoạt động khai thác xa bờ. Biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu thông qua hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng ổn định sản lượng khai thác ven bờ, phát triển khai thác xa bờ nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng thủy sản có giá trị xuất khẩu, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của thị trường thế giới.

Thứ hai, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng giảm tàu thuyền có công suất dưới 30CV, tăng tàu thuyền có công suất từ 30CV trở lên hoạt động khai thác hải sản ở vùng lộng, vùng khơi. Phát triển mạnh mẽ các mô hình liên kết chuỗi sản xuất, phân phối, giảm thiểu dần đầu mối trung gian, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát an toàn thực phẩm. Tổ chức lại sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị từ sản xuất/khai thác, chế biến; thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản.Tăng tỷ lệ sản phẩm có liên kết, hợp tác theo chuỗi trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản (từ 20% trở lên). Tăng vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp vào sản xuất, chế biến, kinh doanh thủy sản từ 20%/năm.

Thứ ba, xây dựng mô hình khoa học –công nghệ, mô hình tổ chức quản lý sản xuất, khai thác hải sản và triển khai áp dụng rộng rãi, kịp thời các mô hình hiệu quả vào sản xuất thông qua chương trình khuyến ngư. Áp dụng các công nghệ số, viễn thám, sử dụng vệ tinh để theo dõi, quản lý nguồn lợi hải sản và tàu khai thác hải sản. Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu tàu đánh cá, nghiên cứu vật liệu mới, tìm phương án vật liệu thích hợp (kỹ thuật, kinh tế, môi trường) để thay thế vỏ tàu gỗ cho các loại tàu đánh cá hiện nay. Cần khuyến khích ngư dần tăng cường đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, nâng cao năng lực trong việc đầu tư hạ tầng để ngư dân yên tâm bám biển, khai thác được nhiều nguyên liệu. Đồng thời, quản lý chặt chẽ hệ thống nậu vựa, tiến tới xây dựng chợ đầu mối gắn với hình thành sàn đấu giá để quản lý tốt thị trường nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản. Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát sử dụng hoá chất kháng sinh trong bảo quản, sơ chế thủy sản tại các cơ sở nuôi, tàu cá, cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản. Trên cơ sở đó, để đến năm 2020 có hơn 90% sản phẩm thủy hải sản được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Chính phủ cũng cần sớm đàm phán với các nước trong khu vực (Indonesia, Malaysia,...) để ký hiệp định hợp tác đánh bắt, khai thác thủy sản để bà con ngư dân có điều kiện khai thác đánh bắt tại các vùng biển giàu tiềm năng này.

- Về vấn đề nuôi trồng thủy sản

Hoàn thiện hệ thống nghiên cứu phát triển giống và hệ thống sản xuất giống thủy sản sạch bệnh. Nâng cấp các Trung tâm giống quốc gia nhằm nghiên cứu chọn tạo giống mới có chất lượng cao, kháng bệnh. Tiếp tục đầu tư các khu sản xuất giống tập trung để đảm bảo điều kiện sản xuất giống hiện đại và kiểm soát được chất lượng giống.

Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, tập trung vào công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch bệnh, các giống nuôi chủ lực; hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng nước ngọt, nước lợ và nuôi biển; nghiên cứu bệnh thủy sản, quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; thuốc ngư y, công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Phổ biến áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với các đối tượng nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.

Kết hợp các nghiên cứu trong nước, hợp tác quốc tế nghiên cứu sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi mới, hải đặc sản quí hiếm, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển nuôi biển.

Nghiên cứu sản xuất chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.

Thị trường thế giới có nhu cầu cao các thủy sản biển nên cần đầu tư vào lĩnh vực nuôi thủy sản trên biển, hải đảo nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương ven biển. Đưa nghề nuôi thủy sản trên biển, hải đảo thành một ngành chủ lực, cùng phát triển với nuôi trên đất liền. Để thúc đẩy nuôi thủy sản, cần tập trung giải quyết các vấn đề:

- Về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nuôi thủy sản xuất khẩu phải được thúc đẩy trên các khía cạnh: (1) Hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, thực hiện nuôi sạch, bảo vệ môi trường.

