Nguồn lực cho tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 153 - 156)

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

4.2. Giải pháp hoàn thiện tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu nhằm tham

4.3.1. Nguồn lực cho tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu

Nếu chỉ đơn thuần dựa vào nguồn lực tài chính của nông dân hay của chính phủ, hoặc nguồn đi vay, thì quá trình tái cơ cấu sẽ không thể đồng bộ. Để đáp ứng

nhu cầu tài chính cho tái cơ cầu nhiều khâu của chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản, cần huy động các nguồn tài chính chủ yếu sau:

- Nguồn lực tài chính từ ngân sách thông qua việc tiết kiệm chi để đầu tư cho ngành hàng thủy sản;

- Nguồn lực tài chính từ hệ thống ngân hàng thông qua khả năng cho vay ưu đãi từ tín dụng huy động;

- Nguồn lực tài chính của các hộ gia đình nông dân;

- Nguồn lực tài chính thông qua hợp tác công tư trong việc thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu.

4.3.1.2. Nguồn lực tự nhiên

Liên kết sẽ dần hiện đại hóa các khâu trong chuỗi giá trị xuất khẩu, sẽ góp phần làm quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản kiểm soát được từ đầu vào đến đầu ra và làm tăng giá trị thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn lực tự nhiên là có hạn và cần sự kết hợp với các nguồn lực khác mới tăng được hiệu suất. Do đó, liên kết chỉ thực sự hiệu quả, nếu nó được áp dụng linh hoạt từng địa phương, từng quy mô sản xuất. Việc tập trung nguồn lực đầu vào cho nuôi trồng thủy sản phải do tự nền kinh tế điều chỉnh trong quá trình lâu dài, không thể áp đặt.

Cần phát triển trên nền tảng ruộng đất, thế mạnh và khả năng nông dân đang có. Sẽ là sai lầm lớn nếu tái cơ cấu nhưng không định hướng sử dụng đất lâu dài, sử dụng đất nuôi trồng thủy sản. Tái cơ cấu không phải là thay đổi liên tục các loại thủy sản nuôi và đánh bắt. Không thể chuyển vùng nuôi cá thành vùng nuôi tôm hay khai thác tôm, mực thành câu cá ngừ đại dương.

4.3.1.3. Nguồn lực con người

Xu thế là phải chuyển giao cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các kỹ năng marketing, tư vấn, hỗ trợ nông dân về làm dịch vụ đầu ra cho sản phẩm thủy sản.

Lâu nay, nông dân thường sản xuất mò mẫm, làm mãi vẫn nghèo là vì thiếu kiến thức. Cho nên, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản cần liên tục hỗ trợ, tăng cường kiến thức cho nông dân để họ có thể thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra với tái cơ cấu, đạt đến đích của tái cơ cấu. Ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp phải giúp người nông dân biết cách làm ra sản phẩm gì, biết bán ở đâu, biết giá thế nào

4.3.1.4. Trình độ và kỹ năng quản trị

Do sản xuất và chế biến lâu nay còn manh mún nên trình độ và kỹ năng quản trị doanh nghiệp vẫn còn thấp. Vì vậy, để tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu thành công thì cần xác định lại mô hình các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu và nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp. Nguồn lực quản trị doanh nghiệp ở một số ngành khác khá dồi dào trong khi ngành thủy sản lại thiếu nên đã không có nhiều doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo chuỗi cung cấp từ đầu vào đến đầu ra. Do kỹ năng quản trị chưa cao trong ngành thủy sản nên hầu hết các chủ doanh nghiệp và nhà quản trị đều chọn một khâu trong chuỗi để sản xuất kinh doanh. Sắp tới, cần phải tăng cường trình độ và kỹ năng quản trị cho ngành thủy sản xuất khẩu theo các hướng:

- Thu hút các nhà quản trị từ các ngành khác chuyển sang ngành thủy sản;

- Đối với các nhà chuyên môn trong lĩnh vực thủy sản đang giữ địa vị quản trị trong ngành thủy sản cần phải phải được đào tạo về kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp;

- Tăng cường đào tạo nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến cho nông dân để nâng cao giá trị sản phẩm mà họ đầu tư sản xuất và tiêu thụ. Cần phải làm cho mỗi hộ ngư dân có khả năng tự quản trị hoạt động của gia đình mình như một doanh nghiệp.

4.3.1.5. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu là xác định rõ các phân đoạn thị trường phù hợp cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Để làm cho thị trường đầu ra thực sự là một nguồn lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu thì cần phải định hướng như sau:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến và xuất khẩu, gắn với phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong đó, giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hoá tiêu dùng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương.

- Trước khi tiến hành tái cơ cấu ngành hàng thủy sản cần xác định rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó xác định ngành hàng thủy sản cung ứng cho khách hàng với chi phí thấp nhất.

- Trong quá trình tái cơ cấu, để tạo ra sự phát triển bền vững, cần từng bước thực hiện các hoạt động marketing và bán hàng.

- Cần phân nhóm khách hàng để ngay khi tái cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể định hình được danh mục mặt hàng và phương thức cung ứng đến các khách hàng.

- Giảm các nhóm khách hàng trung gian, tăng dần các nhóm khách hàng trực tiếp

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)