Quan điểm và định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để tham

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 137 - 141)

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

4.1. Quan điểm và định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để tham

4.1.1. Quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu

- Nguyên tắc nền tảng đề ra các quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu

Trong những năm qua, ngành hàng thủy sản xuất khẩu đã có sự tăng trưởng nóng và thiếu qui hoạch tổng thể. Chiến lược và chương trình mục tiêu đã không dựa trên những cơ sở lý thuyết và quan điểm rõ ràng. Vì vậy, muốn tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu phải dựa trên những quan điểm có cơ sở lý thuyết và thực tiễn.

Thứ nhất, quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phải dựa trên những nền tảng lý thuyết đã được vận dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là những lý thuyết quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phân công lao động trên chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ, tái cơ cấu trên cơ sở làm tăng giá trị cho khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tái cơ cấu gắn với phát triển bền vững các ngành hàng theo yêu cầu của thị trường thế giới.

Thứ hai, quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu phải trên nền tảng luật thương mại quốc tế. Việt Nam đã là thành viên WTO, của nhiều tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế, và là đối tác thương mại song phương với nhiều quốc gia trên nền tảng các hiệp định tự do thương mại (FTA). Vì vậy, phải lấy các cam kết thương mại đa phương và song phương làm nền tảng.

Thứ ba, phải lấy sự kết hợp giữa lợi thế so sánh của Việt Nam với nhu cầu của thị trường thế giới làm nền tảng cho quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học để tránh chệch hướng, tránh tình trạng lúc thì quá nhấn mạnh đến lợi thế so sánh, lúc lại quá coi trọng nhu cầu của thị trường.

Ba nguyên tắc nền tảng đó cần được quán triệt khi xây dựng các quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trong thời gian tới

- Các quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu

Thủy sản là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên cần phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nghĩa là, trong những năm tới, cần phải tăng sản lượng xuất khẩu trên cơ sở lợi thế, nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao.

Thứ nhất, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu phải bảo đảm sự phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong số các ngành nông, lâm, ngư nghiệp những năm tới.

Thứ hai, phát triển ngành thuỷ sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ ba, mặc dù vẫn nhấn mạnh vào lợi thế so sánh nhưng phải lấy tư duy thị trường làm trung tâm. Nghĩa là, trong quá trình tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu, cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng, theo lợi thế so sánh sang sản xuất theo nhu cầu thị trường, trên cơ sở chấp nhận cạnh tranh.

Thứ ba, hỗ trợ của chính phủ là xác định thị trường chiến lược cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để đảm bảo rủi ro thấp nhất. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần được cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thương vụ và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản.

Thứ tư, vì đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản thường nhiều rủi ro, hiệu quả không cao, nên các doanh nghiệp hiện nay rất đắn đo khi tham gia đầu tư

vào ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản, nhất là các hoạt động thu gom, sơ chế và tiêu thụ. Điều này làm cho doanh nghiệp không quan tâm đến toàn chuỗi giá trị xuất khẩu. Do vậy, chính phủ cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực,...

Thứ năm, cần tự do hóa hơn nữa ngành thủy sản xuất khẩu. Chính sách cần tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất. Khi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, họ sẽ là pháp nhân quan trọng trong việc định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ và tìm nguồn vốn đầu tư.

Thứ sáu, cần tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên cơ sở kết hợp nhiều mục tiêu. Trong quá trình tái cơ cấu, cần đầu tư theo hướng lấy mục tiêu kinh tế làm trọng tâm, nhưng gắn với vấn đề bám biển, bảo đảm nguồn lợi quốc gia trong khai thác thủy sản xa bờ, bảo đảm môi trường sống bền vững khi nuôi và chế biến trên đất liên.

Thứ bảy, phải bảo đảm lợi ích của người nông dân trong quá trình tái cơ cấu.

Tái cơ cấu sẽ thúc đẩy đầu tư khoa học công nghệ, tăng thêm vốn kinh doanh, sẽ thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở qui mô lớn. Như vậy, đại bộ phận nông dân không đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu và có thể sẽ bị gạt ra “ngoài rìa” của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu. Vì vậy, quan điểm đưa nông dân vào quá trình tái cơ cấu là cần thiết.

Thứ tám, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu phải gắn với đổi mới quản trị doanh nghiệp, đổi mới mô hình hợp tác của nông dân để phát huy được sức mạnh liên kết chuỗi và sức mạnh của nhiều thành phần kinh tế. Quan điểm này đòi hỏi phải đạt được sự gắn kết ba nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học) trong tái cơ cấu.

Thứ chín, tăng cường hợp tác công tư (Private - Public Partner - PPP) trong phát triển và tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu dựa trên chuỗi giá trị. Hợp tác công tư, trước hết, có thể thành công trong hậu cần đầu vào nhằm xây dựng và phát triển các cảng cá, đóng mới các đội tàu, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng

và đánh bắt. Đào tạo lực lượng lao động nghề cá cũng là thế mạnh của hợp tác công tư trong quá trình tái cơ cấu.

Thứ mười, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu cần phải thúc đẩy thương mại quốc tế nội ngành. Nghĩa là, trong tương lai, Việt Nam không chỉ là nước xuất khẩu thủy sản mà còn là nước nhập khẩu thủy sản theo hướng gia tăng giá trị, và từng bước tiến đến xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chế biến sâu.

Các quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên đây sẽ là cơ sở cho việc định hướng và đề ra giải pháp.

4.1.2. Định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu

Định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu phải quán triệt các quan điêm nêu trên và đảm bảo xác định được những hoạt động mà các doanh nghiệp, các ngư dân có thể thực hiện và chưa đầu tư vào những hoạt động chưa có khả năng thực hiện.

Về cơ bản, định hướng tái cơ cấu ngàng hàng thủy sản xuất khẩu phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng hiện tại, tăng phần giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam trong giá trị toàn cầu, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ngoài việc củng cố vững chắc thị trường hiện tại, cần mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác.

Cụ thể, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu cần hướng vào các mục tiêu sau:

Thứ nhất, trong thời gian tới, vẫn phải hướng vào tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải chú trọng nâng cao không chỉ số lượng mà cả chất lượng thuỷ sản. Hướng vào thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để tái cơ cấu nhằm làm cho các nhà chế biến nước ngoài phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ thị trường Việt Nam.

Thứ hai, tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cải thiện và đang dần đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Thứ ba, đa dạng cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Cụ thể là, tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng thuỷ sản tươi sống, giảm tỉ trọng hàng đông lạnh, vì trên thị trường thế giới, hàng tươi sống thường có giá cao hơn các loại khác từ 20 – 25 %.

Ngoài ra còn phải tăng tỉ trọng hàng thuỷ sản cao cấp và hàng thuỷ sản ăn liền để đáp ứng được nhu cầu của thị trường các quốc gia phát triển.

Thứ tư, phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)