Các vùng nuôi tập trung là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho chế biến xuất khẩu. Vấn đề tích tụ đất đai và mặt nước cho các khu nuôi công nghiệp tập trung cũng cần phải được giải quyết thông qua các chính sách mới trong nông nghiệp; (2) Phát triển mạnh nuôi thuỷ sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng nuôi thủy sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng; (3) Cùng với các doanh nghiệp nuôi thủy sản, cần chú trọng phát triển các mô hình trang trại nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra.

- Về giống thủy sản.

Chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng con giống và các cơ sở sản xuất giống. Cần thông qua các biện pháp quản lý môi trường để kiểm soát chặt chẽ qui trình sản xuất giống thủy sản, tiến tới tạo và duy trì nguồn giống thủy sản chất lượng cao. Triển khai các dự án sản xuất giống tập trung theo qui trình chặt chẽ để cung cấp cho các doanh nghiệp và hộ nông dân.

Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng sản xuất và cung cấp giống thủy sản nhỏ lẻ, tự phát, chất lượng thấp. Triển khai các chương trình sản xuất giống nhằm khai

thác nguồn gen bản địa và các giống nhập khẩu phục vụ tốt việc đa dạng hoá sản phẩm nuôi. Kết hợp phát triển nuôi với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sản xuất đủ giống sạch. Xây dựng các cơ sở thí nghiệm nghiên cứu sản xuất những giống mới gắn với bảo tồn giống tự nhiên. Đây là hướng chính để kết hợp khoa học công nghệ với sản xuất và xuất khẩu.

- Về thức ăn cho thủy sản.

Nâng cấp các cơ sở sản xuất thức ăn hiện có để bảo đảm sản xuất thức ăn sạch đồng thời đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thức ăn mới có qui trình công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sạch trong nông nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về thức ăn cho nuôi thủy sản xuất khẩu phù hợp với hệ thống qui trình đánh giá của các tổ chức quốc tế. Các cơ quan quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần tăng cường kiểm tra để khắc phục việc cho các chất bị cấm vào thức ăn thủy sản. Các doanh nghiệp và hộ nuôi thủy sản khi ký hợp đồng mua thức ăn thủy sản cần qui định rõ thành phần các chất và kiểm tra khi giao nhận.

Hậu cần cho nuôi thủy sản trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp, sản xuất bột cá để tiến đến tự đáp ứng 100% nhu cầu thức ăn cho nuôi thủy sản trên biển. Vấn đề là phải nhập khẩu công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý gắn với cung cấp các loại thiết bị, các công nghệ nuôi thủy sản mới cho các doanh nghiệp và các hộ nông dân. Nhà nước cần hỗ trợ vốn ưu đãi lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng để thực hiện giải pháp này.

- Về vận tải nguyên liệu thủy sản.

Thủy sản nhập khẩu để chế biến đòi hỏi phải được quản lý chất lượng đồng bộ, trong đó vấn đề vận tải không đáp ứng yêu cầu đã làm cho chất lượng nguyên liệu thủy sản để chế biến giảm nghiêm trọng trong thời gian qua. Để giải quyết vấn đề này cần nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải nguyên liệu thủy sản đủ về số lượng. Đội tàu này có thể hoạt động theo cơ chế dịch vụ hậu cần nghề cho các tàu khai thác xa bờ, kể cả sơ chế thủy sản trước khi đưa vào bảo quản. Vận tải trên bộ cũng cần nhanh chóng có các phương tiện vận tải chuyên dùng cho thủy sản, được

tổ chức hoạt động chuyên môn hóa thay thế cho các phương tiện vận tải của các doanh nghiệp chế biến hiện nay. Trên các phương tiện vận tải, cần trang bị các thiết bị và công nghệ mới để bảo vệ các loại nguyên liệu thủy sản về chất lượng, chống vi khuẩn, chống việc sử dụng phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm để bảo quản.

- Về bảo quản thủy sản.

Bảo quản là khâu quan trọng để duy trì số lượng và bảo đảm chất lượng trong hậu cần đầu vào cho thủy sản xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng. Hiện nay, ở Việt Nam, vấn đề bảo quản yếu cả ở khu vực bảo quản thức ăn nuôi thủy sản và bảo quản nguyên liệu thủy sản đầu vào. Thức ăn nuôi thủy sản đang được bảo quản dưới dạng thành phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất và khi bán cho các doanh nghiệp và hộ nuôi thủy sản thì được bảo quản ngay tại các cơ sở.

