Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam trong tái cấu trúc để tham gia chuối giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 61 - 64)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để

2.5.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam trong tái cấu trúc để tham gia chuối giá trị toàn cầu

- Một là, cần tăng cường hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trường thuỷ sản cho ngư dân, đánh giá đúng mức tác động của việc gia nhập WTO đối với sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản.

- Hai là, hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nuôi trồng thuỷ sản cũng cần có những thay đổi theo hướng thị trường, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xuất khẩu,...

đặc biệt ưu tiên phát triển các lợi thế so sánh, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thuỷ sản và bảo đảm cho ngư dân tiếp cận với đầu vào quan trọng với chất lượng cao và giá thấp.

- Ba là, tăng cường năng lực của hiệp hội thuỷ sản. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tập trung sản xuất có quy mô nhỏ lẻ khác nhau thành quy mô lớn hơn, tăng khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam

- Bốn là, nghiên cứu áp dụng phương pháp quy hoạch không gian phát triển bền vững ngành thủy sản, trong đó chú trọng quy hoạch theo phát triển hàng hóa, tập trung và quan tâm tới các ngành sản xuất và dịch vụ phụ trợ (sản xuất giống, thức ăn, chế phẩm sinh học) và công nghệ chế biến, xuất khẩu thủy sản.

- Năm là, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, thu hút lực lượng khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản.

- Sáu là, hoàn chỉnh, tái cấu trúc lại các tổ hợp tác theo hướng doanh nghiệp xã hội như của Indonesia và Thái Lan để có thể tranh thủ sự đầu tư của các doanh nghiệp đồng thời chủ động trong kinh doanh và hoạch toán thu chi.

- Bảy là, cải thiện lại tiêu chuẩn VietGap theo hướng đơn giản và từng bước cập nhật để người nuôi dễ thực hiện.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của của vấn đề tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu dựa trên chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.

Lý thuyết chuỗi giá trị của M. Porter đã được nghiên cứu dưới góc độ các hoạt động hỗ trợ và hoạt động cơ sở. Các hoạt động hỗ trợ gắn kết với hoạt động cơ sở và tạo ra giá trị cho khách hàng một cách gián tiếp. Các hoạt động cơ sở gồm 05 loại hoạt động nối tiếp nhau và tương tác với các hoạt động hỗ trợ để tạo ra giá trị khách hàng một cách trực tiếp. Chuỗi giá trị ngành thủy sản cũng bao gồm các hoạt động hỗ trợ và các hoạt động cơ sở. Các hoạt động hỗ trợ gồm hạ tầng nguồn nguyên liệu như: Các hoạt động xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu đầu vào tập trung, các vùng nuôi trồng, đẩy mạnh các hoạt động khai thác thủy sản phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Các hoạt động hạ tầng nguồn nhân lực gồm những vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tập trung và tại chỗ. Các hoạt động hạ tầng khoa học - công nghệ giải quyết các vấn đề về kỹ thuật chế biến, nuôi trồng, quản trị doanh nghiệp. Các hoạt động hạ tầng kỹ thuật doanh nghiệp giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng pháp lý, kỹ năng quản trị, hạ tầng cơ sở vật chất, các vấn đề về ngân hàng, bảo hiểm. Các hoạt động cơ sở trực tiếp tạo ra giá trị chuỗi liên kết dọc của ngành hàng thủy sản xuất khẩu.

Cơ sơ lý thuyết về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản cũng được nghiên cứu trong chương 2. Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu phải được thực hiện dựa trên toàn bộ chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu. Tái cơ cấu các hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra các vùng tập trung các hoạt động để nối kết hạ tầng cơ sở nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực với hạ tầng công nghệ và hạ tầng kỹ thuật của chuỗi. Thông qua tái cơ cấu các hoạt động hỗ trợ để gắn các hoạt động này với các hoạt động cơ sở. Tái cơ cấu hoạt động cơ sở gồm tái cơ cấu chuỗi các hoạt động từ hậu cần đầu vào, hoạt động chế biến, hậu cần đầu ra, marketing và bán hàng đến dịch vụ sau bán hàng để tạo thành chuỗi liên kết dọc của chuỗi giá trị. Song song với tái cơ cấu trên toàn chuỗi các hoạt động cơ sở, tái cơ cấu trong từng hoạt động của chuỗi cũng là một vấn đề cần thực hiện. Tái cơ cấu trong từng khâu hoạt động của chuỗi giá trị gồm tái cơ cấu trong từng doanh nghiệp và tái cơ cấu theo chuỗi hoạt động cụ thể.

Gắn tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu với chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu trên cơ sở phát triển các liên kết dọc và liên kết ngang được phát triển về lý thuyết nhằm tạo cơ sở cho các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng. Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản trên cơ sở liên kết dọc sẽ góp phần tạo ra chuỗi hoạt động gắn kết các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau để nâng cao giá trị gia tăng. Tái cơ cấu trong phạm vị từng khâu hoạt động của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu nhằm tạo ra các liên kết ngang để bảo đảm hoạt động của từng cơ sở, từng doanh nghiệp gắn kết với nhau trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn sâu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)