Chửụng 2 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1975 - 1991
2.3. HỢP TÁC KINH TẾ, KHKT VÀ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI
2.3.3. Trao đổi thương mại
* Về cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu (xem bảng 1.4 phụ lục 1) - Về cơ cấu hàng xuất khẩu
Nếu như trong suốt thời kỳ 1960 - 1975, than đá là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Cuba, thì đến giai đoạn này, do nhiều khó khăn nên Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu than. Thay vào đó là bốn nhóm mặt hàng: lương thực (ngô, sắn, đỗ); săm lốp xe đạp; rau quả đóng hộp và hàng công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng (máy khâu, radio…). Tuy nhiên, những nhóm mặt hàng này số lượng còn ít, giá trị không lớn. Ngoài ra, những mặt hàng truyền thống như quế, hoa hồi, cánh kiến (đỏ, trắng), hàng thêu ren, mây tre… Việt Nam cố gắng giữ mức xuất như trước đây.
- Về cơ cấu hàng nhập khẩu
Hàng hóa Cuba xuất khẩu sang Việt Nam ổn định về chủng loại và số lượng.
Ngoài đường là mặt hàng chủ lực, còn có bốn mặt hàng giữ mức ổn định hàng năm là:
đĩa hát, sách báo, tem thư và hàng hóa khác. Để kim ngạch xuất khẩu năm sau cao
hơn năm trước, Cuba tăng xuất đường thô sang Việt Nam, Việt Nam tận dụng công suất của các nhà máy đường hiện có, gia công sản xuất đường tinh.
* Về cán cân thương mại
Bảng 6: Cán cân thương mại Việt Nam - Cuba 1976 - 1980
ẹụn vũ tớnh: trieọu pesos.
Naêm
Xuất - nhập khẩu 1976 1977 1978 1979 1980
- Xuaỏt khaồu - Nhập khẩu
3,0 3,0
5,0 5,0
6,5 6,5
7,0 7,0
9,0 9,0
Tổng kim ngạch 6,0 10,0 13,0 14,0 18,0
* Nguoàn: [75], [201].
Qua bảng 6 cho thấy, kim ngạch trao đổi hai chiều giai đoạn 1976 - 1980 so với giai đoạn 1971 - 1975 có tăng trong cả giai đoạn. Nếu như giai đoạn trước, tổng kim ngạch đạt bình quân 2,0 - 2,2 triệu pesos/năm, thì giai đoạn này, tổng kim ngạch đạt hơn 12 triệu pesos/năm [75, tr.3]. Tuy nhiên, mức độ tăng chậm, chưa phù hợp với tiềm năng và lợi thế kinh tế của hai nước, lại càng chưa tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai dân tộc.
Một thực tế là, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do điều kiện khó khăn nhiều mặt của Việt Nam, nên chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong một số lĩnh vực không đạt, trong đó có lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Trong trao đổi thương mại với Cuba, Việt Nam thường xuyên bị nhập siêu, vì thường xuyên nợ Cuba về số lượng hàng hóa đã ký kết. Nguyên nhân chính là do chúng ta không lường hết những khó khăn chủ quan xuất phát từ nội tình đất nước; cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phát triển sản xuất; xuất khẩu phải qua nhiều tầng nấc trung gian, gây ách tắc, chi phí quá cao, hàng hóa luân chuyển chậmv.v. Trước tình hình đó, Việt Nam lại tiếp tục không thực hiện đúng cam kết quốc tế về trao i th ng m i với Cuba. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 5 năm (1976 - 1980),
Việt Nam nợ Cuba 13 triệu pesos hàng hóa [210, tr.4]. Trong khi đó, Cuba dù cũng gặp rất nhiều khó khăn, song vẫn đảm bảo kế hoạch xuất khẩu cho Việt Nam.
