Chương 3: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG THỜI GIAN QUA
3.1. Đặc điểm thị trường và phương thức xuất khẩu thủy sản Việt Nam để tham
3.1.2. Quy định pháp lý đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu
Sản phẩm của ngành thủy sản phần lớn xuất đi các nước khắp nơi trên thế giới do đó, các doanh nghiệp trong ngành phải chịu sự chi phối bởi các qui định, luật pháp của các quốc gia nhập khẩu, gây ra nhiều trở ngại cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Việc tìm hiểu và tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật của các nước nhập khẩu khác nhau luôn là thách thức cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thách thức vì rào cản thương mại và xu hướng bảo hộ ngày càng tăng. Do lợi thế sản xuất quy mô lớn, chi phí nhân công thấp nên thủy sản việt nam có giá khá cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cũng chính từ lợi thế này đã gây ra rủi ro khá lớn cho thủy sản Việt Nam đó là rủi ro pháp lý. Trước áp lực gia tăng của sản phẩm thủy sản nhập khẩu, gây tác động tiêu cực cho các nhà sản xuất và chế biến thủy sản nội địa, nhiều nước đã thực thi một số biện pháp nhằm hạn chế sự gia
nhập của các sản phẩm ngoại nhập để bảo hộ ngành sản xuất thủy sản trong nước.
Không ít lần hiệp hội thủy sản các quốc gia nhập khẩu đã kiện các doanh nghiệp Việt Nam về bán phá giá. Từ vụ kiện đầu tiên vào năm 1994 đến nay đã có gần 30 vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ. Ngoài ra, trước áp lực cạnh tranh toàn cầu, nhiều nước cũng thực hiện chiến lược truyền thông nhằm bôi xấu các sản phẩm thủy sản Việt Nam (như đối với cá tra trong các năm trước) tạo ra nhiều thách thức trong việc tăng trưởng xuất khẩu và duy trì hình ảnh ngành thủy sản Việt Nam.
Điển hình cho hành động này là Hoa Kỳ, với việc giám sát chặt chẽ các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu thông qua các vụ kiện chống bán phá giá. Hiện đối với mặt hàng cá tra – basa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, hằng năm Bộ Thương mại (DOC) Hoa Kỳ đều xem xét và công bố kết quả xem xét hành chính (thường gọi tắt là POR) cho thời hạn một năm, mỗi POR kéo dài từ 01/08 năm này sang 31/07 năm sau. Các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ bị áp một mức thuế chống bán phá giá riêng sau khi được xem xét, thẩm định từ DOC. Những doanh nghiệp nào bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp (khoảng từ 0-0,03 USD/kg sẽ gặp nhiều thuận lợi khi xuất khẩu cá tra – basa vào Hoa Kỳ. Ngược lại, những doanh nghiệp bị áp mức thuế chống bán phá giá cao sẽ tốn kém nhiều chi phí thuế và gần như mất cơ hội xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Cụ thể, trong đợt xem xét hành chính POR 8 (giai đoạn từ 01/08/2010 – 31/07/2011), CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish – AGF) đã bị áp mức thuế rất thấp ở mức 0,02USD/1kg nên rất rộng cửa xuất khẩu vào Hoa Kỳ; Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cũng bị áp thuế khá thấp 0,19 USD/kg nên vẫn sẽ duy trì xuất khẩu sang Hoa Kỳ khá tốt, trong khi những công ty khác bị áp thuế chống bán phá giá cao (như Việt An, Gò Đàng, An Phú, Docifish,...) đang gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ, thậm chí một số doanh nghiệp còn ngừng hẳn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy vậy, do sản xuất trong nước ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên chính phủ các quốc gia đó buộc phải đưa ra các chính sách miễn/giảm thuế nhằm thu hút hàng thuỷ sản nhập khẩu. Thông thường, các mặt hàng thuỷ sản được áp mức thuế ưu đãi thì không chịu giới hạn của hạn ngạch nhưng khi việc ưu đãi thuế quan gây ảnh hưởng xấu tới ngành thuỷ sản trong nước thì một quy định ngoại lệ sẽ
được ban hành nhằm hoãn áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Nếu hàng thuỷ sản nhập khẩu nào có đủ điều kiện để áp dụng mức thuế ưu đãi thì trước tiên phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, sau đó làm thủ tục xin hưởng ưu đãi thuế quan. Giấy chứng nhận xuất xứ thường chỉ có giá trị trong vòng một năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, thời hạn hiệu lực có thể kéo dài nếu chứng minh được hoàn cảnh bất khả kháng như gặp phải thiên tai, hoả hoạn,... mà chưa có khả năng thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xuất xứ khi khai báo nhập khẩu, nhà nhập khẩu cần trình các tài liệu chứng minh việc đã xin giấy chứng nhận xuất xứ và nguyên nhân việc xuất trình chậm trễ.