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất thức ăn nuôi thủy sản không có kho bảo quản thành phẩm theo đúng tiêu chuẩn nên các động vật như chim, chuột, các loại côn trùng,... đều có ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn. Các cơ sở nuôi thủy sản không có kho bảo quản và dự trữ thức ăn đúng tiêu chuẩn ngay tại nơi sản xuất, nên thức ăn thường bị suy giảm về chất lượng. Về bảo quản nguyên liệu thủy sản, hiện nay, do thiếu kiến thức và phương tiện nên ngư dân thường sử dụng các loại hóa chất trong bảo quản, khi khai thác dài ngày ở ngư trường xa bờ. Các loại thủy sản thu hoạch sau khi nuôi cũng nhiễm những loại hóa chất bảo quản bị cấm trong vận chuyển. Để bảo đảm nguyên liệu thủy sản sạch cho chế biến, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Một giải pháp đã đề cập ở trên là cần có những đội tàu chuyên dùng thực hiện dịch vụ hậu cần trên các ngư trường để mua, bảo quản và vận chuyển thủy sản nguyên liệu. Thực hiện các chương trình khuyến nông để ngư dân có thể vay ưu đãi vốn nhằm bảo quản thủy sản nguyên liệu trước khi chế biến. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cần xây dựng các kho bảo quản nguyên liệu thủy sản đúng tiêu chuẩn. Ngành thủy sản cần kết hợp xây dựng các cảng gắn với xây dựng các kho bảo quản thủy sản trước chế biến. Trong bảo quản, cũng cần chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Chính phủ, thông qua các cơ quan quản lý ngành thủy sản, cần hỗ trợ các địa phương thực hiện việc áp dụng các quy trình kiểm soát việc sử dụng các chất kháng sinh bị cấm, ngăn cản việc đưa tạp chất vào nguyên liệu

thuỷ sản và việc ngâm nước nhằm gian lận thương mại. Đồng thời, các cơ quan chức năng phải tiến hành giám sát thường xuyên đối với các doanh nghiệp để ngăn chặn tình trạng tôm bơm nước.

- Về nhập khẩu thức ăn và thủy sản nguyên liệu.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất mặt hàng tinh chế, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần chủ động gắn kết công tác chế biến với xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh liên kết theo hợp đồng giữa nhà máy với người khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Do vậy, để thực hiện được việc này, cần sự vào cuộc của ngành chức năng, cụ thể là ngành nông nghiệp và các tổ chức hiệp hội nhằm gắn kết các bên, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm như lâu nay. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp phải kết hợp với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi và làm cầu nối để doanh nghiệp - ngư dân liên kết với nhau trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững, phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu.

Hiện nay, nguồn thức ăn cho nuôi thủy sản trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cả ở góc độ nguyên liệu chế biến thức ăn và thức ăn chế biến. Vừa để bảo hộ cho các nhà sản xuất thức ăn trong nước, vừa bảo đảm nhập khẩu đúng số lượng và chất lượng thức ăn từ bên ngoài, chính phủ cần sử dụng các hàng rào kỹ thuật đối với nhập khẩu nguyên liệu chế biến và thức ăn nuôi thủy sản. Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nguyên liệu nhập khẩu cho chế biến thức ăn chăn nuôi nói chung, chế biến thức ăn nuôi thủy sản nói riêng. Các tiêu chuẩn trong hệ thống này cần được nâng cao và đủ sức thanh lọc nguồn nguyên liêu và thức ăn nhập khẩu.

Thứ hai, cần qui định các đầu mối nhập khẩu thức ăn nuôi thủy sản đạt chuẩn. Các doanh nghiệp đầu mối này sẽ đóng vai trò điều tiết thị trường thức ăn nuôi thủy sản xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng. Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đang là vấn đề nổi lên hiện nay. Do bị chi phối bởi lợi thế so sánh về khả năng nuôi và khai thác một số loài thủy sản nhất định, nên việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến đang tăng lên. Giải pháp cho vấn đề này trước hết là cung cấp các thông tin về thị trường nguyên liệu để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc nhập khẩu nguyên liêu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 141 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)