Cách mạng Việt Nam trước chính sách thù địch của đế quốc Mỹ và sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động quốc tế

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 74 - 79)

Chửụng 2 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1975 - 1991

2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA

2.1.2. Cách mạng Việt Nam trước chính sách thù địch của đế quốc Mỹ và sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động quốc tế

Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã toàn thắng. Thắng lợi đó đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam, làm cho Tổ quốc Việt Nam vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước tiến lên CNXH.

Thắng lợi ấy làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn nhất và dài ngày nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của tên đế quốc đầu sỏ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, củng cố tiền đồn của CNXH ở Đông Nam Á, mở rộng và tăng cường hệ thống XHCN, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các lực lượng cách mạng trên thế giới. Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nêu rõ: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”[111, tr.392]. Với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới -

“giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”[162, tr.899].

Bước sang giai đoạn mới, cách mạng Việt Nam phát triển với ba đặc điểm lớn như sau:

Một, Việt Nam đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. “Đây là đặc

điểm lớn nhất nói lên thực chất của quá trình cách mạng XHCN ở Việt Nam và qui định nội dung chủ yếu của quá trình đó”[104, tr.21]. Trải qua hai mươi năm (1954 - 1975), miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu về cải tạo XHCN và xây dựng CNXH.

Tuy vậy, nền kinh tế nói chung chưa ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, đang còn ở bước đầu của quá trình tiến lên sản xuất lớn XHCN. Miền Nam vừa thoát ra từ một xã hội thuộc địa kiểu mới, tuy đã có sự phát triển nhất định của CNTB, song về cơ bản vẫn còn là sản xuất nhỏ.

Hai, cả nước hòa bình, độc lập và thống nhất đang tiến lên CNXH với nhiều thuận lợi cơ bản, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và các tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.

Nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất, tiến lên CNXH trong khí thế cách mạng bừng bừng của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Việt Nam có nền chuyên chính vô sản vững mạnh đã qua thử thách... Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng Mác - Lênin dày dạn, được nhân dân yêu mến và tin tưởng. Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, có đất đai và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là những điều kiện bên trong rất thuận lợi cho cách mạng XHCN trong cả nước.Mặt khác, ba mươi năm chiến tranh liên tục và vô cùng ác liệt đã để lại cho Việt Nam những hậu quả hết sức nặng nề về nhiều mặt. Về cơ cấu kinh tế, giữa hai miền vẫn còn có những chỗ chưa đồng nhất đáng kể. Ở miền Nam, công cuộc cải tạo XHCN mới bắt đầu, giai cấp bóc lột đang còn,những nọc độc của văn hóa nô dịch và các tệ nạn xã hội do chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ gây ra cũng như ảnh hưởng của tư tưởng tư sản trong xã hội còn nặng, bọn phản động còn hoạt động chống phá cách mạng. “Tình hình ấy làm cho công cuộc cách mạng XHCN, nhất là trong buổi đầu, đứng trước nhiều khó khăn và cuộc đấu tranh giai cấp để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” rất gay go và phức tạp”[10, 15-12-1976].

Ba, hoàn cảnh quốc tế khá thuận lợi, song cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng còn rất gay go và phức tạp, có phần tác động tiêu cực tới sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân ta.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới. Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng mới về KHKT.

Quan hệ về kinh tế và KHKT giữa các nước ngày càng mở rộng. Cùng với cách mạng Việt Nam, cách mạng Lào và cách mạng Campuchia cũng giành được thắng lợi vĩ đại. Do cuộc chiến đấu anh dũng chống đế quốc Mỹ thắng lợi, Việt Nam đã giành được uy tín lớn và cảm tình sâu rộng của nhân dân và chính phủ nhiều nước. Mặt khác, trên thế giới cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa một bên là CNXH, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình với một bên là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, hiếu chiến đang diễn ra quyết liệt và phức tạp.

