Chương 3: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG THỜI GIAN QUA
3.3. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
3.3.2. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dựa trên các liên kết ngang của chuỗi giá trị
3.2.2.1 Liên kết ngang các hoạt động chế biến
Mặc dù có nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu nhưng tỷ trọng khác nhau, tính đồng bộ khác nhau. Thực trạng tái cơ cấu liên kết ngang của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu thể hiện nổi bật ở ba mặt hàng có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nay là tôm, cá tra và cá ngừ.
- Đối với mặt hàng tôm, tôm nguyên liệu được mua gom từ nhiều nguồn manh mún, nhỏ lẻ, làm cho chất lượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không thể truy xuất được nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao. Việc chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm còn ít, chiếm khoảng 30%, còn lại 70% là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô hay sơ chế, bán thành phẩm tươi/đông lạnh.
Đối với mặt hàng cá tra, các sản phẩm chế biến từ cá tra nhìn chung hiện nay còn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chiếm đến trên 95% (phi lê, nguyên con, cắt khúc), số còn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một ít so với phi lê. Loại sản phẩm chế biến sâu, phối chế, làm sẵn, ăn liền tuy bước đầu có sản xuất (cá kho tộ, viên, chả giò, lạp xưởng, chà bông, bánh phồng, khô ăn liền,...), nhưng còn rất ít, chiếm khoảng 5%. Chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra đòi hỏi nhiều lao động, sản lượng chế biến đạt thấp, vòng quay vốn dài, đối tượng khách hàng hạn chế, rủi ro lớn, nên các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng. Về thiết bị công nghệ chế biến, hiện nay, do chủ yếu để sản xuất cá tra phi lê đông lạnh, rất thiếu thiết bị công nghệ sản
xuất ra sản phẩm giá trị gia tăng, thì việc mua thiết bị công nghệ mới là điều khó khăn đối với các doanh nghiệp. Các phụ phẩm trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ,... tuy đã tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm như dầu cá, bột cá, bong bóng, bao tử cá,... nhưng sản phẩm còn thô, chưa có những sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm hoặc mỹ phẩm như tinh dầu cá, gelatine, thực phẩm chức năng chứa vi chất,... có giá trị gia tăng cao.
Đối với cá ngừ, trong khâu chế biến thì hiện nay, tỷ trọng các sản phẩm chế biến từ cá ngừ có giá trị gia tăng mới đạt khoảng 13% trong tổng sản lượng cá ngừ xuất khẩu.
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ trong bảo quản sản phẩm ăn liền, tươi sống; chế biến các sản phẩm đóng hộp, hun khói,… nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cho cá ngừ.
Như vậy, vấn đề đầu tiên của hoạt động chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu là chưa hình thành liên kết ngang giữa các cơ sở chế biến để có chuỗi chế biến sâu các loại thủy sản. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung ở tiêu dùng trong nước.
Hầu như chưa có doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng ngay cho các hộ gia đình để xuất khẩu.
Vấn đề thứ hai trong khâu chế biến là chất lượng thủy sản chế biến. Do ảnh hưởng của nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật kiểm soát quá trình chế biến và những vấn đề trong kỹ thuật sơ chế sản phẩm mà tiêu chuẩn chất lượng nhiều khi không bảo đảm. Hiện nay, yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm, nó ảnh hưởng sau rộng đến mở rộng thị trường. Niềm tin của khách hàng chỉ đạt được thông qua chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhờ việc tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, đến năm 2013 đã có 273 doanh nghiệp đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, 153 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được công nhận vào Danh sách I xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Thuỵ Sỹ và Canada, 248 đơn vị đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ,...Việt Nam đang tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới.
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp.
Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản: Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống.
Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.
Đối với tôm, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động.
Hiện lượng tôm giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ.
