Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dựa trên các liên kết dọc

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 82 - 91)

Chương 3: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG THỜI GIAN QUA

3.3. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

3.3.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dựa trên các liên kết dọc

Phần lớn sản phẩm của ngành là các loại thủy sản chế biến xuất khẩu, nên nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành. Chi phí cho nguyên liệu thường chiếm trên 80% tổng chi phí của các doanh nghiệp trong ngành. Do đó, mọi biến động giá nguyên liệu thủy sản đều có thể làm tăng hoặc giảm mạnh chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Các tác động từ việc thừa/thiếu nguyên liệu chế biến cũng đều ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Tái cơ cấu các hoạt động hậu cần đầu vào của chuỗi giá trị thủy sản Việt Nam xuất khẩu những năm qua diễn ra ở các hoạt động bảo đảm nguyên liệu thủy sản cho chế biến, cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng và đánh bắt, nguồn cung cấp giống và một số yếu tố khoa học công nghệ. Cho đến nay, phần lớn nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đều được đảm bảo bởi nguồn thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng trong nước.

Tuy vậy, tình trạng nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến thường thiếu hụt, đặc biệt là lĩnh vực chế biến tôm, cá tra và basa khiến các nhà máy thủy sản không hoạt động hết công suất và buộc phải nhập khẩu một phần nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Sự chuyển dịch của hoạt động bảo đảm nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu là từ đánh bắt (khai thác nguồn lợi tự nhiên) là chủ yếu sang nuôi trồng (đầu tư nguồn lực để khai thác tốt hơn nguồn lực tự nhiên). Đây là sự chuyển dịch bước đầu theo hướng phân công lao động theo chiều sâu trên cơ sở lợi thế so sánh đạt được.

Đánh bắt thuỷ sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của Việt Nam, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 3,5 - 4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5-1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn ha, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Hiện nay, Việt Nam đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển.

Các mô hình liên kết sản xuất trên biển trong khai thác thủy sản của các ngư dân Việt Nam đã được hình thành trên nguyên tắc cùng nghề, cùng ngư trường, hài hòa lợi ích. Mô hình liên kết đã thu hút được sự tham gia của các ngư dân, giúp các tàu cá giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất khai thác, hỗ trợ, bảo vệ khi có khó khăn và tham gia bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cả năm 2017, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 7,28 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2016, bao gồm sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 3,42 triệu tấn, tăng 5,7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng trên 3,86 triệu tấn, tăng 5,5%; diện tích nuôi trồng 1,1 triệu ha. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng chiếm 53,0% tổng sản lượng (năm 2016 là 54,2%

Biểu đồ 3.3: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản VN đến năm 2017

Nguồn: Vasep ,Báo cáo thuỷ sản 1995-2017, (2018) - Khai thác thủy sản

Năm 2017 do tình hình thời tiết trên biển không thuận lợi đối với hoạt động khai thác hải sản, trong khu vực biển Đông xuất hiện nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới (16 cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới). Trong đó, cơn bão số 10 được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 4 năm qua (sau siêu bão HAIYAN) với tâm bão kéo dài từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho người dân miền Trung; cơn bão số 12 gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu chính thức cảnh báo thẻ vàng với thủy sản Việt Nam ngày 23/10. Tuy nhiên, giá xăng dầu thấp, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày nên việc khai thác thủy sản biển ở các tỉnh còn lại tương đối ổn định. Sản lượng khai thác thủy sản vẫn đạt được những kết quả khả quan.

Cả năm 2017 sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 3.421 ngàn tấn, tăng 5,7% so với năm 2016, trong đó: ước khai thác biển đạt 3.221 ngàn tấn, tăng 5,7% so với năm 2016; khai thác nội địa ước đạt 200 ngàn tấn, tăng 5,7% so với năm 2016.

- Nuôi trồng thủy sản

Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 ước đạt 3.858 ngàn tấn, tăng 5,5%

so với năm 2016. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:

+ Cá Tra: Năm 2017, diện tích nuôi cá tra ước đạt 5.227 ha, tăng 3,5% so với năm 2016 với sản lượng thu hoạch ước đạt 1.250 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2016. Tại ĐBSCL, các tỉnh có diện tích nuôi lớn đạt sản lượng cá tra tăng mạnh là Đồng Tháp với 466,3 nghìn tấn, tăng 6,0%, An Giang 261,6 nghìn tấn (+5,9%), Cần Thơ đạt 174,2 nghìn tấn (+6,4%). Tuy nhiên, tại một số địa phương, năm 2017 sản lượng hoặc diện tích nuôi giảm so với năm trước như: Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh.

