Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 132 - 137)

Chương 3: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG THỜI GIAN QUA

3.5. Đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam để

3.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại

Qua phân tích các nhân tố tác động đếntái cơ cấu ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ta có thể thấy các nguyên nhân của việc vẫn còn những yếu kém trong quá trình tái cơ cấu

- Hoạt động đầu vào: Nguyên liệu thiếu ổn định là một hạn chế lớn của thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Có thời điểm giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao (giữa 2017) nhưng người nuôi cũng không đủ nguồn cá để cung cấp; đồng thời, khi đối mặt với những yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn ASC, BAP, HACCP và những yêu cầu khác theo Đạo luật

Farmbill của Mỹ cũng không nhiều như thị trường mong đợi. Nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản cũng gặp khó khăn khi nguyên liệu cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ như nghêu, sò huyết được chứng nhận MSC lại không đủ phục vụ cho chế biến.

- Hoạt động chế biến: Là nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản, Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thủy sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và VSATTP. Vì vậy, dù là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản nhưng tính bền vững trong sản xuất của ngành chưa cao, đang bộc lộ những khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và tiêu thụ. Thủy sản Việt Nam đã từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới dừng ở việc cung cấp đầu vào là sản phẩm sơ chế, trong khi giá trị gia tăng đối với mặt hàng thủy sản chủ yếu do khâu chế biến, đóng gói và hoạt động thương mại mang lại còn thấp so với tiềm năng.

- Hoạt động hỗ trợ: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên do sự lạc hậu về công nghệ trước và sau thu hoạch, trình độ hạn chế và thiếu liên kết của các tác nhân tham gia chuỗi từ khâu sản xuất đến thương mại. Bên cạnh đó, các yếu tố thúc đẩy và phát triển chuỗi như dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, vai trò của các hiệp hội ngành hàng, cơ quan liên quan còn hạn chế. Mặt khác, trong định hướng phát triển trước đây, chúng ta quá chú trọng đến sản lượng và số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến giá trị gia tăng của sản phẩm. nChuỗi giá trị thủy sản nhìn tổng quát là tập hợp các hoạt động từ tác nhân cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến và phân phối sản phẩm cuối cùng. Trong chuỗi giá trị này, tác nhân chính vận hành chuỗi bao gồm nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, người

nuôi/khai thác, thương lái/nậu vựa thu mua, công ty chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ và nhà xuất khẩu đang hình thành tự phát và ô hợp, bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh đó còn có các tác nhân hỗ trợ khác tham gia ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Ở cấp vĩ mô gồm tổ chức và cơ quan nhà nước, tạo nên môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách phát triển ngành, dịch vụ công cộng, kết cấu hạ tầng… Ở cấp vi mô bao gồm nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu và phát triển công nghệ, thỏa thuận về những tiêu chuẩn chuyên môn. Ở 2 cấp độ này đều bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả. Điều dễ nhận thấy trong chuỗi giá trị thủy sản hiện nay là thiếu sự hợp tác/liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Tại nhiều địa phương có sự chi phối lớn của các cơ sở thu mua/nậu vựa làm hạn chế sự hợp tác giữa người đánh bắt và nhà chế biến xuất khẩu. Do vậy, các hợp đồng giữa tác nhân khai thác và chế biến xuất khẩu hầu như không có.

- Hoạt động hậu cần đầu ra: Hiện nay logistics của ngành nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều bên thu mua, vận chuyển và các cơ sở chế biến nhỏ lẻ.

Những đơn vị này thường thiếu những trang thiết bị, cơ sở vật chất để vận hành chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả dẫn đến tổn thất về cả lượng và chất. Đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh là doanh nghiệp trong nước (48%) với quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy mà hoạt động của chuỗi thường bị phân khúc trên từng giai đoạn, không thể vận hành một cách xuyên suốt. Do quy mô nhỏ lẻ nên hoạt động của chuỗi cũng thiếu những hoạt động đem lại giá trị cao như: chế biến rau quả, đóng gói, dán tem nhãn, trung chuyển hàng hóa, sắp xếp hàng hóa lên kệ tại cửa hàng… Các bên sản xuất nông phẩm, phân phối nông sản, các chuỗi nhà hàng và siêu thị cần hợp tác một cách chặt chẽ hơn với các bên dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh, tập trung vào các tiêu chí giá trị, chất lượng và mức độ xuyên suốt trên toàn chuỗi. Việc lựa chọn dịch vụ logistics giá thấp thường khó tiết kiệm chi phí như mong muốn. Vì các doanh nghiệp

