Chửụng 2 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1975 - 1991
2.3. HỢP TÁC KINH TẾ, KHKT VÀ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI
2.4.3. Hợp tác Giáo dục - Đào tạo
Thực hiện Kế hoạch hợp tác Giáo d c - ào t o gi aViệt Namvà Cuba ký tại Hà Nội ngày 22-3-1976, Bộ Giáo dục hai nước tiếp tục giúp đỡ và khuyến khích mối quan hệ và những hoạt động hữu nghị giữa Trường Phổ thông cấp I nước Cộng hòa Cuba ở Hà Nội và Trường Tiểu học Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau đổi tên là Trường Tiểu học Cộng hòa XHCN Việt Nam) ở La Habana.
Việt Nam đã cử các đoàn cán bộ giáo dục sang Cuba nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm về xây dựng và phát triển hệ thống trường vừa học vừa làm. Hàng năm, Cuba đã cử học sinh sang Việt Nam học tiếng Việt để đào tạo phiên dịch hoặc bổ túc thêm ngôn ngữ và thực tập dịch thuật; Việt Nam đã cử học sinh sang Cuba học tiếng Tây Ban Nha, văn học Cuba - Mỹ Latinh và một số ngành KHKT do Việt Nam yêu cầu.
Đồng thời, mỗi năm Việt Nam tiếp tục cử 2 chuyên gia sang Cuba dạy tiếng Việt Nam theo yêu cầu của Cuba. Hai nước thỏa thuận tiến hành dạy tiếng Tây Ban Nha và các môn học khác tại Việt Nam cho học sinh Việt Nam sang Cuba học đại học.
Việt Nam đã cung cấp chương trình, sách giáo khoa và tài liệu về giảng dạy tiếng Việt Nam cũng như tiếng nước ngoài, từ điển Việt Nam - Tây Ban Nha, từ điển kỹ thuật và chuyên môn cho Cuba. Và theo yêu cầu của Việt Nam, trường Đại học La Habana đã cử giáo sư toán học sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm tại Viện Toán học Việt Nam [33, tr.1]. Hai bên đã công nhận các văn bằng tốt nghiệp, danh hiệu và học vị khoa học của nhau; trao đổi tin tức, sách giáo khoa, tài liệu về phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục phổ thông và đại họcv.v.
Tieồu keỏt chửụng 2
Từ giữa những năm 70 (thế kỷ XX), CNXH gặp phải những khó khăn, thử thách, mâu thuẫn nội bộ ngày càng phát triển trầm trọng, đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và nhất là đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế và mâu thuẫn trong thế giới TBCN cũng ngày càng phát triển. Do những thay đổi trong tương quan so sánh lực lượng và sự phân hóa ở cả hai hệ thống chính trị thế giới, đặc biệt là sau khi đế quốc Mỹ thua trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nước lớn đều điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại của mình. Đây là thời kỳ quá độ từ chiến tranh lạnh sang vừa đấu tranh, vừa hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước lớn; thời kỳ chuyển tiếp từ hệ thống thế giới hai cực sang hệ thống thế giới đa cực, đa trung tâm và sự phân hóa sâu sắc trong cả hai phe; thời kỳ mà đế quốc Mỹ c u k t ch t ch với các thế lực bành trướng, bá quyền, phản động điên cuồng chống phá phong trào cách mạng thế giới và cũng là thời kỳ mà sức mạnh và lợi ích kinh tế quốc gia được nhấn mạnh hơn. Những biến đổi trên thế giới và khu vực đã ít nhiều trực tiếp, gián tiếp tác động vào các mối quan hệ song phương, đa phương vốn có của các nước, trong đó có quan heọ Vieọt Nam - Cuba.
Quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Cuba thời kỳ này tiếp tục được củng cố và tăng cường. Đỉnh cao của quan hệ là hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (10-1982), nhân chuyến thăm Cuba của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam Trường Chinh. Thông qua các chuyến thăm cấp cao, Việt Nam và Cuba hoàn toàn
thống nhất về quan điểm, lập trường, nhất trí không ngừng củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Hoạt động ngoại giao nhân dân giữa hai nước thời kỳ này tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước.
Hợp tác kinh tế, KHKT và trao đổi thương mại tiếp tục được đẩy mạnh. Từ năm 1976 đến 1979 Cuba tiếp tục viện trợ đường cho Việt Nam. Thông qua con đường hợp tác KHKT, Cuba tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam phát triển chăn nuôi (bò, gà, lợn…), trồng trọt (mía, quả có múi…) và một số lĩnh vực khác như bưu điện, hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, cao suv.v.Điểm mới của hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cuba thời kỳ này là, từ năm 1983 - 1984 hai nước đẩy mạnh hợp tác kinh tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Hợp tác KHKT tập trung hỗ trợ và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai nước. Nét mới của hợp tác KHKT thời kỳ này là, Việt Nam và Cuba đã ký Hiệp định thúc đẩy nhanh KHKT của hai nước trong khuôn khổ hợp tác KHKT đa phương giữa các nước thuộc khối SEV. Trao đổi thương mại giữa hai nước có tăng, nhưng tăng chậm, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là do cả Việt Nam và Cuba đều là những nước đang phát triển, hàng hóa nghèo nàn, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm hàng hóa thấp; hai nước quá xa nhau về khoảng cách địa lí, chi phí vận tải hàng hóa quá cao.
Hơn nữa thời kỳ này kinh tế hai nước phụ thuộc quá nhiều vào Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, trong khi đó các nước XHCN nói chung đang gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội ngày càng trầm trọng.
Một số lĩnh vực hợp tác khác như Y tế, Văn hóa - Nghệ thuật, Giáo dục - Đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh.
Chửụng 3