+ Tôm: Năm 2017, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 721,1 nghìn ha;

tăng 3,8% so với năm 2016 trong đó diện tích tôm sú là 622,4 nghìn ha; tăng 3,7%

và diện tích tôm chân trắng là 98,7 nghìn ha; tăng 4,7% so với năm 2016.

Sản lượng tôm nước lợ năm 2017 đạt 683,4 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2016 trong đó sản lượng tôm sú 256,4 nghìn tấn; giảm 2,8% và sản lượng tôm chân trắng 427 nghìn tấn, tăng 8,5% so với năm 2016.

Bảng 3.5: Kết quả sản xuất thủy sản năm 2017

TT Chỉ tiêu

Kế hoạch

năm 2017

Thực hiện 2016

Thực hiện 2017

So sánh (%) Với KH Với năm

2016

I Giá trị sản xuất (tỈ đồng) 105% 200.902 212.985 106,0

Thủy sản khai thác 78.630 83.482 106,2

Thủy sản nuôi trồng 122.272 129.503 105,9

II Tổng sản lượng (1.000 tấn) 7.000 6.895 7.279 104,0 105,6

1 Sản lượng khai thác 3.300 3.237 3.421 103,7 105,7

SL khai thác hải sản 3.047 3.221 105,7

SL khai thác nội địa 190 200 105,3

2 Sản lượng nuôi 3.700 3.658 3.858 104,3 105,5

Tôm nước lợ 675 657,2 683,4 101,2 104,0

- Tôm sú 265 263,8 256,4 96,8 97,2

- Tôm CT 410 393,4 427,0 104,1 108,5

Cá tra 1200 1.187 1.250 104,2 105,3

III Diện tích nuôi (1.000 ha) 1.071 1.103 103.1

Tôm nước lợ 700 694,6 721,1 103,0 103,8

- Tôm sú 600 600,4 622,4 103,7 103,7

- Tôm CT 100 94,2 98,7 98,7 104,7

Cá tra 5,00 5,05 5,227 104,5 103,5

IV Số lượng tàu cá (1.000 chiếc) 109,9 109,6 99,7

Số lượng tổ/đội SX trên biển 3.500 4.400 125,7

Số lượng tàu tham gia 10 12 120,0

Số lượng người tham gia 100 120 120,0

Nguồn: Nguồn: Vasep ,Báo cáo thuỷ sản 2017, (2018)

Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh. Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.

Sơ đồ 3.1: Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành thuỷ sản

Mặc dù sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng trưởng ổn định, song thủy sản Việt Nam luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là thủy sản khai thác và tôm nguyên liệu, trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu cá tra luôn không ổn định. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, đến năm 2014, có trên 1.300 cơ sở chế biến thủy sản có đăng ký sản xuất kinh doanh trên khắp cả nước.

Trong đó, có gần 600 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, với công suất chế biến 2,8 triệu tấn/năm. Nguyên liệu chỉ đáp ứng khoảng 70% (khoảng 4 triệu tấn) nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp và do đó, công suất chế biến mới chỉ sử dụng được trung bình 65% tổng công suất các doanh nghiệp chế biến. Việc thiếu nguyên liệu và hoạt động không hết công suất của các doanh nghiệp chế biến gây thiệt hại cho nền kinh tế vì có nhiều hợp đồng xuất khẩu đã ký kết nhưng không thực hiện được. Bên cạnh đó, việc nguyên liệu đầu vào thiếu và không ổn định khiến các nhà máy rất khó khăn trong việc cân đối giữa nhân công sản xuất và nguyên liệu, những lúc nguyên liệu không đủ doanh nghiệp phải giảm nhân công nhưng khi đủ thì lại thiếu nhân công. Ngoài ra, việc bảo quản thủy sản khai thác hay nuôi trồng có chất lượng cũng chưa được đảm bảo. Tình trạng trên là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc thiếu phối hợp quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến. Việc tự phát mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đến đâu, nhà máy chế biến thủy sản phát triển theo đến đó đã dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, dư thừa công suất sản xuất. Theo thống kê của VASEP, các nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư rất lớn trong khi đó công suất thực tế hoạt động chỉ đạt 50- 70% tùy từng nhà máy. Như vậy, việc đầu tư không có hiệu quả. Đầu tư lớn, các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải khấu hao tài sản cố định lớn, không sử dụng hết công suất đồng nghĩa với việc nâng cao giá thành sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, năng lực, trình độ kỹ thuật của các đội tàu hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản ngoài biển có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng khai thác.

