Khái niệm quá trình dạyhọc

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 26 - 30)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

trẻ một cách có ý thức, được tiến hành dưới tác động chủ đạo của nhà sư phạm. QTDH là một q trình tổng thể, tồn vẹn bao gồm các khâu, các yếu tố tồn tại trong sự biện chứng của yêu cầu về trí – đức – thể - mĩ [30].

Hiện nay, các nhà lý luận dạy học ở Việt Nam cũng như thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về QTDH tuỳ theo quan điểm tiếp cận về hoạt động dạy và học. Chẳng hạn, các nước sử dụng tiếng Anh khi nghiên cứu QTDH thường xem xét hai phạm trù độc lập: dạy và học (Teaching and Learning). Theo đó, với hoạt động dạy có phương pháp dạy của GV, với hoạt động học có phương pháp học của mỗi cá nhân. Qua đó ta có thể đưa ra một số định nghĩa cho QTDH:

QTDH là một QTTT bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một mơi trường sư phạm thích hợp. Sự tương tác giữa người học và các thơng tin. Trong bất kỳ tình huống dạy - học nào cũng có một thơng điệp được truyền đi. Thơng điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người học. Các phản hồi từ người dạy đến người học về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác.

QTDH là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực tự sáng tạo của trị, nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy - học.

QTDH cịn được hiểu là hoạt động dạy và học, được tạo nên bởi các yếu tố cấu trúc cơ bản: mục tiêu; phương pháp; nội dung; hình thức tổ chức, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và được mô tả như sơ đồ hình 1.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc trong QTDH

 Mục tiêu dạy học  Nội dung dạy học  Phương pháp dạy học

 Hình thức tổ chức dạy học  Phương tiện dạy học  Kiểm tra đánh giá

Qua sơ đồ hình 1.1 ta nhận thấy QTDH ln ln vận động và phát triển theo các quy luật vốn có của nó (quy luật phù hợp giữa mục tiêu và nội dung; quy luật phù hợp giữa mục tiêu và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức; quy luật phù hợp giữa hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; quy luật thống nhất giữa mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học…). Do vậy, người dạy - nhà sư phạm phải biết tổ chức và điều khiển quá trình này, phát huy cao độ vai trị tự giác, tích cực, độc lập của người học, tạo ra hệ thống các động lực, thúc đẩy và phát triển một cách tổng hợp và đồng bộ mọi yếu tố của QTDH nói chung và đặc biệt là yếu tố người học nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.

+ Mục đích giáo dục và nhiệm vụ dạy học: phản ánh một cách tập trung nhất những yêu cầu của môn học, của xã hội đối với QTDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

+ Nội dung dạy học: bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến từng môn học cụ thể mà người học cần nắm vững trong QTDH. Nội dung dạy học là một nhân tố cơ bản trong QTDH. Nội dung dạy học bị tri phối bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học.

+ Phương pháp và phương tiện dạy học: là hệ thống những cách thức, phương tiện hoạt động phối hợp của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

+ GV với hoạt động dạy và HS với hoạt động học: Trong QTDH, GV với hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập của người học, đảm bảo cho người học thực hiện đầy đủ và có chất lượng những yêu cầu đã được quy định bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học. Trong QTDH, người học vừa là khách thể (của quá trình dạy), vừa là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của hoạt động học. Thầy và trò cũng như hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Mơi trường có ảnh hưởng đến QTDH: Nếu các thành tố: mục đích - nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, GV - HS, kết quả…là các thành tố bên trong thì thành tố mơi trường được xem là thành tố bên ngồi của QTDH. Các mơi trường này khơng chỉ tác động đến hoạt động dạy học nói chung mà cịn ảnh hưởng tới tất cả các thành tố cấu trúc bên trong QTDH. Ngược lại, QTDH phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự vận động đi lên của các mơi trường bên ngồi.

Mối quan hệ của QTDH và mơi trường bên ngồi là mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này phản ánh vai trò của đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc đến nền kinh tế thị trường, đến từng nhân tố của quá trình giáo dục, tới chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Và ngược lại, sản phẩm giáo dục - những người có tri thức văn hố, khoa học, có kỹ năng nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

nghiệp, có phẩm chất đạo đức và thái độ đúng đắn…sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nền kinh tế xã hội… Với ý nghĩa đó, giáo dục có vai trò là động lực, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)