Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam theo phương châm rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 127 - 132)

Chửụng 3 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1991 - 2005

3.1. VIỆT NAM VÀ CUBA TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TỪ CUỐI NHỮNG NĂM 80 CỦA THẾ KỶ XX

3.1.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam theo phương châm rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa

Do nhiều nguyên nhân, từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam lâm vào một giai đoạn ngày càng khó khăn, phức tạp. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao

cấp, một thời đã từng tạo ra nguồn sức mạnh tổng hợp giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn cả trong chiến đấu lẫn xây dựng, ngày càng tỏ ra có nhiều bất cập trong tình hình mới và không đáp ứng được những nhu cầu phát triển của đất nước.

Mặt khác, do những khuyết điểm và sai lầm trong lĩnh vực xây dựng và quản lý kinh tế, tình hình lại càng trở nên khó khăn phức tạp hơn. Nền kinh tế đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. “Nhìn chung, từ đầu những năm 80, nền sản xuất của nước ta lâm vào tình trạng làm không đủ ăn và phải dựa ngày càng nhiều vào các nguồn viện trợ bên ngoài”[162, tr.642].

Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, quan hệ đối ngoại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại của nướcVi t Nam trong thời gian này cũng gặp vô vàn khó khăn:

“Quan hệ kinh tế với các nước ngoài hệ thống XHCN từ những năm 1979, 1980 đã bị thu hẹp, dự trữ ngoại hối đã cạn. Nợ nước ngoài đến hạn không trả được. Nhập khẩu buộc phải cắt xén, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của sản xuất, xây dựng và đời sống. Sự tín nhiệm quốc tế đối với ta giảm sút. Nhiều đề nghị của ta về vay nợ để nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ và vật tư kỹ thuật không được đáp ứng thuận lợi”[185, tr.1].

Sở dĩ có tình hình trên đây là vì, các nước XHCN anh em chuyển mạnh từ quan hệ giúp đỡ trong chiến tranh sang quan hệ hai bên cùng có lợi, cân bằng xuất nhập, có vay có trả trong xây dựng hòa bình; các nước tư bản phát triển hầu hết chịu áp lực của Mỹ trong việc cấm vận và bao vây kinh tế ta. Nhưng điều gây tác động mạnh nhất là xuất khẩu của ta tăng chậm, kim ngạch quá nhỏ bé, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chậm được cải thiện, mặt hàng manh mún, không có những mặt hàng chủ lực lớn, có vị trí đáng kể trong nhu cầu các nước nhập hàng của ta. Chất lượng hàng thấp, chưa đạt quy cách quốc tế và không ổn định.

Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, những bạn hàng chủ yếu của ngoại thương Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn về kinh tế và lâm vào cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng trong nửa cuối những năm 80, mà kết quả là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở những nước này. Trong khi đó

quan hệ với Trung Quốc – đất nước láng giềng to lớn ở phía Bắc đang ở trong tình trạng “đối đầu”, “đóng băng”, chưa được cải thiện. Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch đối với Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1979, sau khi quân đội Việt Nam theo lời kêu gọi của các lực lượng cách mạng Campuchia, tiến vào giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, Mỹ và đa số các nước phương Tây đã áp đặt chế độ bao vây cấm vận ráo riết đối với Việt Nam, kéo dài tới đầu những năm 90. Sự suy yếu, giảm sút của các thị trường truyền thống và tình trạng cấm vận kéo dài của các nước phương Tây làm cho nền kinh tế Việt Nam, vốn đã bị suy yếu, kiệt quệ do hậu quả của chiến tranh và những sai lầm mắc phải trong xây dựng, quản lý kinh tế, càng lâm vào khủng hoảng nặng nề hơn.

Đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng của kinh tế đất nước và trong xu thế chung của các nước XHCN vào giữa những năm 80 đi tìm con đường Cải cách, Đổi mới để phát triển, với bản lĩnh kiên cường được tôi luyện lâu dài trong ngọn lửa chiến tranh cách mạng, Đảng ta đã bình tĩnh xem xét tình hình, tỉnh táo nhận rõ các nguy cơ và thách thức, và kiên quyết tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện, đưa đất nước tiếp tục tiến lên. Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986)đã đề ra đường lối Đổi mới toàn diện đất nước.