Nếu tàu có công suất lớn, được trang bị nhiều máy móc thiết bị, trình độ kỹ thuật và năng lực bảo quản tốt sẽ có thể tiến hành đánh bắt xa bờ, dài ngày và thu được năng suất cũng như chất lượng sản phẩm cao. Tuy nhiên, hiện các đội tàu đánh bắt của nước ta, dù đã được Nhà nước chú ý đầu tư, song nhìn chung năng lực khai thác vẫn

còn khá kém, các máy móc thiết bị và trình độ kỹ thuật vẫn chưa được nâng cao đủ để có thể tiến hành hoạt động đánh bắt xa bờ và dài ngày. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ nhất là khâu hậu cần dịch vụ và công nghệ bảo quản trên tàu. Chính vì vậy, nếu thời gian đánh bắt thủy sản kéo dài, việc bảo quản chưa tốt sẽ khiến cho tỷ lệ hải sản phế phẩm tăng lên đến 40% trên tổng sản lượng đánh bắt được làm giảm hiệu quả đánh bắt cũng như không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản cả về sản lượng lẫn yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho đến nay, phương pháp bảo quản sản phẩm trên tàu đánh cá chủ yếu vẫn là bằng đá xay, bảo quản khô (phơi khô hoặc sấy khô) và bảo quản bằng muối (ướp muối) chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng nguyên liệu hải sản đầu vào thấp khiến cho giá bán cũng bị giảm theo. Cụ thể, hầm bảo quản lạnh trên tàu hiện nay chủ yếu vẫn dùng vật liệu cách nhiệt là xốp ghép, khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn, nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phương pháp sấy mực đang được sử dụng trên các tàu lưới kéo đôi, thời gian sấy lâu, mực sấy trong hầm máy chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (mùi dầu, khói, nước hầm máy). Ngoài ra, sản phẩm sau khai thác cũng bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ thấp thì thời gian sấy tăng lên dẫn đến tình trạng hải sản (mực) chưa đạt đến độ khô theo yêu cầu nhưng đã phải sấy mẻ khác, vì vậy màu mực dễ bị đỏ, giảm chất lượng và giá trị. Hơn nữa, trong mấy năm trở lại đây, tình hình bất ổn trên Biển Đông cũng phần nào hạn chế lượng tàu cá ra khơi đánh bắt, làm cho sản lượng nguyên liệu thủy sản khai thác càng giảm thêm.

Thứ ba, sự thiếu hụt còn do các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản phải cạnh tranh rất gay gắt trong việc mua nguyên liệu với các thương nhân Trung Quốc, những người luôn tăng cường gom hàng thủy sản ngay ngoài biển cũng như tới tận các bến cá và cảng cá trên đất liền của Việt Nam sẵn sàng thu mua với giá cao để tranh giành với doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, do công nghệ chế biến hải sản của nhiều doanh nghiệp còn cũ, lạc hậu nên đa phần sản phẩm sau chế biến vẫn ở dạng thô hoặc chỉ là bán thành phẩm.

Những doanh nghiệp chế biến hàng tinh chế, xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao còn chưa nhiều. Đây là nguyên nhân gây tiêu tốn nguồn nguyên liệu rất lớn, giá

trị xuất khẩu thấp dẫn đến giá thu mua nguyên liệu đầu vào thấp khiến cho ngư dân thua lỗ, không có động lực ra khơi.