Trong hoàn cảnh mới, ngoài những khó khăn về kinh tế, xã hội trong nước thì sự thù địch và sự câu kết chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ với các thế lực phản động quốc tế ngày càng ráo riết. Tuy thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và phải điều chỉnh chiến lược, song Mỹ vẫn tiếâp tục chính sách thù địch chống phá và kiềm chế Việt Nam: phong tỏa tài sản của Việt Nam ở nước ngoài (sau 30-4-1975); tuyên bố cấm vận thương mại (15-5-1975);

ba lần phủ quyết Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốcv.v.[165, tr.46]. Trên cơ sở đánh giá đúng bản chất của đế quốc Mỹ, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là luôn luôn phải cảnh giác với Mỹ và có đối sách thích hợp để chủ động đối phó với các âm mưu của Mỹ. Tuy nhiên, sau chiến thắng năm 1975, yêu cầu về xây dựng đất nước trong hòa bình và nhu cầu viện trợ quốc tế để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục đất nước đặt ra một cách bức thiết. Tháng 6-1975, Chính phủ ta chủ động đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hóa quan hệ nếu Mỹ thực hiện bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, phù hợp với cam kết của Mỹ tại điều 21 Hiệp định Paris(*). Phía Mỹ đã không đáp ứng đề nghị này của ta.

(*) Nội dung Điều 21: “Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và toàn ẹoõng Dửụng”.

Tuy vậy, xuất phát từ yêu cầu khách quan và lợi ích của hai nước, trong năm 1977, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những hoạt động bước đầu cho tiến trình bình thường hóa quan hệ. Tháng 3-1977, đoàn Woodok đến Việt Nam thăm dò khả năng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam; tháng 5, 6, 7 và tháng 12-1977, tại Paris và New York hai bên đã tiến hành đàm phán. Lúc này, Chính phủ Mỹ đã điều chỉnh thái độ trên một số vấn đề như: không phủ quyết Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, đưa ra khả năng gián tiếp qua các tổ chức quốc tế giúp Việt Nam khôi phục đất nước.

“Nhưng đáng tiếc là thiện chí của Chính phủ Mỹ đã bị các thế lực cực hữu chống lại và Quốc hội Hoa Kỳ không cho phép thực hiện. Ngày 22-6-1977, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cấm Mỹ viện trợ cho Việt Nam; ngày 6-8-1978, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết cấm chính quyền Mỹ bồi thường chiến tranh cho Việt Nam”[165, tr.47].

Quan hệ Việt - Mỹ lại trở nên căng thẳng.

Suốt trong thập kỷ 1980, Mỹ vẫn tiếp tục cùng với các nước phương Tây và một số nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương cô lập Việt Nam; đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đòi giải quyết vấn đề POW/MIA(*). Ý đồ của Mỹ là ép Việt Nam nhượng bộ một chiều trên những vấn đề có lợi cho họ. Mỹ là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới. Vì vậy, chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ có ảnh hưởng lớn tới quan hệ chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước. Thái độ và quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam đã chi phối mạnh mẽ quan điểm của nhiều nước đối với Việt Nam, đặc biệt là các nước đồng minh của Mỹ, thân Mỹ ở châu Á - Thái Bỡnh Dửụng [176, tr.254].

Trong khi đó, thắng lợi hoàn toàn, triệt để của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và “việc sớm thống nhất Việt Nam không phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nên Trung Quốc coi nhẹ và cố tình làm giảm ảnh hưởng và ý nghĩa lịch sử của nó”[128, tr.302]. Từ sau năm 1975, quan hệ Trung - Việt trở nên không bình thường. Cuối năm 1975, Trung Quốc chấm dứt viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Mặt khác, họ nắm chặt bè lũ PolPot ở Campuchia, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp

(*) POW (Prisoners of War) : “tuứ nhaõn chieỏn tranh”; MIA (Missing in Action): “maỏt tớch trong chieỏn tranh”.

