BÀI HỌC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ RÚT RA TỪ QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA (1959 - 2005)

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 180 - 183)

Chửụng 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ

4.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ RÚT RA TỪ QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA (1959 - 2005)

uLịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam nói chung, thực tiễn quan hệ Việt Nam - Cuba trong gần nửa thế kỷ qua chỉ ra rằng, bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại, về vận dụng sáng tạo đường lối chiến lược, sách lược ngoại giao trong từng hoàn cảnh cụ thể là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự thành công quan hệ đối ngoại. Kiên định con đường cách mạng mà hai Đảng, hai nước đã lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, tiến bộ xã hội, dân chủ, công bằng và văn minh.Chính vìkhơng ng ng ph n u cholý tưởng cao cả đó, mà hai Đảng, các vị lãnh đạo hai nước qua các thế hệ luôn luôn gặp nhau, thống nhất với nhau về quan điểm lập trường, qua khó khăn thử thách càng làm cho hai bên đoàn kết, cảm thông, h p tác và giúp lẫn nhau. Đường lối cách mạng đúng đắn gắn liền với những thắng lợi to lớn về mọi mặt của Việt Nam, làm cho lãnh đạo Cuba ngày càng nhất trí và tin tưởng, đánh giá cao Đảng Cộng sản và cách mạng Việt Nam. Từ sự nhất trí, tin tưởng và có cách nhìn đúng đắn về Việt Nam, Cuba ã ủng hộ Việt Nam kiên quyết và giúp đỡ Việt Nam chí tình.

v Trong khi kiên quyết bảo vệ lợi ích của dân tộc mình, ngoại giao Việt Nam còn đồng thời biết tôn trọng lợi ích chính đáng của các dân tộc khác. Chỉ có như thế chủ

trương, chính sách của ta mới thấu tình đạt lý và giành được sự ủng hộ rộng rãi. Sở dĩ như vậy là vì, “ngày nay, trong điều kiện tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, lợi ích đan xen, đối tượng hoạt động ngày càng đông đảo và đa dạng với những yêu cầu, lợi ích và trình độ phát triển khác nhau thì chính sách và hoạt động ngoại giao lại càng cần phải hết sức linh hoạt, phù hợp với từng đối tác, từng nơi, từng lúc, đồng thời giữ vững nguyên tắc không để quan hệ giữa nước ta với nước này hay nhóm nước này làm thiệt hại đến quan hệ giữa nước ta với nước khác, hoặc nhóm nước khác”[153, tr.20-21]. Th c t , trong quan hệ với Cuba, Đảng và Nhà nước Vi t Namđã luôn luôn xác định nguyên tắc quan hệ Việt Nam - Cuba phải dựa trên cơ sở không làm ảnh hưởng tới nước thứ ba. Cụ thể, t nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, trong bối cảnh tình hình thế giới vô cùng phức tạp, nhưng với đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, nên trong khi khơng ng ngphát triển quan hệ với Cuba, Việt Nam vẫn có những bước tiến mạnh mẽ, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ và nhiều nước đồng minh của Mỹ. Như vậy, chúng ta đã không để cho quan hệ Việt Nam - Cuba ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt - Mỹ và quan hệ Việt - Mỹ không ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Nam - Cuba. Đây là một trong những bài học kinh nghiệm rất đắt giá bởi trước đây “chúng ta nhìn nhận các nước thường là qua lăng kính ý thức hệ”[158, tr.89]. Trong khi đó,vấn đề là ở chỗ “chúng ta cần thi hành chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước, nhất thiết không nhất biên đảo, không ngã theo bên này chống bên kia”[164, tr.216].

w Thực tiễn quan hệ Việt Nam - Cuba cũng như bất cứ các m i quan hệ quốc tế nào khác là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Vấn đề c t lõi làhợp tác như thế nào và đấu tranh như thế nào mà thôi. “Cũng như trong cuộc sống bình thường, trong quan hệ quốc tế không phải lúc nào và ở đâu mọi việc đều suôn sẻ thuận chiều như mình mong muốn, do đó nếu có bất đồng, thậm chí tranh chấp, thì chúng ta cũng kiên trì chủ trương thông qua thương lượng để giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, cố gắng tối đa đừng để bất đồng ảnh hưởng đến quan hệ, nhằm duy trì và đẩy mạnh hợp tác có lợi cho cả đôi bên, lẫn cho khu vực và thế giới”[153,

