Điều tra thực trạng sử dụng PTDH ĐPT trong giảng dạy môn Sinh học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 37 - 45)

- Thế nào là “Tích hợp truyền thơng đa phương tiện” trong dạy học?

1.4.3Điều tra thực trạng sử dụng PTDH ĐPT trong giảng dạy môn Sinh học ở Việt Nam

c. Mơ hình truyền thơng hai chiều hồn chỉnh

1.4.3Điều tra thực trạng sử dụng PTDH ĐPT trong giảng dạy môn Sinh học ở Việt Nam

học ở Việt Nam

Hiện nay đã có một số tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học ở trường THPT:

Người phát Lập mã *Kỹ năng truyền thông * Thái độ * Kiến thức * Hệ thống văn hố xã hội Người thơng dịch Người thu Giải mã Người thu Giải mã Người thông dịch Người phát Lập mã

Thông điệp truyền

Thông điệp đáp *Kỹ năng truyền thông * Thái độ * Kiến thức * Hệ thống văn hoá xã hội Tiếng ồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

- Năm 2002, Dương Tiến Sĩ và cộng sự đã sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế các trình phim dạy khái niệm mơi trường và các nhân tố sinh thái [24]. Tác giả đã thiết kế được một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm các nhân tố sinh thái tác động vào đời sống cây xanh, các nhân tố đó được xếp vào nhóm nhân tố vơ sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. Các câu hỏi được khắc hoạ cùng sơ đồ, hình ảnh, giúp HS tích cực suy nghĩ để giải quyết vấn đề mà GV đặt ra cho HS say mê, tích cực tìm tịi tự chiếm lĩnh kiến thức mới và phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó. Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Văn Hồng đã sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế các giáo án hướng dẫn tự học trong dạy học Sinh học [13], đây là hướng nghiên cứu hay vì đã sử dụng một phần mềm phổ biến, dễ học dễ làm giúp GV tạo các bài giảng nâng cao tính tự lực học tập cho HS, đưa HS vào thế “chủ động” với hoạt động nhận thức. Ngoài ra cũng cần kể đến tác giả Nguyễn Văn Hiền đã xây dựng một quy trình thiết kế bài dạy Sinh học bằng phần mềm Microsoft Powerpoint [11]. Quy trình này giúp GV linh hoạt hơn trong việc thiết kế một bài giảng theo hướng tích hợp đa phương tiện tạo những bài giảng sống động, gây hứng thú học tập cao cho HS. Các tác giả khác như Tạ Thị Thu Hiền, Huỳnh Thị Ái Tâm, Lê Thị Tâm, Lê Cao Thắng (2007), Dương Thanh Tú (2009) cũng đã xây dựng những quy trình thiết kế bài giảng bằng Powerpoint theo hướng tích hợp TTĐPT với các phần kiến thức khác nhau trong chương trình Sinh học bậc THPT [12], [26], [28], [30], [31].

- Một số tác giả khác như Nguyễn Đình Tâm (2008), lại sử dụng phần mềm Macromedia Flash để thiết kế các mơ hình động trong dạy học Sinh học Tế bào, hay Hoàng Thị Quyên (2009) sử dụng phần mềm Powerpoint xây dựng mơ hình động trong dạy học Sinh lý thực vật. Việc ứng dụng các phần mềm cơng cụ để “động hóa” các hình ảnh tĩnh trong SGK giúp HS có sự quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

sát tỉ mỉ và hiểu sâu kiến thức hơn, phần nào nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học [27], [22].