Vấn đề POW/MIA là vấn đề người Mỹ bị bắt, bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

hòi, huấn luyện quân đội và tăng cường viện trợ cho Khmer Đỏ. Chính quyền Khmer Đỏ dựa hoàn toàn vào Trung Quốc, công khai phản bội Việt Nam, đàn áp và đuổi Việt kiều về nước. Chúng kích động tinh thần hằn thù dân tộc và lập ra 12 sư đoàn quân chủ lực, nhận viện trợ vũ khí và huấn luyện của sĩ quan Trung Quốc, chuẩn bị cho việc xâm lược Việt Nam. Quân đội Campuchia xây dựng công sự, nhiều lần vượt biên giới, có lúc tiến đến cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 50 km, gây ra những cuộc xung đột đẫm máu, làm cho Việt Nam luôn luôn phải lo đối phó ở biên giới Tây Nam, không thể tập trung sức để khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Quan hệ Việt Nam - Campuchia trở nên hết sức căng thẳng.

Phía Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán hòa bình để giải quyết tranh chấp, thậm chí còn đề nghị Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn ở Campuchia, đứng ra làm trung gian để hòa giải nhưng cũng bị khước từ. Tình thế buộc Việt Nam phải đánh trả bọn xâm lược – bè lũ PolPot để bảo vệ an ninh đất nước. Báo chí Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á và các phương tiện truyền thông của phương Tây nhân cớ đó tuyên truyền rùm beng về cái gọi là “Việt Nam xâm lược Campuchia”.

Trung Quốc, một mặt lên án “Việt Nam xâm lược Campuchia”, mặt khác kêu gọi Nhật, Mỹ, các nước phương Tây và ASEAN lập Mặt trận quốc tế chống “đại bá” và

“tiểu bá”(*). Như vậy là chỉ không đầy bốn năm sau khi M chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một cuộc khủng hoảng mới lại nổ ra ở Đông Nam Á, lần này xoay quanh “vấn đề Campuchia”.

Trong số các nước chống Việt Nam lần này, mạnh nhất là Trung Quốc và Thái Lan. Họ viện trợ cho tàn quân PolPot vũ khí, lương thực và tài chính, giúp tổ chức các khu căn cứ du kích ở biên giới Campuchia - Thái Lan để tập kích vào các lực lượng Việt Nam và Chính phủ Hiêng Xomrin. Báo chí Trung Quốc vu cáo Việt Nam là

“tiểu bá”, và tự nhận là NATO ở phương Đông có sứ mạng ngăn chặn “đại bá” và

“tiểu bá”. Tiếp đó hàng loạt người gốc Hoa rời bỏ Việt Nam, Trung Quốc tố cáo Việt Nam gây ra cái gọi là “nạn kiều” và cuối cùng là đóng cửa biên giới, chấm dứt viện

(*) Chỉ Liên Xô và Việt Nam.

trợ, rút chuyên gia về nước. Họ tập trung quân ở biên giới, làm cho tình hình biên giới Việt - Trung hết sức căng thẳng. Cao điểm nhất là Trung Quốc tập trung lực lượng lớn quân đội đánh vào biên giới phía Bắc Việt Nam vào tháng 2-1979, gây ra cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với mục đích buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia và “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc xung đột này đã làm phương hại đến tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung. Dư luận thế giới không đồng tình và lên án mạnh mẽ cuộc tiến quân của Trung Quốc. Tháng 3-1979, quân đội Trung Quốc rút về nước mà không đạt được mục tiêu buộc Việt Nam phải rút quân ở Campuchia. Sau khi cuộc xung đột biên giới kết thúc, quan hệ giữa hai nước tiếp tục không thuận lợi cho đến cuối thập kỷ 1980. Như vậy là Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài “chống tiểu bá” để thực hiện chính sách kiềm chế Việt Nam, chống Liên Xô kể từ sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, làm cho quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trở nên rất xấu [128, tr.303].

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)