Cuba sau thắng lợi của cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 21 - 24)

Chửụng 1 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975

1.2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI ĐIỂM THIẾT LẬP QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA

1.2.2. Cuba sau thắng lợi của cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc

Trong bối cảnh thế giới và khu vực nói trên, năm 1953, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Cuba đã nổ ra và giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 1-1-1959. Về tính chất của cuộc cách mạng Cuba, lúc đầu, theo như Báo cáo của Đảng Xã hội nhân dân Cuba thì “đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và ruộng đất, là một cuộc cách mạng yêu nước và dân chủ, một cuộc cách mạng nhân dân tiên tiến”[126, tr.9]. Nhưng Đảng Xã hội nhân dân Cuba cũng nhận định rằng, sự phát triển phù hợp với logic của cách mạng sẽ dẫn đến CNXH. Sự phát triển đó, nhanh hay chậm là do nhân dân Cuba quyết định, trong điều kiện phát triển của tình hình thế giới.

Ngày 2-1-1959, Chính phủ liên hiệp lâm thời Cuba được thành lập. Thời kỳ đầu, chính phủ này còn bị những phần tử cơ hội và phản động len vào thao túng. Chức vụ Tổng thống và Thủ tướng chính phủ đều nằm trong tay những kẻ sẵn sàng theo lệnh Mỹ. Fidel Castro Ruz bấy giờ làm Tổng Tư lệnh quân đội cách mạng. Trước tình hình đó, Đảng Xã hội nhân dân Cuba đã nêu khẩu hiệu: “Tất cả quyền lực cách mạng chuyển vào tay quân đội”[126, tr.8]. Trên cơ sở đó, Đảng Xã hội nhân dân Cuba phối hợp chặt chẽ với Fidel Castro tiến hành thanh lọc chính phủ. Bọn phản động cơ hội, từ

tên Tổng thống trở xuống, đều bị gạt ra ngoài chính phủ cách mạng, nhiều tên trong bọn chúng đã chạy trốn sang cầu cứu đế quốc Mỹ, hòng dựa vào lực lượng quân sự bên ngoài để cứu vãn lại quyền lợi và địa vị của chúng. Nhưng âm mưu của chúng bị thất bại, cách mạng Cuba ngày càng củng cố và phát triển, nhân dân Cuba ngày càng kiên quyết bảo vệ những thành quả của cách mạng mà mình đã mang xương máu ra để giành lại.

Tháng 2-1959 Fidel Castro trở thành Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Cuba.

“Tuy chưa phải là đảng viên Cộng sản, nhưng Fidel chịu ảnh hưởng của CNXH, đã thi hành một loạt chính sách tiến bộ”[128, tr.170]. Ngay năm đầu tiên, chính quyền Cộng hòa cách mạng đã ban bố một loạt sắc luật về Cải cách ruộng đất (5-1959), Cải cách đô thị (10 -1960), sắc luật về quốc hữu hóa tư bản nước ngoài và toàn bộ các xí nghiệp công nghiệp… rồi sau đó tuyên bố xây dựng CNXH ở Cuba. Rõ ràng, tình hình phát triển ở Cuba trực tiếp đánh vào quyền lợi của tư bản độc quyền Mỹ ở Cuba với tài sản trị giá khoảng 1 tỷ USD và là một đòn đã kích mạnh mẽ vào chiến lược của đế quốc Mỹ ở Tây bán cầu.

Khi Cách mạng Cuba v a m i thành cơng, những hành động xâm lược công khai của Mỹ chống Cuba chưa lộ rõ. Bởi vì, Mỹ đã rất chủ quan cho rằng, với sức mạnh đang ở đỉnh cao của Mỹ có thể làm thay đổi được đường lối của Chính phủ cách mạng Cuba bằng những biện pháp kinh tế và ngoại giao mà không cần phải vũ trang xâm lược trực tiếp. Trong nhận thức của Mỹ, cũng như một số nước Mỹ Latinh, cách mạng Cuba chẳng qua chỉ là một cuộc đảo chính nhà nước hoặc như những phong trào dân chủ khác nhằm lật đổ chế độ độc tài thường xảy ra ở khu vực, như ở Pêru (1956), Côlômbia (1957) hay ở Vênêzuêla (1958). Hơn nữa, Mỹ đã lầm tưởng, Fidel Castro – linh hồn của cách mạng Cuba – chỉ là một chiến sĩ yêu nước muốn thay thế chính quyền độc tài bằng một chính quyền dân chủ hơn [169, tr.19].

