Mô hình dạy và học theo tiếp cận công nghệ

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 34)

- Thế nào là “Tích hợp truyền thông đa phương tiện” trong dạy học?

a. Mô hình dạy và học theo tiếp cận công nghệ

Với quan niệm như một quá trình, công nghệ dạy học bao gồm các chức năng liên quan với việc quản lý các tổ chức và nguồn nhân lực, việc nghiên cứu đảm bảo hậu cần, sử dụng và thiết lập các hệ thống.

Công nghệ dạy học có năm đặc điểm chủ yếu : Hệ thống hoá, tính

phương tiện, quan điểm hệ thống, tính khoa học và mục tiêu học tập.

 Hệ thống hoá:

Hợp lí hoá và hệ thống hoá là trung tâm của công nghệ dạy học. “Có hệ thống” là một từ xuất phát từ bản chất của mô hình sư phạm. Nghiên cứu thao tác và giảng dạy chương trình hoá đều gắn liền với thuật ngữ này. Hệ thống hoá tức là tiến hành từng bước, có logic và tiệm tiến của một tập hợp các thao tác hoặc hoạt động. Mỗi giai đoạn của hoạt động như phân tích, thiết kế, sản xuất, đánh giá, phổ biến, đưa vào sử dụng... đều là đối tượng nghiên cứu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

hệ thống hoá. Hệ thống hoá phản ánh tính chất chặt chẽ của các hoạt động trong công nghệ dạy học.

 Tính phương tiện:

Đặc điểm này tương ứng với việc sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học. Phương tiện truyền thông nghe nhìn được khởi đầu bằng việc lựa chọn, sản xuất và sử dụng thiết bị nghe nhìn; tiếp theo là việc gây tín nhiệm để sử dụng chúng. Ngày nay, mặc dù có những định hướng mới trong công nghệ dạy học, dụng cụ và các phương tiện phổ thông vẫn là thành phần cơ bản của phương tiện dạy học. Tuy nhiên các phương tiện ngày càng mở rộng do sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật mang lại thuận lợi cho việc thiết kế công nghệ dạy học.

 Quan điểm hệ thống:

Có hai khái niệm được sử dụng đồng thời trong công nghệ dạy học: - “Có hệ thống” dùng trong cách thức tiến hành.

- “Quan điểm hệ thống” dùng trong tiếp cận vấn đề. “Quan điểm hệ thống” và “phân tích quan điểm hệ thống” nhằm phục vụ mục tiêu của công nghệ dạy học. Công việc kế hoạch hoá và sự phối hợp nguồn nhân lực và sư phạm nhằm vào các mục tiêu giáo dục đã hình thành “quan điểm hệ thống” vào cuối thập niên 1960. Việc sử dụng “phương pháp tiếp cận hệ thống” trong quan điểm hệ thống thúc đẩy các nhà công nghệ định nghĩa lại và xem xét lại các quan điểm trước đây. Quan điểm hệ thống được định nghĩa là “một phương pháp luận hình thức nhằm phân tích đánh giá và điều chỉnh những yếu tố xâm nhập vào bên trong của một hệ thống được xác định”.

 Tính khoa học:

Galbraith (1967) định nghĩa “công nghệ” theo nghĩa rộng là “sự áp dụng tri thức khoa học mọi tư liệu có cấu trúc của tri thức khoa học vào việc giải quyết các hoạt động của thực tiễn”. Công nghệ dạy học cũng vận dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

những tri thức khoa học vào thực tiễn. Do đó đặc điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất của công nghệ là những kĩ năng hình thành trên cơ sở của lí thuyết nhận thức và hoạt động nghiên cứu. Giữa công nghệ dạy học và hoạt động nghiên cứu khoa học có mối quan hệ chặt chẽ.

 Mục tiêu học tập:

Mục tiêu của công nghệ dạy học là tạo môi trường cho người học. Để đạt được mục tiêu này, các nhà công nghệ phải tập trung giải quyết những vấn đề giáo dục và dạy học :

- Tạo sự dễ dàng cho việc thực hiện chương trình.

- Dự kiến những phương tiện đánh giá hay điều khiển HS, tổ chức giáo dục và đào tạo với tính chất là một hệ thống.

- Quan tâm đến kết quả đo lường, quan sát được và tái tạo kiến thức.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học sinh học 11 chương sinh sản theo hướng sử dụng truyền thông đa phương tiện (Trang 34)