- Phần mềm kiểm tra đánh giá trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ - Mã số:

B2001 - 75 - 02 - TĐ do tác giả Dương Tiến Sỹ thực hiện với các mục đích::

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong q trình dạy học cho tất cả các mơn học; Tạo ra nội dung thi khách quan theo các mức độ khác nhau và có tính bảo mật cao; Cho phép tự động đảo vị trí của câu hỏi và câu trả lời; Cho phép thay đổi thời gian thi, số lượng câu hỏi theo yêu cầu; Đảm bảo thí sinh hồn tồn tự lực trong q trình thi. Tuy nhiên, phần mềm này chỉ phù hợp cho quá trình tự kiểm tra đánh giá của HS hoặc cho GV tổ chức kiểm tra HS trực tiếp trên máy tính, hoặc cho các kỳ thi tuyển sinh. Loại phần mềm này có tính tương tác cao giữa người và máy, cho phép tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cũng theo hướng nghiên cứu này, cần phải kể đến đóng góp của tác giả Nguyễn Văn Hồng khi đã ứng dụng phần mềm Emp-test xây dựng câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan kết quả học tập của HS [14]. Tác giả đã thành công trong việc khai thác tối đa những điểm mạnh của phần mềm này trong soạn thảo ngân hàng câu hỏi có định hướng, phân cấp và sử dụng để tạo 3 dạng đề thi trên giấy, file html, zmp giúp GV thực hiện việc kiểm tra HS tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách khách quan, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Cùng ứng dụng phần mềm cơng cụ Emp-test cịn có Hồng Phùng Xuân (2008) đã xây dựng ngân hàng câu hỏi hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS lớp 10 giúp tăng hiệu quả dạy học [34].

- Ngồi ra cịn có rất nhiều phần mềm, website hỗ trợ dạy học Sinh học được sản xuất bởi các công ty tin học, cơng ty thiết bị giáo dục cũng góp phần tạo nên một ngân hàng dữ liệu phong phú cho dạy và học bộ mơn.

Nhìn chung, những phần mềm dạy học ở Việt Nam chủ yếu là các bài giảng điện tử được thiết kế trên máy tính bằng các phần mềm cơng cụ như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

PowerPoint, Frontpage, CHM Editor, Flash, Violet...và được trình chiếu khi

tiến hành bài giảng, có khả năng lồng ghép một số hình ảnh và âm thanh sinh động. Nhưng mới chỉ có một số giáo viên có thể tự thiết kế nhờ trình độ tin học tương đối vững vàng, và cũng chỉ sử dụng trong những giờ thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi và những giờ thực nghiệm… Hiệu quả ứng dụng của các phần mềm này chưa cao vì tính tương tác cịn yếu, chưa tạo điều kiện cho HS chủ động khai thác kiến thức vì cịn phụ thuộc nhiều vào cách tổ chức học tập khi sử dụng phần mềm (phần lớn vẫn là GV cung cấp sẵn, “bắt” HS học theo). Nếu mong muốn cho học sinh tự học tốt trên lớp hoặc ở nhà thì phần mềm này khơng đạt được, hoặc phải tìm hướng khai thác tối ưu nhất cho loại PTDH này thì mới có QTDH sử dụng TTĐPT hiệu quả.

Phân tích ưu nhược điểm của các phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay ở trường phổ thông dựa trên các tiêu chí mà GV chọn lựa khi sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử, chúng tôi thu được kết quả (Bảng 1.1):

Bảng 1.1: Đáp ứng của phần mềm với yêu cầu của GV

Tiêu chí mong muốn

Khả năng đáp ứng của phần mềm Microsoft Powerpoint Microsoft Frontpage Violet CHM Editor Moodle Lecture Maker Dễ sử dụng, thiết kế X X X Dễ cài đặt, nâng cấp X X X X X “Nhúng” nhiều ứng dụng khác nhau X X X Tích hợp sẵn nhiều công cụ hỗ trợ, thiết kế X

Tạo chuẩn SCORM X X X

Tương tác tốt với bảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Trình chiếu tốt X X X

