Đối với các hoạt động cơ sở

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 51 - 55)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để

2.4.1. Đối với các hoạt động cơ sở

Đối với hoạt động hậu cần đầu vào, các doanh nghiệp thủy sản cần phải khép kín toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình để không xảy ra tình trạng thiếu hụt và đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản.

Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản cần chú ý trong việc lựa chọn nguồn cung cấp thuỷ sản cho xuất khẩu. Nguồn cung cấp có thể là do nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, do đánh bắt hoặc do nuôi trồng. Ngày nay, các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn trong việc nuôi trồng thuỷ sản vì nó thể hiện nhiều tính ưu việt như: giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, giảm chi phí mua,... Trong quá trình mua nguyên liệu, các doanh nhiệp phải chú ý lựa chọn thuỷ sản có chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, hoạt động hậu cần còn cần chú ý đến việc lựa chọn con giống. Lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn chất lượng coi như là thành công bước đầu của doanh nghiệp. Các hoạt động hậu cần phải được đảm bảo kịp thời và chính xác, có như vậy mới đảm bảo được tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

Tóm lại, để tái cơ cấu trong khâu hoạt động đầu vào của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu cần phát triển theo hướng liên kết với các cơ sở đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu; Hỗ trợ ngư dân về phương tiện và công nghệ đánh bắt; Nghiên cứu và phát triển con giống đảm bảo chất lượng và tạo cơ sở con giống cho hoạt động nuôi trồng; Tìm kiếm các nguồn nhập khẩu nguyên liệu đảm bảo và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nôi trồng thuỷ sản ̣

2.4.1.2. Hoạt động sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu

Trong hoạt động sản xuất thuỷ sản, khâu chế biến thuỷ sản là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu.

Muốn vậy, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến đồng thời đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra đối với mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh là rất khắt khe. Nếu sản phẩm sản xuất ra không đúng với tiêu chuẩn, sản phẩm đó sẽ không được thị trường chấp nhận, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần chú ý sản xuất đúng với tiêu chuẩn chất lượng mà đối tác yêu cầu.

Từ các nghiên cứu về hoạt động sản xuất chế biến, tác giả đưa ra một số các tiêu chí đánh giá về sản xuất chế biến như sau:

- Đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến hiện đại và đồng bộ

- Đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, nâng công suất chế biến - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến

- Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chế biến thuỷ sản 2.4.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra

Hoạt động hậu cần đầu ra bao gồm các hoạt động đóng gói, bao bì, vận chuyển. Đặc điểm của hàng thuỷ sản là tươi sống, không dự trữ được trong thời gian dài nên trong hoạt động hậu cần đầu vào cần chú ý nhất đến công tác bảo quản dự trữ thuỷ sản. Đối với thủy sản xuất khẩu, khi thuỷ sản được xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia, thời gian vận chuyển lâu thì hoạt động bảo quản càng quan trọng, do đó cần phải giao hàng nhanh chóng và kịp thời, ngoài ra việc lựa chọn phương tiện vận chuyển cũng rất quan trọng. Phương tiện vận chuyển phải vừa thuận tiện, vừa nhanh lại vừa có thể bảo quản tốt để hàng thuỷ sản không bị hỏng.

Lựa chọn bao bì đóng gói hàng thuỷ sản cũng vô cùng quan trọng, vừa bảo đảm an toàn cho hàng thuỷ sản, vừa phải phù hợp với đặc tính của từng loại hàng và có thể bảo quản được hàng thuỷ sản tốt nhất.

Từ các nghiên cứu về hoạt động hậu cần, tác giả đưa ra một số các tiêu chí đánh giá về hoạt động hậu cần đầu ra như sau:

- Đội ngũ vận chuyển - Bảo quản dự trữ thuỷ sản - Đóng gói, bao bì

2.4.1.4. Đối với hoạt động marketing và bán hàng

Việc nghiên cứu thị trường là quan trọng nhất trong hoạt động marketing và bán hàng. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì hoạt động marketing hướng ra thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế không giống như thị trường nội địa, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường đó như: Tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng thuỷ sản, thói quen tiêu dùng của người dân, yếu tố luật pháp, văn hoá,… Đối với nhiều doanh nghiệp, công tác này vẫn chưa được chú

trọng nhiều, chính vì vậy mà khi tham gia xuất khẩu thuỷ sản trên thị trường quốc tế, những doanh nghiệp này đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại trong việc tiếp cận thị trường và nhiều khi nó còn làm cho doanh nghiệp thất bại. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải tạo nên kênh phân phối cho phù hợp với đặc điểm của hàng thuỷ sản, lựa chọn kênh phân phối ngắn nhất.

Từ các nghiên cứu về hoạt động marketing, tác giả đưa ra một số các tiêu chí đánh giá về hoạt động marketing và bán hàng như sau:

- Nghiên cứu thị trường và phân đoạn thị trường - Quảng bá sản phẩm

- Áp dụng chính sách giá cả - Chính sách phân phối

- Ứng dụng công nghệ thông tin - Các chính sách xúc tiến

2.4.1.5. Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng

Hoạt động dịch vụ khách hàng là những hoạt động giao hàng, giải quyết khiếu nại của đối tác khi hàng thuỷ sản không đúng chất lượng hay không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủy sản xuất khẩu phần lớn là nguyên liệu để chế biến các loại thực phẩm đáp ứng nhu cầu và văn hóa tiêu dùng của từng khu vực thị trường nên cần đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn. Dịch vụ khách hàng đối với thủy sản xuất khẩu trước hết là đảm bảo giải quyết các khiếu nại của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhập khẩu về chất lượng thủy sản. Dịch vụ khách hàng trong chuỗi giá trị thủy sản Việt Nam xuất khẩu cũng phải đáp ứng những yêu cầu về xuất xứ sản phẩm, chỉ dẫn địa lý nơi sản xuất và chế biến khi có những yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp phân phối ở nước ngoài. Do hầu hết khách hàng tiêu dùng cá nhân trên thị trường thế giới chỉ biết đến nhà phân phối và cam kết của nhà phân phối đối với hàng hóa và dịch vụ mà họ mua và tiêu dùng nên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần tạo lập cơ chế để cùng giải quyết khiếu nại của khách hàng tiêu dùng khi cần.

Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là rất dễ hỏng và không dự trữ được lâu, vì vậy doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời và nhanh chóng. Giao hàng đúng chất

lượng mà đối tác yêu cầu, có như vậy mới tạo được uy tín với phía đối tác. Đồng thời để cho thuận lợi trong quá trình vận chuyển thì cần phải nâng cấp hệ thống tầu thuyền, có phương pháp bảo quản phù hợp, xây dựng hệ thống cầu cảng đáp ứng được nhu cầu cảu các tầu về chỗ trú đậu để việc giao hàng được thuận lợi hơn.

Nghiên cứu đưa ra các tiêu chí về đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng như sau:

- Giao hàng đúng chất lượng mà đối tác yêu cầu - Giao hàng đúng thời hạn

- Các hoạt động tư vấn khách hàng - Chính sau sau bán hàng

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)