Thứ năm, việc xây dựng được mạng lưới cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, vẫn tồn tại sự thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thủy sản. Tại nhiều địa phương, có sự chi phối lớn của các cơ sở thu mua, nậu vừa làm hạn chế sự hợp tác giữa người đánh bắt và nhà chế biến xuất khẩu, các hợp đồng giữa tác nhân khai thác và chế biến xuất khẩu hầu như không có. Mặc dù trong những năm trở lại đây, chính phủ đã có những chủ trương, chính sách xây dựng các mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp chế biến thủy sản với các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các tàu đánh bắt hải sản và cũng đã có một số doanh nghiệp lớn trực tiếp đứng ra thu mua và ký hợp đồng với ngư dân tiêu thụ sản phẩm nhưng hoạt động này không tồn tại được lâu vì nảy sinh những vấn đề bấp cập do thói quen làm ăn nhỏ lẻ, nhìn lợi ích nhỏ trước mắt, chưa thấy tầm chiến lược, lợi ích trong quan hệ làm ăn chung thủy, lâu dài, bền chặt giữa những chủ đầm, chủ tàu với các doanh nghiệp nên các hợp đồng liên kết thường bị phá vỡ trong thời gian qua đã làm cho không ít chủ đầm, chủ tàu, cũng như một số doanh nghiệp bị lao đao, khó khăn, thậm chí một số bị phá sản. Thực trạng nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu và nguyên nhân của nó thời gian qua cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu nguyên liệu đầu vào cho chế biến giữa nuôi trồng và đánh bắt chủ yếu là tự phát do sức ép của môi trường, chứ không phải là sự chủ động của ngành hay doanh nghiệp.

Như vậy, nguyên liệu thủy sản cho chế biến có ba nguồn cơ bản là nuôi trồng, đánh bắt và nhập khẩu từ nước ngoài. Các số liệu trên cho thấy, trong những năm qua, tỷ trọng giữa các nguồn này có sự thay đổi khá bất lợi, tỷ trọng nhập khẩu tăng tương đối so với nuôi trồng và đánh bắt trong nước. Nuôi trồng có xu hướng tăng so với đánh bắt nhưng thiếu ổn định. Các giải pháp tái cơ cấu nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến không theo đúng hướng làm cho nguồn thủy sản nguyên liệu ngày càng thiếu ổn định và không phát huy được lợi thế so sánh cũng như lợi thế cạnh tranh.

Cùng với nguyên liệu cho chế biến thủy sản, một yếu tố đầu vào khác đối với chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu là thức ăn cho nuôi trồng thủy sản gồm cả nuôi

trồng trong hồ, trên sông và trên biển. Đến hết năm 2014, trên cả nước có khoảng 24 cơ sở sản xuất thức ăn nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm song thức ăn nuôi thủy sản sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu cả và số lượng và chất lượng. Giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Do không đáp ứng nhu cầu nên nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu với hơn 70% tổng giá trị tiêu dùng. Nguồn thức ăn nhập khẩu chủ yếu hiện nay là từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia Đông Nam Á khác.

Một lĩnh vực hậu cần đầu vào khác rất quan trọng của chuỗi giá trị thủy sản Việt Nam xuất khẩu là cung cấp con giống cho nuôi trồng thủy sản. Đến nay, số lượng các hộ nuôi và cung cấp các loại giống thủy sản cả nước là trên 4.000 hộ với diện tích hơn 2.250ha, cung cấp đủ giống, đặc biệt là giống cá Tra cho nhu cầu thả nuôi của các hộ nông dân và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản. Về chất lượng con giống, hầu hết các cơ sở nuôi trồng đã thực hiện quy định về quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, ngành thủy sản đã công nhận 9 tổ chức chứng nhận, trong đó 5 tổ chức chứng nhận đã triển khai công tác chứng nhận tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; có 75 cơ sở nuôi được đánh giá chứng nhận VietGAP2. Tuy vậy, các cơ sở sản xuất giống thủy sản phân bố không đều giữa ba miền và khoảng cách giữa cơ sở cung cấp con giống với các cơ sở nuôi trồng thủy sản khá xa đã làm tăng chi phí vận chuyển và duy trì chất lượng giống. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản bao gồm ba nhóm: (1) Các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt cung cấp giống các loài cá nước ngọt đã được xây dựng từ rất sớm ở Việt Nam và hoạt động khá ổn định nên liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống với cơ sở nuôi trồng khá chặt chẽ và bền vững. Số cơ sở sản xuất cá giống nhân tạo trên cả nước hiện nay khoảng 354 cơ sở có khả năng sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá giống hàng năm, cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả nước. Tuy nhiên, giá cá giống nhất là các loại cá đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ; (2) Các cơ sở sản xuất giống tôm đang được phân bổ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sản lượng của các cơ sở sản xuất giống tôm còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Trong hoạt động này, kỹ thuật nuôi vỗ tôm bố mẹ còn hạn

2 www.cpv.org.vn (05/01/2016): Ngành thủy sản, sản xuất con giống còn hạn chế (Bùi Thủy)

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)