- Ví dụ 3: Tổ chức kiểm tra đánh giá chuyên đề Sinh sản ở T
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC).
Đối với nhóm TN: khi dạy thực nghiệm, chúng tơi sử dụng các giáo án điện tử thiết kế theo hướng tích hợp TTĐPT để tổ chức hoạt động học tập theo hình thức thảo luận cho HS.
Đối với nhóm ĐC: khi dạy đối chứng, chúng tôi sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng tích cực trên cơ sở các tư liệu trong SGK, có sử dụng tranh, bảng biểu để tổ chức hoạt động học tập cho HS mà khơng có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin.
Cả nhóm TN và nhóm ĐC đều do cùng một GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về các mặt: thời gian, nội dung kiến thức .
Các nhóm TN và ĐC đều có chế độ kiểm tra như nhau sau bài học bằng các đề kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Mẫu phiếu trắc nghiệm được trình bày ở phần phụ lục 3.
Chúng tôi đánh giá chất lượng nhận thức của HS theo tiêu chuẩn của Benjamin Bloom gồm 6 mức độ, trong đó khả năng “hiểu bài” tương ứng mức độ 1 và 2, khả năng “hệ thống hóa kiến thức” tương ứng mức độ 3 đến mức độ 6 [32].
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tơi tiến hành kiểm tra khả năng “hiểu bài” của HS bằng 3 bài trắc nghiệm khách quan với thời gian 30 phút 1 bài, mỗi bài tương ứng một phần kiến thức của chương Sinh sản: SS ở TV (bài 41&42), SS ở ĐV (bài 44&45), Ứng dụng điều khiển SS ở ĐV-TV (bài 46&47). Sau thực nghiệm 3 tuần, chúng tôi kiểm tra khả năng “hệ thống hóa kiến thức” của HS bằng 1 bài tự luận 45 phút. Việc kiểm tra được tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
85
vào những buổi học trái ca (buổi chiều) ngay trong ngày tiến hành thực nghiệm.
Các bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm được chấm theo thang điểm 10. Các số liệu thu được sẽ được xử lí bằng phần mềm Ecxel kết hợp thống kê toán học [5].