tr.21].Nhìn chung,quan hệ Việt Nam - Cuba (1959 - 2005) là tốt đẹp, thuận chiều, là một “màu hồng”, nhưng không hẳn là hoàn toàn “suôn sẻ”. Mặc dù không đến mức độ là bất đồng dẫn đến mâu thuẫn, quan hệ bị rạn nứt, nhưng cũng đã có lúc ban lãnh đạo Cuba có những băn khoăn lo lắng về Việt Nam và về quan hệ Cuba - Việt Nam, nhất là vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi Vi t Nam vừa mới tiến hành công cuộc Đổi mới. Lúc đó, Cuba băn khoăn Việt Nam Đổi mới liệu có chệch hướng hay không? Có xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin hay không?

Kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường có thể dẫn đến phát triển CNTB hay không?v.v. Tuy nhiên, những băn khoăn lo lắng nêu trên chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp thuộc giới lãnh đạo Cuba, còn nhân dân Cuba thì gần như không có vấn đề gì.

Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin từ hai phía chưa đầy đủ, chưa kịp thời, hơn nữa tiền lệ từ nước khác có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam mà tiến hành Đổi mới thành công thì chưa có, nên điều Cuba băn khoăn là hoàn toàn đúng và có căn cứ. Song, sau đó, chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (4-1989) và của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (10-1993) đã cơ bản giải tỏa được những băn khoăn, lo lắng của Cuba. Như vậy, bài học ở đây là, vào từng giai đoạn, từng thời điểm, giữa hai nước nếu có những băn khoăn lo lắng (thậm chí bất đồng) thì cần phải được hai bên bình tĩnh xem xét, bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng, sao cho không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước và có lợi cho cả hai bên.

Thực tiễn quan hệ Việt Nam - Cuba chỉ ra rằng, hai nước có chế độ chính trị - xã hội giống nhau cùng nhiều nét tương đồng về lịch sử (nhất là từ giữa thế kỷ XIX lại nay) và về kinh tế đều là những nước đang phát triển, đó là những mẫu số chung để phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao và các mối quan hệ khác. Hơn thế nữa, mẫu số chung (hằng số) mà hai nước đã, đang và sẽ phấn đấu là hòa bình, độc lập dân tộc, ổn định, phát triển bền vững và cùng có lợi. Điều này làm cho chúng ta liên tưởng tới mệnh đề nổi tiếng của Bộ trưởng Ngoại giao và cũng là Thủ tướng Áo Mecternic, kiến trúc sư của Đồng minh Thần thánh sau chiến tranh Napoleon rằng, không có

đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn mà chuựng ta caàn theo ủuoồi.

x Saukhichiến tranh lạnh ch m d t, xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ã vàđang diễn ra hết sức mau l và sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, một mặt Vi t Nam phải c ng c và phát tri n các mối quan hệ bạn bè truyền thống, mặt khác phải hết sức tỉnh táo, linh hoạt, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Ngoại giao phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tranh thủ mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài để củng cố thực lực của đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. Đất nước có giàu mạnh mới có thể đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau có hiệu quả hơn. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với các nước nói chung, Cuba nói riêng muốn vững bền phải xây trên nền tảng hợp tác kinh tế chặt chẽ, bền vững và hiệu quả cao.

y Một bài học khác cũng cần được hết sức chú ý là, quán triệt và thực hiện phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kết hợp hài hòa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, chủ nghĩa nhân văn và những nguyên tắc cách mạng trong hoạt động đối ngoại nói chung, trong quan hệ với Cuba nói riêng. Rõ ràng, giữa Việt Nam và Cuba có nhiều điểm khác nhau về lịch sử (giữa thế kỷ XIX trở về trước), về ngôn ngữ, tộc người và về văn hóa, song không vì thế mà nó kìm hãm sự phát triển quan hệ mọi mặt giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam -Cuba (1959 - 2005) cho th y, đã có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, đã bằng nhiều cách khắc phục sự bất đồng về ngôn ngữ cùngnhiều yếu tố khác, để điều mà không phải là “mẫu số chung” đó không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước.

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 180 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)