Chửụng 1 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975
1.3. QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975
1.3.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao và hợp tác quốc phòng
1.3.1.1. Những quan hệ bước đầu tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Trước thời điểm Việt Nam, Cuba chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, những bước đi đầu tiên của mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc đã được triển khai. Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Việt Nam, từ ngày 30-5 đến 3-6-1960, đoàn đại biểu Bộ Các lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba do Thiếu tá Viliam Calvet Rodrighet, Tổng Thanh tra quân đội dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đoàn đã thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng, đi tham quan nhiều nơi. Đặc biệt, đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Sự đón tiếp trọng thị, chân thành, giàu lòng mến khách của nhân dân và quân đội ta, nhất là những nơi đoàn đến thăm, làm việc đã để lại ấn tượng sâu sắc, lòng kính trọng và tình cảm tốt đẹp cho đoàn đại biểu quân đội cách
mạng Cuba đối với đất nước, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính mến.
Đặc biệt, sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam là mối quan tâm hàng đầu, lớn nhất của Phong trào Cách mạng 26-7 Cuba. Qua bức điện chào mừng Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Phong trào Cách mạng 26-7 đã tỏ rõ tình cảm, sự tin tưởng và thiện chí của mình đối với đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ lịch sử mới. Bức điện có đoạn viết:
“Thay mặt những người Cộng sản và nhân dân Cuba, chúng tôi chân thành chúc nhân dân Việt Nam, những người Cộng sản Việt Nam tiến bước vững chắc, giành nhiều thắng lợi to lớn trên con đường đầy chông gai và sự nghiệp cao cả của mình. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, với đường lối sáng suốt mà Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam đề ra, nhân dân Việt Nam sẽ liên tiếp giành được nhiều thắng lợi và toàn thaéng”[117].
Tiếp đó, đầu tháng 10-1960, nhận lời mời của Bộ biên tập báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ông Pelogoril Toras, Chủ nhiệm Ban Đối ngoại báo Ngày Nay - Cơ quan ngôn luận Trung ương Đảng Xã hội nhân dân Cuba (Đảng Cộng sản) sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Chuyến thăm của đoàn đã đem đến cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng ấm, chân thành cuỷa nhaõn daõn Cuba anh huứng.
Đặc biệt, từ ngày 28-11 đến 4-12-1960, đoàn đại biểu đầu tiên của Chính phủ Cách mạng nước Cộng hòa Cuba do Thứ trưởng Ngoại giao Herto Rodrighet dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2-12-1960, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu đã hội đàm với đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Cuba do Thứ trưởng Ngoại giao Herto Rodrighet dẫn đầu. Sau hội đàm, hai bên đã tiến hành Lễ kí kết các văn kiện: Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ; Hiệp định hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và Hiệp định hợp tác văn hóa, KHKT Việt Nam - Cuba giai đoạn 1961-1965… Nhân dịp này, đoàn đại biểu
Chính phủ Cách mạng Cuba đã đi thăm nhiều nơi, dự các cuộc tiếp kiến với các nhà lãnh đạo Việt Nam và tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, khẳng định những thắng lợi và kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam là những bài học lớn cho các dân tộc châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cuba vào ngày 2-12- 1960, thời điểm chuyển hướng của cách mạng mỗi nước, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển cách mạng của hai dân tộc, phù hợp với xu thế chung của cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Sự kiện này không những mở màn cho lịch sử quan hệ có tính chất tiêu biểu giữa hai dân tộc trong mối quan hệ quốc tế ngày nay mà còn mở đường, tạo điều kiện phát triển toàn diện các mối quan hệ khác và thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ sự hình thành phong trào nhân dân Cuba đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. “Giống như những dòng sông nhỏ, phát sinh từ những vùng đất xa nhau và trong một thời gian dài đã qua những thác ghềnh và trong cảnh lẻ loi, hai dân tộc chúng ta đã trải qua lịch sử, cho đến một ngày kia nhập vào dòng sông lớn và hùng vĩ của Cách mạng XHCN”[87, 20-10- 1982]. Kể từ đây, mối quan hệ giữa hai nước được tôi luyện và trưởng thành trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc và CNXH.
