Những kiến nghị nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 156 - 160)

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

4.2. Giải pháp hoàn thiện tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu nhằm tham

4.3.2. Những kiến nghị nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

4.3.2.1. Những giải pháp chính sách của chính phủ

Dưới góc độ ban hành các chính sách để thúc đẩy tái cấu trúc ngành hàng thủy sản xuất khẩu, chính phủ cần sớm ban hành những chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược thị trường. Các chính sách ban hành kịp thời sẽ góp phần điều chỉnh tư duy trong quá trình tái cơ cấu chuyển từ chỗ sản xuất và marketing các sản phẩm thủy sản chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế so sánh sang sản xuất và marketing dựa trên nhu cầu của nhóm thị trường mục tiêu và năng lực thực hiện.

Chính phủ cũng không nên ban hành các chính sách chỉ điều chỉnh được hoạt động trong từng khâu riêng rẽ của chuỗi giá trị mà cần phải có những chính sách tác động đồng bộ đến nhiều hoạt động ở nhiều khâu của chuỗi giá trị.

4.3.2.2. Hỗ trợ từ các hiệp hội ngành hàng

Nông dân, thậm chí doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản xuất khẩu có qui mô không lớn, vốn ít, do vậy khả năng trực tiếp vươn ra thị trường là khó khăn. Chính phủ cần có sự hỗ trợ để hình thành nhóm cùng có nhiều hoạt động tương đồng. Các hiệp hội theo từng ngành hàng cụ thể và tạo ra những chế tài cần thiết để thúc đẩy tái cơ cấu. Hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản cần gắn với những tiêu chuẩn, những thang đo thị trường nhất định.

Các hiệp hội ngành hàng cũng thực hiện giám sát doanh nghiệp. Các hiệp hội cũng cần phát huy chức năng định hướng thị trường để tái cơ cấu đạt được mục tiêu định hướng thị trường.

Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức khuyến nông. Các tổ chức này cần được quan tâm đầu tư để chuyên nghiệp hóa công tác khuyến nông. Trước đây khuyến nông đào tạo nông dân, hỗ trợ nông dân kỹ thuật một cách phổ thông. Bây giờ, cần đi vào các trọng điểm theo những mục tiêu cụ thể của tái cơ cấu đối với từng ngành, từng sản phẩm cụ thể.

4.3.2.3. Đóng góp từ các trung tâm và viện nghiên cứu

Các trung tâm, viện nghiên cứu sẽ tham gia nghiên cứu hoặc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trông lựa chọn con giống, các yếu tố đầu vào phù hợp để nâng cao năng suất.

Với năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng, các cơ quan nghiên cứu sẽ hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp liên kết các hoạt động thông qua chuỗi để tái cấu trúc luôn gắn kết với nhau.

Tiểu kết chương 4

Để tái cơ cấu ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công, chương 4 đã tập trung làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, đề xuất quan điểm và định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản việt nam xuất khẩu. Ba nguyên tắc cơ bản là phải dựa trên nền tảng lý thuyết về tái cơ cấu và chuỗi giá trị toàn cầu, dựa trên luật thương mại quốc tế và sự kết hợp giữa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia với nhu cầu của thị trường thế giới. Từ các nguyên tắc đó, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ: (i) Tái cơ cấu nhằm phát triển thành ngành sản xuất lớn, công nghệ hiện đại; (ii) Tái cơ cấu phải khai thác được lợi thế so sánh của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường; (iii) Trong qúa trình tái cơ cấu, cần phải có chính sách ưu đãi phù hợp với đặc điểm của ngành thủy sản; (iv) Tạo điều kiện để nông dân tham gia vào tái cơ cấu, bảo đảm lợi ích của nông dân, không để nông dân bị gạt ra ngoài qúa trình tái cơ cấu; (v) Trong qúa trình tái cơ cấu, cần kết hợp nhiều mục tiêu, trong đó việc tham gia chuỗi cung ứng thủy sản trên thị trường toàn cầu gắn với phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng nhất; (vi) Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu cần gắn với đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất hoạt động của từng doanh nghiệp trong chuỗi và hiệu suất của toàn chuỗi; (vii) Tái cơ cấu cần gắn với thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế nội ngành thủy sản để bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn; (viii) Tái cơ cấu cần tăng cường hợp tác công tư (PPP) để từng bước chuyển đội nông dân thành công nhân nông nghiệp.

Thứ hai, định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gắn với phát huy tiềm năng sẵn có, kết hợp phát triển các vùng công nghiệp thủy sản tập trung; Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nhưng tập trung nguồn lực để tăng tỷ trọng sản phẩm thủy sản chế biến sâu; Thúc đẩy khai thác xa bờ kết hợp khai thác ven bờ để tận dụng tốt thế mạnh kinh tế biển.

Thứ ba, trên nguyên tắc và định hướng đã nghiên cứu, luận án tập trung đề xuất các giải pháp tái cơ cấu ngành hàng thủy sản nhằm khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Tái cơ cấu các hoạt động cơ sở trên cả chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu để tạo sự gắn kết giữa các hoạt động từ đầu vào đến

khi sản phẩm đạt đến tay người tiêu dùng đồng thời, cũng tập trung vào các giải pháp tái cơ cấu ngay trong từng khâu hoạt động để tạo liên kết ngang và liên kết dọc từ hậu cần đầu vào, hoạt động chế biến, hậu cần đầu ra, marketing và bán hàng đến dịch vụ sau bán hàng. Giải pháp tái cơ cấu dựa trên các hoạt động hỗ trợ tập trung vào xây dựng các chính sách quản lý ngành nhằm thúc đẩy tất cả các hoạt động của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu. Các chính sách sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh cho thủy sản xuất khẩu. Xây dựng khung pháp lý để tạo hành lang cho các ngư dân và doanh nghiệp ngành thủy sản khai thác được các nguồn lực để tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Tái cơ cấu các hoạt động hỗ trợ cũng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá nhằm đảm bảo các hoạt động hậu cần đầu ra thực hiện tốt nhất với chi phí thấp nhất. Tạo vùng kinh doanh thủy sản tập trung cũng là giải pháp tái cơ cấu các hoạt động hỗ trợ nhằm gắn kết các hoạt động của chuỗi giá trị ngay trong từng vùng trọng điểm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ tư, để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu cần có nguồn lực cần thiết, Luận án cho rằng cần tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả 5 nguồn lực cơ bản là nguồn lực tài chính, chủ yếu là vấn đề vốn cho tái cơ cấu và phát triển; khai thác nguồn lực tự nhiên tối ưu để vừa đạt được hiệu quả mong muốn vừa duy trì và phát triển nguồn lực tự nhiên của ngành thủy sản; nguồn lực con người từ ngư dân đến các nhà chuyên môn và quản trị doanh nghiệp; nguồn lực kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản trị ngành để nâng cao khả năng cạnh tranh và củng cố vị trí khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; nguồn lực thị trường thông qua khai thác thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng.

Cuối cùng, chương 4 đã đề xuất một số khuyến nghị với chính phủ, các hiệp hội ngành hàng, các trung tâm và viện nghiên cứu nhằm phát huy vai trò của của các cơ quan này trong qúa trình thực hiện tái cơ cấu ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)