Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
2.3. Phương thức và nội dung của tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để
Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu gắn với chuỗi giá trị thủy sản. Lý thuyết chuỗi giá trị và lý thuyết tái cơ cấu thường không gắn kết với nhau và khó ứng dụng trong thực tiễn. Gắn tái cơ cấu trên cơ sở chuỗi giá trị cần được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, tuy nhiên trọng tâm sẽ là tái cơ cấu trên cơ sở liên kết dọc và tái cơ cấu trên cơ sở liên kết ngang.
2.3.1 Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên cơ sở liên kết dọc của chuỗi giá trị
Tái cơ cấu trên cơ sở liên kết dọc của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu có thể thực hiện theo hai hướng: tái cơ cấu tất cả các hoạt động của của chuỗi và tái cơ cấu các cơ sở trong từng khâu của chuỗi giá trị.
Tái cơ cấu tất cả các cơ sở của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu là tái cơ cấu các cơ sở từ cung cấp thức ăn, thuốc cho thủy sản, nuôi con giống, nuôi trồng thủy
sản đến các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc hậu cần đầu ra và doanh nghiệp xuất khẩu để bảo đảm sự tương thích giữa các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các khâu khác nhau. Tái cơ cấu dựa trên liên kết dọc toàn chuỗi đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tái cơ cấu để có thể tham gia chuỗi nhằm thực hiện phân công lao động theo chiều sâu, mỗi doanh nghiệp đảm nhiệm một khâu và chuyên môn hóa sâu để không chồng chéo chức năng. Tái cơ cấu theo phương thức này cũng bảo đảm các doanh nghiệp sẽ giảm đến mức cao nhất những đầu tư và những hoạt động không thuộc thế mạnh để giành lợi thế cạnh tranh. Tái cơ cấu trên toàn chuỗi theo liên kết dọc cũng cần nghiên cứu để hợp nhất một số hoạt động của các khâu khác nhau thành một hoạt động tổng thể. Chẳng hạn, các hoạt động đóng gói, ghi nhãn, bảo quản thành phẩm nên hợp nhất với hoạt động chế biến để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, nhất là bảo đảm giá trị cao nhất của hoạt động.
Tái cơ cấu dựa trên liên kết dọc trong từng khâu của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu là chuyển đổi cơ cấu của từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đảm nhiệm từng hoạt động cụ thể cho phù hợp với qui mô của từng khâu hoạt động. Đối với các doanh nghiệp có qui mô khá lớn, có nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực và vốn thì có thể tổ chức doanh nghiệp đảm nhiệm một hoạt động cụ thể và liên kết dọc với nhau. Chẳng hạn, trong khâu hoạt động hậu cần đầu ra, liên kết dọc trên cơ sở quan hệ hợp đồng sẽ tạo thành chuỗi (hình 2.5)
Hình 2.5. Liên kết dọc trong một khâu của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu (Nguồn:Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, chuỗi giá trị thuỷ sản 2016)
Doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu chế
biếnthức ăn
Doanh nghiệp chế biến thức ăn
Doanh nghiệp nuôi
giống thủy sản
Doanh nghiệp nuôi thủy
sản Doanh nghiệp
cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc thủy
sản
Doanh nghiệp sản xuất thuốc thủy sản
Hậu cần đầu ra
Hình 2.5 Cho thấy các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn, doanh nghiệp chế biến thức ăn, doanh nghiệp nuôi giống thủy sản và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có thể tạo thành chuỗi liên kết dọc thứ nhất. Cùng với chuỗi thứ nhất, các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc thủy sản, doanh nghiệp sản xuất thuốc thủy sản, doanh nghiệp nuôi giống, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hình thành chuỗi liên kết dọc thứ hai. Tùy thuộc vào mức độ chuyên môn hóa, các doanh nghiệp có thể hình thành các chuỗi liên kết dọc trong từng khâu của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu.
2.3.2. Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên cơ sở liên kết ngang trong các khâu hoạt động của chuỗi giá trị.
Tái cơ cấu trên cơ sở liên kết ngang trong từng khâu hoạt động của chuỗi giá trị có thể thực hiện theo hai hướng: (1) Nhóm gộp các doanh nghiệp riêng rẽ vào một doanh nghiệp tổng hợp. Chẳng hạn, sản xuất thức ăn, sản xuất thuộc cho thủy sản, sản xuất nguyên liệu để sản xuất thức ăn có thể gộp lại để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và cung ứng đồng bộ cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản. Đối với doanh nghiệp nuôi trồng có thể sát nhập doanh nghiệp nuôi giống với doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản để tận dụng những lợi thế về cơ sở vật chất, về công nghệ, nhân lực và tiết kiệm vốn; (2) Liên kết các doanh nghiệp trong cùng khâu hoạt động của chuỗi giá trị theo quan hệ sở hữu hoặc hợp đồng liên doanh.
Các doanh nghiệp chuyên môn hóa trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể nhưng sẽ được liên kết lại theo quan hệ sở hữu. Do cùng sở hữu nên các doanh nghiệp sẽ có cùng chiến lược kinh doanh và có thể chia sẻ nguồn lực để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí. Liên kết theo mô hình này có thể phát triển thành các tổng công ty làm tiền đề cho việc hình thành các tập đoàn đảm nhiệm các khâu hoặc một số khâu hoạt động trong chuỗi giá trị.