Cùng với sự Đổi mới mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Việt Nam tiến hành Đổi mới có tính chất căn bản trong đường lối đối ngoại. Ngay tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên quan điểm: thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa. Tiếp đó, ngày 20- 5-1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VI) ra Nghị quyết 13 về “Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế”, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội về chính sách “Thêm bạn, bớt thù” và đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Nghị quyết xác định: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố, giữ vững an ninh và độc lập”[217, tr.7]. Đây là một văn kiện quan trọng, “thể hiện sự đổi mới tư duy và điều chỉnh rõ nét chiến lược đối ngoại của Đảng ta”[89, tr.14].

Tháng 3-1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) đề ra Nghị quyết tiếp tục quán triệt chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng ta.

Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, “chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”[107, tr.40]. Một năm sau (3-1990), Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) xác định mở rộng quan hệ đối ngoại, “thêm bạn, bớt thù”, đoàn kết quốc tế, đa dạng hóa quan hệ là nhiệm vụ chiến lược cấp bách.

Như vậy, từ Đại hội VI (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Tiến triển qua các Nghị quyết Trung ương (1988, 1989, 1990), đánh dấu bước Đổi mới quan trọng trong nhận thức về các vấn đế quốc tế và đối ngoại của Đảng ta. Nó đặt cơ sở cho đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa ở những giai đoạn sau.

Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến càng phức tạp như một bước ngoặt lớn. Đó là sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô kéo theo sự tan rã của trật tự hai cực, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Thế giới tiếp tục đổi thay. Tháng 6-1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ VII. Đạih i đã đề ra những chủ trương đối ngoại mới với những tuyên bố quan trọng: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Và, “Việt Nam thực hiện chính sách rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”[108, tr.146]. Đó là bước tiến mới, quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đưa nước ta ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới.

Tháng 6-1992, khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã sụp đổ, cục diện thế giới và khu vực có nhiều thay đổi to lớn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khĩa VII) đã họp Hội nghị lần thứ 3 bàn về chính sách đối ngoại. Hội nghị đã đưa ra bốn phương châm xử lí các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của

giai cấp công nhân; giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước.

Phương châm, chính sách đối ngoại đó của Đảng và Nhà nước đã được triển khai tích cực bằng những biện pháp đúng đắn và linh hoạt trong thực tiễn. Nhờ đó, Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng về đối ngoại:

Một là, từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam đã có quan hệ quốc tế rộng rãi chưa từng có. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với các nước và các trung tâm kinh tế - chính trị lớn, kể cả 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, ngoài những quan hệ song phương, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ những quan hệ đa phương với nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng như Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Liên minh châu Âu (EU), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) [127, tr.215]. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế hàng đầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á - Thái Bình Dửụng (ADB)…

Hai là, Việt Nam ngày càng mở rộng được thị trường, gia tăng được đối tác, tranh thủ được một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), nối lại quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế, xử lí vấn đề nợ nhà nước và tư nhân. Đến năm 2005, “nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước; có quan hệ buôn bán với 221 thị trường; quan hệ đầu tư với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ; nước ta đã vay được gần 20 tỉ USD vốn ODA, thu hút gần 50 tỉ USD vốn FDI; tăng mức luân chuyển ngoại thương từ 2,9 tỉ rúp - USD năm 1986 lên 58,4 tỉ USD năm 2004, lớn hơn rất đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)”[186, tr.24].

Ba là, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, một mặt chúng ta mở rộng quan hệ với các đối tác mới, đồng thời chúng ta cũng chủ trương tăng cường quan hệ với các nước XHCN, các nước bạn bè truyền thống mà trong đó, mối quan hệ hợp tác toàn diện với Cuba chiếm một vị trí quan trọng.

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)