Vai trò của PTDH trong quá trình dạyhọc

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 31)

- Thế nào là “Tích hợp truyền thông đa phương tiện” trong dạy học?

b. Vai trò của PTDH trong quá trình dạyhọc

Trong lí luận dạy học, QTDH là một QTTT bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và truyền đạt thông tin trong môi trường sư phạm thích hợp, tối ưu cho người học. Trong bất kì tình huống dạy-học nào cũng có một thông điệp truyền đi, thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người học và các phản hồi từ người học, kể cả sự kiểm soát quá trình này về sự nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác. PTDH chính là cầu nối truyền thông tin từ người thầy tới HS và ngược lại (Hình 1.3) [25], [28].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

PTDH có vai trò quan trọng trong QTDH, nó thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận trực tiếp được. PTDH giúp cho GV phát huy được tất cả các giác quan của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức, giúp HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng, các khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc rút ra những tri thức và sự vận dụng vào thực tế. Như vậy, nguồn tri thức mà HS nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn.

PTDH làm cho việc dạy-học trở nên cụ thể hơn, vì vậy tăng khả năng tiếp thu kiến thức về sự vật, hiện tượng, các quá trình phức tạp mà bình thường HS khó nắm vững.

Sử dụng PTDH có thể rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của HS lại nhanh hơn, vững chắc hơn.

PTDH là công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ở tất cả các khâu của QTDH, như: Tạo động cơ học tập và kích thích hứng thú nhận thức, hình thành kiến thức mới, củng cố hoặc kiểm tra kiến thức của HS.

PTDH giúp GV có nhiều thời gian và cơ hội thuận lợi để tổ chức, hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức mới. Do đó làm tăng hiệu quả dạy-học.

PTDH dễ dàng gây được cảm tình, sự chú ý của HS và cuốn hút đối với HS. Sử dụng PTDH, GV có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS.

Hình 1.3. Quá trình dạy học theo quan điểm truyền thông

Thầy giáo

Học sinh PTDH – thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Đối với trẻ em khuyết tật thì PTDH lại càng chiếm vị trí quan trọng. Ví dụ trẻ em chậm phát triển trí tuệ cần có các khóa học được cấu trúc cao hơn tùy khả năng tiếp thu và tổ hợp các thông tin vào bộ nhớ có nhiều hạn chế. Chúng cần được cung cấp các thông điệp thuộc phạm vi của bài học được lặp đi lặp lại nhiều lần để chúng có thể phát triển các vấn đề đã được học. Còn HS nghe kém và nhìn kém cần nhiều tư liệu học tập khác nhau. Phải tăng cường các phương tiện nghe cho các em nhìn kém hơn bình thường. PTDH có vai trò cực kì quan trọng đối với trẻ em khuyết tật, nó không những giúp cho các em học hỏi thêm được nhiều tri thức mà còn giúp các em hòa nhập được với cộng đống không bị mặc cảm.

Ngày nay, với những thành tựu của khoa học và công nghệ thì PTDH càng được phát triển cùng với sự ra đời của các phương tiện nghe nhìn hiện đại làm cho PTDH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong QTDH. Những thành tựu đó đã cho phép đưa vào những nội dung diễn cảm và hứng thú làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy-học, làm tăng nhịp độ của QTDH, tạo nên phong cách mới và trạng thái tâm lí mới. Nhưng dù PTDH có hiện đại đến đâu thì nó vẫn chỉ là công cụ trong tay người GV, giúp họ thực hiện có hiệu quả QTDH.

1.4.2. Một số mô hình dạy học sử dụng CNTT vào QTDH [12],[25], [26], [32] [12],[25], [26], [32]

Theo quan điểm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin, theo đó dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách hiệu quả. Thông tin càng có giá trị nếu nó gây ra sự bất ngờ càng lớn, trong khoa học người ta đã lượng hóa thông tin theo quan điểm này. Người học như một máy thu có nhiều cửa vào, phải biết tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa, phải biết tách thông tin hữu ích ra khỏi nhiễu, phải biết biến đổi, lưu trữ và ghi nhớ thông tin trong nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

bộ nhớ khác nhau, trong đó mỗi cửa vào lại tiếp nhận một loại thông tin được mã hóa riêng biệt. Do đó, cần phải tận dụng tất cả các phương tiện để đưa thông tin vào các cửa này, chuyển đổi mã hóa chế biến thông tin một cách có hiệu quả nhất. Nếu nội dung bài học chỉ được truyền dưới dạng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú, nếu chỉ truyền theo một chiều, không có sự hỏi đáp thì thông tin mà người học thu được có thể bị phiến diện, không đầy đủ hoặc thậm chí biến dạng, dẫn tới việc hiểu sai nội dung.

Theo quan điểm CNTT, để đổi mới PPDH, người ta thường tìm những phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Hiện nay hai công nghệ hiện đại và ứng dụng có hiệu quả nhất cho giáo dục đào tạo là công nghệ đa phương tiện-Multimedia và công nghệ mạng-Networking, Internet. Một số mô hình sử dụng CNTT dưới đây thể hiện sự gắn kết của 2 công nghệ này trong QTDH:

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)