Quả là điều bất ngờ đối với Mỹ, cách mạng Cuba là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm ngọn cờ tư tưởng, một trường hợp điển hình ở châu Mỹ Latinh [169]. Và dần dần Mỹ tỏ ra rất lo ngại, nhanh chóng tìm cách trả đũa

lại bằng cách cấm vận thương mại, bao vây kinh tế và cắt quan hệ ngoại giao hoàn toàn với Cuba. Hơn nữa, chính phủ Mỹ còn tìm cách tiêu diệt cách mạng Cuba đang có nguy cơ lan rộng sang các nước khác ở khu vực Mỹ Latinh. Đặc biệt, Mỹ huấn luyện và vũ trang cho một bộ phận người Cuba lưu vong phản động, chuẩn bị đổ bộ lên vịnh Giron ở phía Nam Cuba nhằm lật đổ chính phủ Fidel và thủ tiêu thành quả cách mạng.

Sự can thiệp và lật đổ của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Cuba bị thất bại, Fidel Castro công khai tuyên bố đưa cách mạng Cuba đi lên CNXH, một nơi xưa nay vẫn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ, chỉ cách Mỹ hơn 90 dặm, là một đòn tấn công mạnh mẽ vào chính sách của đế quốc Mỹ muốn biến châu Mỹ thành “sân sau”

của mình. Đồng thời, Cách mạng Cuba thành công và tuyên bố đứng trong hàng ngũ các nước XHCN là một thắng lợi có ý nghĩa lớn lao của CNXH.

Đế quốc Mỹ coi thắng lợi của cách mạng Cuba như một sự thách thức đối với chính sách bá quyền của họ ở châu Mỹ Latinh, cần phải trừng phạt, bao vây, cô lập, thậm chí tìm cách ám sát lãnh tụ của nhân dân Cuba, hòng xóa bỏ ngọn cờ CNXH ở Tây bán cầu. c bi t, ngày 3-10-1960, hai Viện của Quốc hội Mỹ tuyên bố trung thành với Học thuyết Mơn-rô, mà nội dung chủ yếu là cấm các nước bên ngoài châu Mỹ can thiệp vào công việc của châu Mỹ, và nếu cần sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn mọi “hành động lật đổ hoặc xâm lược” ở Tây bán cầu. Thực chất, đây là tuyên bố chống lại các cuộc cách mạng của nhân dân Mỹ Latinh mà trước tiên là cách mạng Cuba [128, tr.171-172].

Chính phủ Mỹ có lập trường thù địch với Chính phủ Cách mạng Cuba, điều đó đã làm sâu sắc hơn tình cảm dân tộc chống Mỹ của nhân dân Cuba, thôi thúc chính phủ Cuba đi theo con đường khác với Mỹ và xây dựng mối quan hệ ngày càng mật thiết với Liên Xô và các nước XHCN. Thủ tướng Fidel Castro và các nhà lãnh đạo Cuba rất nhạy bén với thời cuộc và hiểu rằng, muốn duy trì được một nền độc lập dân tộc thật sự thì độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. “Công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội của chúng ta gắn bó chặt chẽ với nhau, tiến lên là một tất yếu lịch

sử, dừng lại là hèn nhát và phản bội”[85, tr.38]. Để bảo vệ thành quả của cách mạng, chính phủ Fidel Castro đẩy mạnh cải tạo và xây dựng CNXH ở trong nước, mặt khác dựa vào các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô để đấu tranh với sự đe dọa xâm lược của đế quốc Mỹ.

Với nhận thức đúng đắn đó, đã dẫn tới bước phát triển mới của tiến trình lịch sử cách mạng Cuba. Đó là việc Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (5-1960) và các nước XHCN khác trong năm 1960, trong đó có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang là ngọn cờ tiêu biểu cho độc lập dân tộc và CNXH ở Đông Nam Á, chỗ dựa vững chắc và là người bạn đáng tin cậy của cách mạng Cuba [169].

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)