Số lượng các cơ sở sản xuất giống thủy sản:
- Giống tôm nước lợ: Tính đến 31/10/2017, cả nước có 2.422 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó 1.865 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Tình hình nhập khẩu tôm bố mẹ và cung ứng giống: Tính đến ngày 10/11/2017, đã có tổng số 183.421 con tôm giống bố mẹ nhập khẩu được kiểm tra chất lượng (tương ứng với 337 lô hàng của 162 cơ sở nhập khẩu). Số lượng tôm bố mẹ được cung cấp chủ yếu từ Công ty SIS Hawaii, SIS Singaporevà Công ty CP - Thái Lan.
- Giống cá Tra: Tính đến ngày 30/9/2017, cả nước có 104 cơ sở sản xuất giống cá tra, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp (78 cơ sở) và An Giang (10 cơ sở) và khoảng 3.500 cơ sở ương dưỡng giống cá tra theo 2 giai đoạn. Số lượng sản xuất được khoảng 25-28 tỷ con cá bột, hơn 2,0 tỷ cá tra giống.
- Giống cá Rô phi: Cả nước hiện có 236 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá rô phi trong đó có 44 cơ sở có nuôi giữ đàn cá rô phi bố mẹ với khoảng 900 nghìn cá bố mẹ, sản xuất được 250 triệu con giống.
Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong
đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin,…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.
Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là “độc bá” 100% của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào được.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong ở những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.
Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước.
Trong các năm qua, trước sức ép tăng giá của con giống, thức ăn, trong khi tín dụng từ ngân hàng bị hạn chế, đầu ra cá nguyên liệu bấp bênh, giá cá tra giảm mạnh, các hộ nuôi độc lập đã thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục đầu tư thả nuôi mới. Trong khi đó, doanh nghiệp lại có nhu cầu cao nguồn cá có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt các tiêu chuẩn chất lượng để được chấp nhận của các nhà nhập khẩu. Điều này dẫn tới xu hướng nhiều doanh nghiệp thực hiện nuôi liên kết với hộ nuôi hoặc tự đầu tư vùng nuôi cho riêng mình nhằm đảm bảo sự ổn định và chất lượng nguồn cá nguyên liệu. Theo ước tính có khoảng 65% là từ đầu tư của các doanh nghiệp.
Đối với tôm: là loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển. Với đặc trưng này, Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm nuôi nhiều nhất cả nước. Do là loài chân khớp có thể trạng nhỏ, thân mềm, nên công tác nuôi tôm phức tạp và khó khăn hơn so với cá tra, basa. Tôm sú với đặc tính phức tạp hơn, thường mất khoảng 5 tháng từ lúc thả đến lúc thu hoạch, trong khi tôm chân trắng dễ thích nghi hơn chỉ mất khoảng 3 tháng.
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ diện tích nôi cá tra doanh nghiệp tự đầu tư
Nguồn: Vasep ,Báo cáo thuỷ sản 2012, (2013)
Từ năm 2011 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chất lượng tôm không đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi bắt đầu lan rộng, gây thiệt hại nặng, đặc biệt là tôm sú. Nguyên nhân dịch bệnh EMS thời gian được xác định do vi khuẩn Vibrio parahaemolytics. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn (phagc) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp cho tôm nuôi. Với việc tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh, các cơ quan chức năng đang đề ra các biện pháp, hướng dẫn nuôi trồng, nhằm ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh trong thời gian tới.
Khai thác thủy sản
Hiện số lượng tàu cá là 109.586 tàu cá (đạt trước mục tiêu đề ra đến năm 2010 là dưới 110.000 tàu), trong đó có 26.308 tàu cá có chiều dài <6m, 37.818 tàu cá có chiều dài từ 6-12m, 18.899 tàu cá có chiều dài từ 12-15m và 26.561 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Số tàu nghề lưới vây tăng 7%, nghề câu tăng 4%. Số tàu tàu làm nghề lưới kéo, lưới rê đã giảm 2.636 chiếc so với năm 2016 (tỷ lệ giảm là 3% đối với tàu lưới kéo và 5,3% đối với tàu lưới rê).