Tóm lại, gắn tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu với chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu đòi hỏi phải tái cơ cấu trong từng khâu hoạt động của chuỗi giá trị và tái cơ cấu dọc trên toàn chuỗi giá trị. Tái cơ cấu dù ở góc độ doanh nghiệp hay toàn chuỗi giá trị đều nhằm một mục tiêu là tạo ra giá trị cho khách hàng trên cơ sở giảm chi phí, sử dụng tối ưu các nguồn lực để đạt được hiệu quả sử dụng nguồn lực cao
nhất. Tái cơ cấu cũng phải đạt được mục tiêu hình thành các chuỗi liên kết dọc và ngang trên toàn chuỗi và trong từng khâu hoạt động của chuỗi.
3.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu - Tiếu chí đánh giá tính liên kết sau khi tái cơ cấu
Các hoạt động được thực hiện trong toàn chuỗi giá trị thủy sản Xem xét các hoạt động trong chuỗi, hoạt động nào được thực hiện ví dụ như hoạt động nuôi trồng bao gồm chuẩn bị ao nuôi, mua đầu vào, chăm sóc, thu hoạch, lưu kho. Mỗi hoạt động sẽ tạo ra chi phí, hiểu được chi phí của mỗi hoạt động và tỷ trọng trong tổng chi phí có thể giúp cải thiện hiệu suất. Điều này đòi hỏi phải có những hiểu biết chi tiết về quá trình thực hiện của chuỗi.
Các hoạt động được các tác nhân thực hiện, để biết được hoạt động thực hiện có hiệu quả cần phân tích đánh giá kết quả hoạt động của từng tác nhân tham gia bao gồm phân tích đánh giá các vấn đề về chi phí bỏ ra, giá trị sản xuất kinh doanh, lợi nhuận. Các tác nhân cùng thực hiện một chức năng hoạt động giống nhau nhưng khi tham gia vào các chuỗi khác nhau nếu chi phí bỏ ra ít và kết quả thu được (doanh thu, lợi nhuận) lớn thì tác nhân đó hoạt động có kết quả tốt.
- Khả năng đáp ứng
Tiêu chí này đo lường khả năng chuỗi giá trị đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Khách hàng có những mong đợi khác nhau ví dụ như khách hàng đòi hỏi và chi trả cho việc giao hàng nhanh với lượng mua nhỏ cũng như mức độ sẵn có về sản phẩm cao. Hay khách hàng khác sẽ chấp nhận chờ lâu hơn để mua sản phẩm và sẽ mua với số lượng lớn. Kết quả của sự mong đợi là mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm (bao gồm chất lượng, chủng loại và giá cả), thương hiệu và sự phục vụ. Bất kể khách hàng nào mà đang được phục vụ, chuỗi giá trị phải đáp ứng được các mong đợi của khách hàng đó.
- Tính linh hoạt
Tiêu chí này đo lường sự năng động trong phân phối được thể hiện ở thời gian chuỗi đáp ứng, dòng thông tin và sự thuận tiện về địa điểm cung cấp sản phẩm của chuỗi. Trong đó, thời gian đáp ứng không chỉ là thời gian sản xuất, chế biến mà còn có cả thời gian di chuyển, chờ đợi. Dòng thông tin sẽ chảy hai chiều, thông tin
về sản phẩm sẽ được nhà phân phối tiếp nhận từ người sản xuất và gửi đến người bán lẻ chuyển đến người tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng được cung cấp sản phẩm, những thông tin sẽ được truyền ngược trở lại chuyển đến nhà sản xuất. Vì vậy, nếu các tác nhân chia sẻ lượng thông tin với nhau càng nhiều, tần suất trao đổi càng lớn thì chuỗi giá trị thủy sản càng đáp ứng nhanh khi đó chuỗi hoạt động càng linh hoạt và trơn tru. Còn nếu địa điểm cung cấp sản phẩm của chuỗi thuận tiện thì người tiêu dùng sẽ được đáp ứng nhanh. Như vậy, một chuỗi giá trị cần có khả năng trong lĩnh vực này để phản ứng với tính dễ thay đổi của thị trường.
- Chất lượng sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trong lý thuyết thường chia thành thuộc tính chất lượng bên trong và bên ngoài (Jongen, 2000; Luning et al., 2002; Tijskens, 2004) hoặc tương tự thành các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và chất lượng quá trình (Northen, 2000). Trong nhiều năm kết quả hệ thống sản xuất nói chung được đánh giá bằng việc đo đếm chi phí hoặc bằng đo đếm chất lượng sản phẩm bên trong chẳng hạn độ an toàn sản phẩm và cảm quan (mùi vị, màu sắc, hình thức) (Spiegel, 2004). Chất lượng là một yếu tố thể hiện nhiều khía cạnh dựa trên cả thuộc tính chất lượng bên trong và bên ngoài được nhận thức ngay tại cửa hàng (Acebron and Dopico, 2000). Điều này có nghĩa rằng quyết định mua phụ thuộc vào cả tiêu chí chất lượng bên trong sản phẩm và cả tiêu chí bên ngoài.