Đáp ứng dạy học từ xa X X X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả so sánh cho thấy, chỉ phần mềm công cụ Lecture Maker là đáp ứng tất cả các tiêu chí đề ra, trong đó nổi bật là: dễ sử dụng, tương tác “nhúng” cao, tạo được chuẩn giáo án điện tử theo chuẩn SCORM quốc tế. Có thể nói Lecture Maker không chỉ là một phần mềm thiết kế bài giảng mà nó cịn là “sân khấu” giúp các phần mềm dạy học khác cùng trình diễn, tương tác để đạt hiệu quả dạy học cao nhất đối với một bài giảng tích hợp TTĐPT. Hiện nay phần mềm Lecture Maker đang được Cục CNTT của Bộ GD&ĐT khuyến khích sử dụng để thiết kế bài giảng phục vụ tốt cho dạy học E-learning thông qua cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning năm học 2009-

2010”. Vì vậy chúng tơi lựa chọn sử dụng phần mềm Lecture Maker trong

việc thiết kế các bài giảng tích hợp TTĐPT trong đề tài nghiên cứu này. Mặc dù đã có nhiều phần mềm được đưa vào sử dụng, nhưng những phần mềm có mục đích hỗ trợ GV đổi mới cách dạy và giúp HS tự học vẫn chưa được nghiên cứu và thiết kế. PMDH có thể coi là một phương tiện dạy học, tuy nhiên phương pháp sử dụng chúng như thế nào vào thiết kế và tổ chức dạy học cũng là vấn đề cần phải được làm sảng tỏ. Đây chính là hướng mà chúng tơi muốn nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài này.

Qua điều tra về nhu cầu và đáp ứng của GV, HS, cơ sở vật chất của 2 trường thực nghiệm đối với việc sử dụng TTĐPT trong dạy học bằng các phiếu điều tra (phụ lục 1&2) chúng tơi có những nhận định sau:

- Về phía GV:

Chúng tơi sử dụng phiếu điều tra gồm 09 câu hỏi tham vấn ý kiến của 82 GV, phân tích kết quả cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

+ Có tới 97,6% GV sử dụng máy vi tính và màn chiếu slide trong giảng dạy bằng phần mềm MS powerpoint hoặc Violet, tuy nhiên việc sử dụng cịn ít, do vậy kĩ năng sử dụng chưa thành thạo (chiếm tới 42,7%).

+ 100% các GV đều tích cực sưu tầm các tư liệu dạy học, tuy nhiên mới chỉ có 47,5% GV có khả năng gia cơng lại các tư liệu trên cho phù hợp yêu cầu của bài giảng, số còn lại chỉ đưa nguyên bản những tư liệu sẵn có vào bài giảng. Loại tư liệu được gia công lại chủ yếu gồm: bài giảng powerpoint, giáo án word, đề kiểm tra, hình tĩnh, phim. Điều này phản ánh trình độ tin học cịn hạn hẹp ở GV, đặc biệt là những GV nhiều tuổi.

+ Hầu hết GV hiện nay truy cập và tìm kiếm tài liệu trên trang web http://violet.vn (95,1%), ngồi ra họ cịn tìm dựa vào các web tìm kiếm nhưng ít có khả năng chọn lọc và lấy về các tư liệu mong muốn.

+ Đa số GV đánh giá cao các PTDH kĩ thuật số, nhưng còn ngần ngại khi sử dụng vì lí do chưa thành thạo, tốn công chuẩn bị, hay bị phụ thuộc nội dung trình chiếu.

+ Nhiều GV hiện nay mới chỉ cung cấp thông tin môn học đến HS thông qua giảng trực tiếp hoặc bài tập in sẵn. Mới chỉ có rất ít GV (19,5%) đã tự xây dựng được website, blog cá nhân đơn giản để phục vụ dạy học. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc khó triển khai rộng rãi dạy học điện tử trong trường phổ thơng.