2.3.3.2. Giai đoạn 1981 - 1985
* Về cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu (xem bảng 1.5 phụ lục 1) - Về cơ cấu hàng xuất khẩu
Việt Nam tiếp tục xuất sang Cuba những mặt hàng truyền thống như: quế, hoa hồi, lõi song, mặt mây đan, sách báo, tem thư… Những mặt hàng này nhìn chung xuất tương đối đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Cuba rất cần) như: gạo, đỗ các loại, than đá, xe đạp và săm lốp xe đạp, quạt điện… Việt Nam cố gắng đáp ứng đến mức cao nhất. Song, nằm trong cơn lốc xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước XHCN, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nên giai đoạn này kinh tế đối ngoại nói chung, trao đổi thương mại với Cuba nói riêng có nhiều giảm sút. Nhất là đối với mặt hàng gạo, việc giao hàng đạt thấp, “năm 1984 chỉ giao được 1 vạn tấn/2,5 vạn tấn chỉ tiêu, tính chung đến cuối năm 1985 Việt Nam còn nợ Cuba 5,1 vạn tấn gạo”[78]. Đối với mặt hàng xe đạp và quạt điện, mặc dù Việt Nam đã hết sức cố gắng, nhưng nợ tồn đọng khá lớn, “đến cuối năm 1984 Việt Nam nợ Cuba 25.000 chiếc xe đạp và 106.000 quạt điện”[163]. Nguyên nhân chủ yếu là do: đóng gói bao bì cồng kềnh, không phù hợp với vận tải đường biển; việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, bị động do nguyên liệu, vật tư phải nhập khẩu, thiếu nghiêm trọng.
- Về cơ cấu hàng nhập khẩu
Việt Nam nhập từ Cuba chủ yếu là 6 vạn tấn đường thô/năm. Bình quân mỗi năm Cuba giao cho Việt Nam 3,6 vạn tấn, để Việt Nam tận dụng công suất của các nhà máy đường hiện có, gia công sản xuất thành đường tinh. Số còn lại 2,4 vạn tấn/năm, Việt Nam nhờ Cuba bán lấy ngoại tệ, trị giá gần 2,5 triệu USD/năm. Ngoài ra, một số mặt hàng khác Cuba giữ được mức ổn định, trị giá khoảng 50.000 pesos/năm.“Việc giao hàng của Cuba trong kế hoạch 5 năm đối với Việt Nam coi như hoàn thành 100%”[78, tr.1].
* Về cán cân thương mại
Bảng 7: Cán cân thương mại Việt Nam - Cuba 1981 - 1985
ẹụn vũ tớnh: trieọu pesos.
Naêm
Xuất - nhập khẩu 1981 1982 1983 1984 1985 Cộng
5 naêm - Xuaỏt khaồu
- Nhập khẩu 8,2
10 12,4
10 17,0
14,2 22,0
15,8 18,3
15,2 77,9
65,2
Tổng kim ngạch 18,2 22,4 31,2 37,8 33,5 143,1
* Nguoàn: [34], [39], [210], [256].
Qua bảng 7 cho thấy, kim ngạch hai chiều tiếp tục được gia tăng. Nếu như giai đoạn trước, tổng kim ngạch đạt 12,2 triệu pesos/năm thì giai đoạn này đạt 28,62 triệu pesos/năm. “Đối với Cuba, kim ngạch này đứng thứ 3, chỉ sau Liên Xô và Tiệp Khắc.
Đối với Việt Nam, kim ngạch này ng thứ 5 sau Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan… Hàng Cuba xuất sang Việt Nam là hàng có giá trị, chủ yếu là 6 vạn tấn đường/năm. Hàng Việt Nam xuất sang Cuba chỉ có 30% là hàng có giá trị (gạo, than đá, cao su, quạt điện…)”[210, tr.2]. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ tăng kim ngạch còn chậm. Đối với Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu là do, trong sản xuất nông nghiệp gặp những khó khăn lớn, nhất là thiếu phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, xăng dầu, máy móc, thời tiết khắc nghiệtv.v. Trong lĩnh vực công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiên liệu và nguyên liệu nhập khẩu phải cắt giảm, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp. Đây là giai đoạn Việt Nam gặp khó khăn gay gắt trên cả ba lĩnh vực: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khaồu.
Tính đến ngày 31-12-1985, “Việt Nam đã giao được 55,8 triệu pesos, nợ lại 22,1 triệu pesos. Trong số nợ này, hai bên đã thỏa thuận xóa 14,3 triệu pesos, còn 7,8 triệu pesos chuyển sang kế hoạch giao hàng giai đoạn 1986 - 1990”[78].
2.3.3.3. Giai đoạn 1986 - 1990
* Về cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu (xem bảng 1.6 phụ lục 1)
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu
Đây là giai đoạn đạt “kỷ lục” về số lượng mặt hàng. Nếu như những giai đoạn trước, mỗi năm Việt Nam xuất sang Cuba chỉ khoảng 13 - 14 mặt hàng, giai đoạn cao nhất (1981 - 1985) đạt 20 mặt hàng, thì giai đoạn này đạt tới 36 mặt hàng. Sở dĩ đạt được điều đó là do, trước hết, từ năm 1986 Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, ba chương trình: sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được ưu tiên hàng đầu. Nhờ đó, số lượng mặt hàng xuất khẩu sang các nước nói chung, Cuba nói riêng nhiều hơn trước. Đặc biệt, từ sau khi có Nghị quyết 19 (9-1984) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng “Về đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại”, ưu tiên sản xuất hàng cho xuất khẩu. Mặt khác, từ giai đoạn này, khối SEV đẩy mạnh sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.