1.3.1.2. Quan hệ chính trị, ngoại giao
* Những chuyến thăm cấp cao
Quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Cuba, trước hết được thể hiện qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các Bộ, Ngành Trung ương hai nước. Những chuyến thăm này được coi là những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mối quan hệ. Về phía Việt Nam, các chuyến thăm Cuba có ý nghĩa quan trọng như chuyến thăm của ông Trần Bửu Kiếm (6-1969), của Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN Nguyễn Thị Bình (7-1972) và đặc biệt là chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (3-1974). Về phía Cuba, có
chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Osvaldo Dorticos Torado (10-1966) và đặc biệt là chuyến thăm của Thủ tướng Fidel Castro (9-1973).
Có thể nói, mở đầu và tạo động lực mới cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Cuba thời kỳ này là chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 10-1966 của Tổng thống O.Dorticos, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Cuba. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của vị nguyên thủ quốc gia Cuba kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong buổi đón tiếp Tổng thống O.Dorticos, Hồ Chủ tịch đã nói: Các đồng chí đến thăm nước chúng tôi giữa lúc cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền bước vào giai đoạn quyết liệt và đang thu được thắng lợi vẻ vang… Cuộc đi thăm của các đồng chí nhất định sẽ cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước chúng tôi… Việt Nam và Cuba cách xa nhau hàng vạn dặm, nhưng lòng nhân dân hai nước chúng ta thì rất gần gũi nhau như anh em một nhà [175, tr.151]. Trong lời đáp từ, Tổng thống O.Dorticos nói: Đối với chúng tôi thật là niềm hạnh phúc cách mạng to lớn khi được đến thăm các đồng chí đúng vào lúc chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác của chúng. Nếu cuộc đi thăm này cổ vũ thật sự nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu của mình thì chúng tôi càng thêm toại nguyện. Mong rằng khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, những điều đầu tiên của chúng tôi là nhằm bày tỏ mối tình đoàn kết không điều kiện của nhân dân Cuba đối với sự nghiệp cách mạng, tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân Việt Nam. Rõ ràng là chúng tôi đã đến đây từ một nước rất cách xa Việt Nam, nhưng chúng tôi cảm thấy như ở trên đất nước mình, giữa những người anh em hiện nay đang chiến đấu trên tuyến đầu chống đế quốc [134, tr.8].
Thông cáo chung về chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Nhà nước Cách mạng Cuba do Tổng thống O.Dorticos dẫn đầu, sau khi điểm qua những hoạt động của đoàn trong thời gian ở thăm hữu nghị Việt Nam, hai bên nhất trí nhận định rằng, nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của tình hình hết sức nghiêm trọng hiện nay ở Việt Nam là chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ. Chúng đã vi phạm vô cùng trắng trợn Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam, tiến hành ở
Việt Nam cuộc chiến tranh xâm lược ghê tởm và tàn bạo nhất hiện nay. Đoàn đại biểu Cuba tỏ lòng khâm phục sâu sắc và đánh giá rất cao cuộc đấu tranh yêu nước và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam anh em đang đứng trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ, vì tự do, độc lập của mình và vì sự nghiệp đấu tranh cao cả của nhân dân thế giới giành hòa bình giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [231, 3-11-1966].
Tại buổi chiêu đãi đoàn đại biểu Cuba, Hồ Chủ tịch nói: “Các đồng chí là những người anh em, những đồng chí thân thiết của chúng tôi… Các đồng chí đã vượt quan sơn muôn dặm đến thăm nước chúng tôi, mang lại cho nhân dân chúng tôi mối tình hữu nghị thắm thiết của nhân dân Cuba anh em. Nhân dân Việt Nam vô cùng phấn khởi có người bạn chiến đấu kiên cường, dũng cảm là nhân dân Cuba anh em cùng kề vai sát cánh với mình trên tuyến đầu chống Mỹ”[134, tr.10]. Bày tỏ sự ủng hộ vô điều kiện đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Tổng thống Dorticos khẳng định: “Người ta nói về nhiệm vụ phải giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tuyên bố ngược lại, chính nhân dân Việt Nam bằng chủ nghĩa anh hùng, tinh thần hy sinh quên mình, chịu đựng gian khổ và với năng lực chiến đấu và kháng chiến của mình là người đang giúp đỡ phe XHCN và tất cả các dân tộc trên thế giới”[231, 2-11-1966].
Chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu Cuba do Tổng thống Dorticos dẫn đầu là một mốc quan trọng, đem lại cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng nàn, sự đoàn kết gắn bó của những người anh em, những người bạn chiến đấu Cuba và châu Mỹ Latinh. Chuyến thăm đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và làm cho quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Cuba phát triển lên một tầm cao mới.
Từ ngày 1-6 đến 4-6-1969, ông Trần Bửu Kiếm, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGPMNVN, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Mặt trận và là Trưởng đoàn đại biểu của Mặt trận tại Hội nghị bốn bên ở Paris, dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận sang thăm hữu nghị chính thức Cuba. Chuyến thăm này đã đánh dấu mốc quan
trọng trong quan hệ giữa MTDTGPMNVN với Đảng, Chính phủ Cách mạng và nhân dân Cuba anh em. Phát biểu tại lễ đón tiếp ông Trần Bửu Kiếm, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Raul Row ca ngợi ý chí bất khuất, lòng dũng cảm vô song, sự quên mình vô hạn, tinh thần phi thường và nghị lực tuyệt vời của nhân dân miền Nam Việt Nam, đội tiên phong dày dạn và hy sinh nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh. Bộ trưởng Raul Row nói: Đồng chí Trần Bửu Kiếm, đồng chí đã đến lãnh thổ đầu tiên ở châu Mỹ thoát khỏi ách thống trị Mỹ, và đến nước đầu tiên ở vùng này trên thế giới đang xây dựng CNXH… Chúng tôi cảm thấy hài lòng vô hạn vì cuộc đi thăm này của đồng chí diễn ra cùng một lúc với một loạt chiến thắng quân sự, chính trị, ngoại giao vang dội và nối tiếp nhau của nhân dân Việt Nam. Bọn đế quốc và chư hầu đã thua không gì cứu vãn nổi trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu, phi nghĩa và đầy tội ác của chúng [150, tr.2]. Đoàn đại biểu Mặt trận đã được Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba Fidel Castro và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội Cuba tiếp và hội đàm.
Bản Thông cáo chung giữa MTDTGPMNVN và Cộng hòa Cuba, sau khi điểm qua những hoạt động của đoàn tại Cuba, đã khẳng định sự khâm phục đặc biệt của Cuba đối với cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam và những thắng lợi quyết định mà nhân dân miền Nam Việt Nam đã giành được dưới sự lãnh đạo đúng đắn của người đại diện chân chính của mình là MTDTGPMNVN. “Nhân dân, Đảng Cộng sản và Chính phủ Cách mạng Cuba khẳng định lại sự nhất trí tuyệt đối và sự ủng hộ hoàn toàn đối với mọi biện pháp của Mặt trận cũng như của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước VNDCCH nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước”[150, tr.5]. Tại buổi mít tinh chào mừng đoàn đại biểu Mặt trận thăm hữu nghị Cuba, trước hàng vạn nhân dân thủ đô La Habana, sau 21 phát đại bác, Thủ tướng Fidel đã đọc bài diễn văn hai tiếng đồng hồ, nhiệt liệt ca ngợi cuộc chiến đấu anh hùng bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam mà nội dung
chủ yếu là hoàn toàn ủng hộ, ủng hộ vô điều kiện giải pháp toàn bộ 10 điểm giải quyết vấn đề Việt Nam do Mặt trận đưa ra.