Bảng 3.1: Biểu thuế của một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu
Mã HS Mặt hàng
Mức thuế (%) Chung WTO Ưu đãi 0306.11
0306.12 0306.13
Tôm hùm Tôm sú
Tôm pandan đông lạnh
4 1 0*
0306.21 0306.22 0306.23
Tôm hùm Tôm sú
Tôm pandan sống/ tươi/ ướp lạnh
6 5 4
0*
0306.19 – 010 Các loài tôm khác đông lạnh 4 2 0306.29 – 110 Các loài tôm khác sống/ tươi/ ướp
lạnh
4 2
020, 030, 040, 090;
0306.24 - 110, 120, 130, 140, 190
Các loài sam, cua, ghẹ… đông lạnh/ sống/ tươi/ ướp lạnh
6 4
0303.44 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) đông lạnh
5 3,5 0302.34 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
tươi/ ướp lạnh
5 3,5 0303.46 Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus
maccoyii) đông lạnh
5 3,5
Mã HS Mặt hàng
Mức thuế (%) Chung WTO Ưu đãi 0302.36 Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus
maccoyii) tươi/ ướp lạnh
5 3,5 0303.41 Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)
đông lạnh
5 3,5 0302.31 Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)
tươi/ ướp lạnh
5 3,5 0303.42 Cá ngừ vây vàng (Thunnus
albacares) đông lạnh
5 3,5 0302.32 Cá ngừ vây vàng (Thunnus
albacares) tươi/ ướp lạnh
5 3,5 0303.45 Cá ngừ vây xanh (Thunnus
thynnus) đông lạnh
5 3,5 0302.35 Cá ngừ vây xanh (Thunnus
thynnus) tươi/ ướp lạnh
5 3,5 0303.49 Các loài cá ngừ khác đông lạnh 5 3,5 0302.39 Các loài cá ngừ khác tươi/ ướp lạnh 5 3,5
0304.90 – 091 Thịt cá ngừ đông lạnh 5 3,5
0304.10 – 291 0304.10 – 292
Thịt cá ngừ tươi/ ướp lạnh 5 3,5 0304.90 – 099 Thịt các loài cá khác đông lạnh 5 3,5 0304.10 – 299 Thịt các loài cá khác tươi/ ướp lạnh 5 3,5 0304.20 – 092 Phi lê cá ngừ đông lạnh 5 3,5 0304.10 – 191 Phi lê cá ngừ tươi/ ướp lạnh 5 3,5 0304.10 – 199 Phi lê các loài cá khác tươi/ ướp
lạnh
5 3,5
Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại, Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, 2015) Bảng 3.1 Cho thấy mức thuế nhập khẩu đối với thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản là một minh chứng cho sự chênh lệch giữa các mức ưu đãi khác nhau trên thị trường thế giới. Bên cạnh hàng rào thuế quan, nhiều quốc
gia cũng sử dụng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để áp đặt các hàng rào kỹ thuật, vì thủy sản là một loại thực phẩm quan trọng và hầu hết được xuất khẩu tiêu thụ ở các nước phát triển, nơi người tiêu dùng luôn đòi hỏi cao về chất lượng, sự an toàn của thực phẩm. Ở các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Úc, Hàn Quốc... luôn có một cơ quan chuyên giám sát gắt gao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại thủy sản nhập khẩu vào nước họ, các nước sẵn sàng áp đặt sự kiểm soát gắt gao hay thậm chí cấm nhập khẩu hoàn toàn nếu phát hiện các nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm từ các sản phẩm thủy sản nước ngoài. Một số vấn đề mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã gặp phải như vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline. Năm 2009, Hoa Kỳ và EU cảnh báo lô hàng cá tra, basa Việt Nam có nhiễm Trifluraline, đến đầu năm 2010 Nhật Bản cảnh báo 02 lô hàng cá tra Việt Nam nhiễm Trifluraline vượt ngưỡng cho phép 10(ng/g). Trung tuần tháng 9 năm 2010 Nhật lại cảnh báo tôm Việt Nam nhiễm Trifluraline. Theo thống kê xuất khấu thủy sản của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản năm 2010 chúng ta phát hiện 18 mẫu: 11 mẫu cá tra, 04 mẫu cá rô phi, 02 mẫu tôm sú, 01 mẫu cá lóc có chứa kháng sinh Trifluraline vượt mức cho phép xuất khẩu. Nguyên nhân của việc nhiễm Trifluraline trong các sản phẩm thủy sản: con giống, sử dụng hóa chất diệt nấm, cải tạo ao nuôi; tuy nhiên sản phẩm thủy sản Việt Nam nhiễm kháng sinh trên là từ đồng ruộng với hàm lượng Trifluraline rất cao được nông dân trộn vào lúa giống nhằm ức chế sự nảy mầm của cỏ dại khi đó nước trong đồng ruộng được thải ra và dẫn vào hồ nuôi gây sự nhiễm chéo rất khó kiểm soát và tình trạng nuôi manh mún nhỏ lẻ gần đồng ruộng làm cho việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi khó khăn hơn nhiều. Vấn đề thứ hai là dư lượng kháng sinh nhóm Quinolone. Quinolone là một trong năm nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng trong thực phẩm, mức cho phép hàm lượng tổng Enro/Cipro trên hầu hết các thị trường nhập khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Canada,… là 50(ng/g). Riêng thị trường Nhật Bản đòi hỏi khắt khe hơn. Nhật nâng mức cho phép của nhóm này lên 10(ng/g) cao gấp 05 lần mức chung của các nước khác. Năm 2010, Nhật đã cảnh báo 28/678 lô hàng tôm nhập vào Nhật có mức kháng sinh Quinolone vượt mức cho phép. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011 Nhật đã cảnh báo 81/286 lô hàng tôm
nhập khẩu vào nước này tuy nhiên đều nằm dưới ngưỡng 50(ng/g). Đây là tình hình vô cùng tồi tệ cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Vị thế con tôm Việt Nam đã mất dần tính chủ lực sau hai sự việc trên, nếu doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng được các qui định khắt khe, vượt qua các hàng rào kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nước nhập khẩu lớn thì cơ hội thị trường cũng sẽ mở ra cho các doanh nghiệp.