Đến nay, trên toàn quốc có 82 cảng cá đang hoạt động tại địa bàn của 27 tỉnh, thành phố ven biển, đạt 65% so với quy hoạch, trong đó có 25 cảng cá loại I (20 cảng loại I kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão); có 57 cảng cá loại II (có 35
cảng cá loại II kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão, trong đó có 4 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng). Tổng số lượng hàng hóa qua cảng thiết kế/năm khoảng 1,8 triệu tấn/ 9.298 lượt tàu/ngày, 9 cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là 1.000CV và 02 cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là 2.000CV cập cảng.
Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng,...
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại,...
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại,...
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,… Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô phi, cá chép,…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng,…
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản nên chú trọng tăng cường chất lượng và kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các lô hàng xuất ngay trong quá trình chế biến. Bảng 3.6. cho thấy, danh mục khống chế dư lượng kháng sinh của một số quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đều có những qui định về tỷ lệ dư lượng các chất trong thủy sản nhập khẩu.
Bảng 3.6. cho thấy một số qui định của các thị trường nhập khẩu thủy sản việt nam đã thực sự gây ra những cản trở rất lớn cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế.
Bảng 3.6: Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản ở một số quốc gia
Thị
trường Văn bản quy định Cấm hoàn toàn Quy định giới hạn tối đa EU Qui định số 508/1999,
ngày 4/3/1999
10 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
10 loại
Hoa Kỳ Luật thực phẩm Liên bang: Mục 21, tập 6, sửa đổi ngày 1/4/2001
11 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
10 loại
FAO/
WHO
Khuyến cáo của Hội đồng chuyên gia đánh giá rủi ro về ATVS hoá chất, phụ gia
Chloramphenicol và Nitrofurans
Canađa Bộ Luật thực phẩm Tương tự EU, Hoa Kỳ có Chloramphenicol và Nitrofurans
4 loại
Hàn Quốc Văn bản qui định áp dụng từ 15/7/2002
Tương tự EU, Hoa Kỳ có Chloramphenicol và Nitrofurans
Oxytetracylin Oxolinic acid Thái Lan Thông báo của FDA 26 loại, trong đó có
Chloramphenicol và Nitrofurans
Oxolinic acid Nhóm Sulfa
Bộ Luật Thực phẩm Tương tự EU, Hoa Kỳ có Chloramphenicol và Nitrofurans
27 loại
Trung Quốc
Các qui định về an toàn thực phẩm
16 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
10 loại
Nguồn: Tạp chí KHCN thuỷ sản, số 4, năm2016,
15%
60%
25%
Khá
Trung Bình Kém
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đều có thể nhận thức được những rào cản này, tuy nhiên, khi tiến hành xuất khẩu thuỷ sản, nhiều doanh nghiệp đã không tìm hiểu kỹ những văn bản quy định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, cho nên nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu đã không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Biểu đồ 3.5: Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp
Nguồn:Tạp chí KHTS, 4, 2016,
Bảng 3.7: Danh sách xếp hạng một số doanh nghiệp thuỷ sản về bảo vệ môi trường
TT Tên doanh nghiệp Mức xếp hạng
1 Công ty chế biến XK Thọ Quang Khá
2 Công ty Thủy sản và thương mại Thuận Phước Khá
3 Chi nhánh Animex Đà Nẵng Trung bình
4 Chi nhánh công ty TNHH Đại Thuận Trung bình
5 Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng Trung bình
6 Công ty Nông thủy sản Hòa Phát Trung bình
7 Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Trung bình 8 Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N Trung bình 9 Công ty TNHH Nông hải sản xuất khẩu Hoà Phát Trung bình
10 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 1 Trung bình
11 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 3 Trung bình
12 Xí nghiệp CB thủy sản Nại Cương Trung bình
13 Xí nghiệp Thủy sản Nam Ô Trung bình
14 Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Phước Trung bình Nguồn: Kết quả phân hạng cơ sở công nghiệp theo các tiêu chí bảo vệ môi trường của
ngành Chế biến thủy sản, Tạp chí Môi trường số 11 - 2015