nhỏ lẻ thường đưa ra giá thành thấp nhưng lại thiếu những tiêu chí kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và vì thế thường có độ tổn thất cao hơn do hư hỏng, nhiễm bẩn… Đây là một trong những chi phí tiềm ẩn mà các doanh nghiệp ít khi tính toán được.

- Thiếu sự hợp tác, liên kết Cùng với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nước ta mới tham gia khâu giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, tiếp cận giá trị gia tăng thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản đang trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần tái cơ cấu thành công ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Xu hướng toàn cầu hóa và mở rộng thị trường quốc tế, cũng như sự gia tăng nhanh các tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước đang phát triển, đã tạo ra nhiều cơ hội trong sản xuất và đáp ứng nhu cầu các thị trường mới nổi. Điều này có nghĩa các nhà sản xuất phải có sự kiểm soát tốt hơn nhằm đảm bảo chất lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm; đồng thời thích ứng được các tiêu chuẩn cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), các quy định nghiêm ngặt về môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động…

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã nghiên cứu đặc điểm của thị trường tiêu dùng thủy sản chế biến với hai vấn đề cơ bản là văn hóa tiêu dùng và qui định pháp lý làm nền tảng. Từ đặc điểm của thị trường, luận án tập trung nghiên cứu kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước thời gian qua thông qua phân tích kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, cơ cấu thị trường và phương thức xuất khẩu. Từ bức tranh toàn cảnh xuất khẩu thủy sản, những vấn đề về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã được nghiên cứu.

Tái cơ cấu dựa trên các hoạt động cơ sở nhấn mạnh vào vấn đề thiếu nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu và tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu ngày càng tăng. Thức ăn cho nuôi trồng thủy sản có giá thành cao và nguồn nhập khẩu còn lớn đã không tạo tiền đề cho liên kết ngang trong hậu cần đầu vào. Số lượng các cơ sở

nuôi con giống còn lớn, qui mô nhỏ và phân bổ không đồng đều. Hoạt động chế biên thủy sản thời gian qua bị động do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mua gom từ nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và của ngư dân. Sản phẩm thủy sản chế biến còn đơn điệu, tỷ trọng sơ chế còn cao. Kiểm soát quá trình chế biến còn chưa tốt nên nhiều lô thủy sản thành phẩm xuất khẩu vẫn không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hậu cần đầu ra còn nhỏ lẻ, dừng lại ở các lĩnh vực cung cấp bao bì giản đơn. Chưa chuyên môn hóa và tạo lập được chuỗi liên kết ngang giữa các cơ sở thực hiện hoạt động hậu cần đầu ra. Vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu chưa được đặt ra. Tái cơ cấu hoạt động marketing và bán hàng chưa được chú trọng. Mặc dù là quốc gia có sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu lớn nhưng vẫn chỉ xuất khẩu qua các công ty thương mại ở quốc gia nhập khẩu, ít có hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hầu như chưa có chiến lược marketing và bán hàng ra thị trường thế giới. Bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam đã đa dạng hóa thị trường sang một số quốc gia khác như EU, các nước ASEAN, CHLB Nga,... để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào hai thị trường chính là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam dựa trên các hoạt động hỗ trợ đã thực hiện dưới góc độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành thủy sản nói chung, xây dựng các chính sách ưu đãi tín dụng cho ngư dân và các cơ sở kinh doanh thủy sản, đầu tư một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ ngành thủy sản.

Tuy nhiên, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản chưa chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng con giống thủy sản còn thấp và chưa có các cơ sở chuyên môn hóa sản xuất con giống theo chuẩn quốc gia để bảo đảm giá trị cho toàn chuỗi.

Chương 3 cũng đã tập trung đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trong thời gian qua.

Chương 4

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 132 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)