Từ ngày 22-7 đến 29-7-1972, đoàn đại biểu của MTDTGPMNVN và Chính phủ CMLTCHMNVN do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình dẫn đầu đã sang thăm hữu nghị kết hợp dự các hoạt động kỷ niệm ngày Khởi nghĩa vũ trang Cuba (26-7).
Đoàn đã được Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba Fidel Castro và toàn bộ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Cuba tiếp đón và hội đàm. Trong các cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình của nước mình, trao đổi những vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm và hoàn toàn nhất trí về tất cả những vấn đề được đề cập đến. Kết thúc cuộc hội đàm, Thủ tướng Fidel nói: “Hiện nay, chúng tôi đang cố gắng thi đua trong việc ủng hộ Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng để trở thành những người đi đầu trong cuộc thi đua đó”[131, tr.4]. Thủ tướng Fidel Castro và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã đọc diễn văn trong buổi Lễ kỷ niệm ngày Khởi nghĩa vũ trang Cuba (26- 7) trước gần một triệu nhân dân thủ đô La Habana mà theo tập quán từ trước đến nay diễn đàn này là chỉ dành riêng cho Thủ tướng Fidel. Tại đây, Thủ tướng Fidel đã khẳng định lại rằng,“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hy sinh cả máu của mình”[86, tr.34].
Thông cáo chung Cộng hòa miền Nam Việt Nam - Cộng hòa Cuba nhân chuyến thăm Cuba của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình khẳng định: vấn đề quốc tế hiện nay tập trung sự chú ý nhất là vấn đề Việt Nam, rằng Việt Nam trong lúc này là tiêu biểu cho sự thử thách cao nhất của chủ nghĩa quốc tế cách mạng và các nguyên tắc Mácxít - Lêninnít và kiên quyết duy trì lập trường của nhân dân Cuba sẵn sàng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực cần thiết.
Thông cáo chung nhấn mạnh: “Con đường duy nhất đúng đối với một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt sự can thiệp phi nghĩa và phi đạo lý ở Việt Nam, chấp nhận kế hoạch hòa bình bảy điểm của Chính phủ CMLTCHMNVN”[131, tr.12]. Chuyến thăm hữu nghị Cuba của đoàn đại biểu
MTDTGP và Chính phủ CMLTCHMNVN do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình dẫn đầu là một sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với toàn Đảng, toàn dân Cuba, “vì Việt Nam hiện nay là một bài học, một tấm gương lớn cho thế giới”[131, tr.6].
Đặc biệt, sự kiện có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Cuba là chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba Fidel Castro từ ngày 12 đến 17-9-1973. Đây là đoàn đại biểu cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước một nước XHCN anh em đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết (27-1-1973). Trong hoàn cảnh đó, chuyến đi thăm của đoàn đến Quảng Bình, khu vực Vĩnh Linh và nhiều vùng giải phóng thuộc tỉnh Quảng Trị là sự cổ vũ to lớn đối với nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Trong cuộc họp mặt với các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ, Chính quyền, các đoàn thể quần chúng và những người anh hùng của đất thép Vĩnh Linh, Thủ tướng Fidel xúc động nói: “Thật không có một dân tộc nào trên thế giới chịu nhiều đau khổ như dân tộc Việt Nam, không có một nơi nào trên thế giới phải chịu nhiều bom đạn như ở Vĩnh Linh này. Đó là điều không thể tưởng tượng được. Một nghìn năm, hai nghìn năm, mười nghìn năm qua đi, nhưng những thế hệ sau này vẫn còn nhắc đến chủ nghúa anh huứng Vieọt Nam”[86, tr.36].
Trong các cuộc tiếp xúc và hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Thủ tướng Fidel nhấn mạnh chính sách nhất quán của Cuba là thường xuyên quan tâm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Cuba sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ Việt Nam trong các nổ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, y tế, KHKT và đào tạo cỏn boọ v.v. Những cuộc hội đàm đó thể hiện rừ tỡnh hữu nghị anh em, sự thụng cảm sâu sắc, lòng tin tưởng tuyệt đối và sự nhất trí hoàn toàn về lập trường quan điểm giữa Việt Nam và Cuba. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Fidel,