- Về phía HS:

Chúng tơi sử dụng phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi tham vấn ý kiến của 373 HS của các lớp TN và ĐC, phân tích kết quả cho thấy:

+ 100% HS biết và có kĩ năng sử dụng mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên phần lớn tin tức các em tìm kiếm đều chưa đáp ứng cho nhu cầu học tập mà chủ yếu là giải trí (chiếm tới 96%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

+ Thời gian sử dụng mạng Internet trung bình của 01 HS trong một tuần từ 2 đến 4 tiếng, tuy nhiên đa phần chỉ phục vụ nhu cầu giao lưu, giải trí chứ chưa phục vụ cho việc học. Cá biệt có tới 15,5% HS sử dụng Internet trên 8 tiếng một tuần cho việc chơi game online. Đây cũng là điều GV và các bậc phụ huynh nên quan tâm để điều chỉnh các em đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc học.

+ Có 76,1% HS ở các lớp TN có máy tính nối mạng tại nhà. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho GV khi muốn triển khai hình thức dạy học từ xa hoặc cung cấp kiến thức cho HS qua mạng Internet.

+ Hầu hết các em đều hứng thú với hình thức thảo luận, và muốn được cung cấp nhiều hơn các tư liệu minh họa sinh động của bộ môn. 100% HS thấy hiểu bài và dễ nhớ hơn khi được học tập mơn Sinh học có sử dụng TT- ĐPT.

- Về phía nhà trường:

Tại 2 trường thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy TH TTĐPT, kết quả như sau:

+ Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: có 02 phịng máy tính, mỗi phịng có 20 máy tính được nối mạng LAN và mạng Internet do Viettel tài trợ. Có 8/17 phịng học được trang bị máy tính và máy chiếu slide cố định.

+ Trường THPT Hịn Gai: có 02 phịng máy tính chứa tổng cộng 46 máy tính nối mạng LAN, Internet. 49/49 phòng học đều được trang bị máy tính và máy chiếu slide. Ngồi ra nhà trường cịn lắp 02 trạm phát Wifi phục vụ nhu cầu truy cập mạng của GV và HS.

Qua kiểm tra cho thấy 100% máy tính và máy chiếu đều hoạt động tốt, có cấu hình khá cao, được quản lý và kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra tại 2 trường cịn có đầy đủ các PTDH cơ bản khác như tranh ảnh, mơ hình, đồ dùng thí nghiệm, catsette, máy chiếu đa vật thể...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

Như vậy đánh giá điều kiện cơ sở vật chất của 2 trường thực nghiệm hoàn toàn đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy học theo hướng sử dụng TTĐPT.

Tóm lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học đã được tiến hành và

thành công ở các mức độ khác nhau cho thấy xu thế chung của phương thức dạy học hiện nay đều hướng việc đưa CNTT “tích hợp” sâu vào QTDH, trở thành xu thế chủ yếu của dạy học hiện tại và tương lai.

- Ở Việt Nam, những nghiên cứu sử dụng TTĐPT vào dạy học Sinh học

tương đối nhiều, nhưng mức độ đáp ứng của GV tại các đơn vị trường chưa cao vì những nguyên nhân như: cơ sở vật chất, trình độ, tâm lý... Trong khi đòi hỏi của HS là cần được học bằng nhiều cách, từ nhiều nguồn, theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là mơ hình tiếp cận với dạy học điện tử (E-learning).

- Việc thiết kế và sử dụng bài giảng chủ yếu vẫn cịn mang tính trình diễn,

khơng thường xun nên GV ít thành thạo, HS ít được tiếp cận. Nếu được đầu tư cải tiến về thiết kế (phần mềm thân thiện hơn) và sử dụng (học theo vấn đề, học qua mạng) chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy và học Sinh học ở trường phổ thông hiện nay.

Đây là những yếu tố nói lên tính cấp bách của đề tài và làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng phần mềm Lecture Maker, Blog trong thiết kế và sử dụng bài giảng theo hướng tích hợp TTĐPT trong dạy học Sinh học 11 phần Sinh sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 37 - 45)