- Về cơ cấu hàng nhập khẩu
Việt Nam nhập từ Cuba chủ yếu vẫn là đường thô, mỗi năm 7 vạn tấn, nhưng nhờ giá đường quốc tế tăng cao, nên kim ngạch được tăng lên. Ngoài ra, một số mặt hàng khác vẫn giữ mức ổn định như giai đoạn trước, giá trị khoảng 10.000 pesos/năm.
* Về cán cân thương mại
Bảng 8: Cán cân thương mại Việt Nam - Cuba 1986 - 1990
ẹụn vũ tớnh: trieọu pesos.
Naêm
Xuất - nhập khẩu 1986 1987 1988 1989 1990 Cộng
5 naêm - Xuaỏt khaồu
- Nhập khẩu
25,2 25,2
25,2 25,2
25,2 25,2
25,2 25,2
24,2 25,2
125 126
Tổng kim ngạch 50,4 50,4 50,4 50,4 49,4 251
* Nguoàn: [78].
Qua bảng 8 cho thấy, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước giai đoạn này được gia tăng đáng kể và giữ mức ổn định. Theo Nghị định thư đã ký kết, Việt Nam bị nhập siêu, nhưng không lớn. Tuy nhiên, qua thực tế trao đổi hàng hóa giữa hai nước (1986 - 1990) thì con số nhập siêu của Việt Nam còn cao hơn nữa. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ tồn đọng của giai đoạn trước, giai đoạn này phải thanh toán, trong
khi đó giai đoạn 1986 - 1990 Việt Nam lại liên tục nợ hàng hóa củaCuba, nhiều nhất là gạo, xe đạp, quạt điện, đồ nhựa.
2.4. HỢP TÁC Y TẾ, VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT, GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 2.4.1. Hợp tác Y tế
Thời kỳ 1975 - 1991, hợp tác quốc tế của ngành y tế nhằm 3 mục đích chính: khai thác viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho ngành; khai thác những kinh nghiệm KHKT của các nước; đóng góp những kinh nghiệm củaVi t Nam cho các nước và các tổ chức quốc tế [82, tr.1]. Hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba cũng nằm trong những mục đích chính đó. Sự hợp tác tập trung vào những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, trao đổi thông tin và tài liệu khoa học. Hai bên đã trao đổi cho nhau những tin tức và tài liệu KHKT về y tế, đặc biệt là những tài liệu trong lĩnh vực dược học, sản xuất và phân phối dược phẩm; trao đổi những kinh nghiệm về xây dựng và trang bị các cơ sở y tế và các cơ sở nghiên cứu khoa học y họcv.v.
Thứ hai, tham gia các Hội nghị khoa học y học và các hoạt động y tế quốc tế.
Hàng năm, hai bên đã thông báo cho nhau lịch Hội nghị y học và gửi cho nhau giấy mời tham dự những hội nghị cần thiết; hai bên đã thông báo và gửi cho nhau các tài liệu về những hội nghị và các hoạt động của các Tổ chức Y tế quốc tế mà bên kia không có điều kiện tham gia.
Thứ ba, trao đổi các đoàn cán bộ y tế. Mỗi năm Bộ Y tế Việt Nam đã tiếp nhận từ 2-5 cán bộ y tế Cuba sang trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu hoặc bổ túc chuyên khoa thời gian từ 3 tháng đến 2 năm; tương tự, Bộ Y tế Cuba mỗi năm đã tiếp nhận từ 2-5 cán bộ y tế Việt Nam sang trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu hoặc bổ túc chuyên khoa thời gian từ 3 tháng đến 2 năm. Riêng từ năm 1977 đến 1984, căn cứ theo sự phát triển công tác y tế của hai nước và xuất phát từ tình hình cụ thể, hai bên thống nhất gửi thêm sang nước bên kia mỗi năm khoảng 10 cán bộ y tế.
Thứ tư, phối hợp thực hiện công tác nghiên cứu khoa học. Hai nước hợp tác chặt chẽ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học và dược học, nhất là các ngành: vệ sinh
dịch tễ học, di truyền học, bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới, sinh vật học, miễn dịch học, nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu và dược lý; cung cấp cho nhau những dụng cụ, thiết bị, hóa chất và các giống cây thuốc cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hai bên thỏa thuận các cơ sở sau đây đặt quan hệ trực tiếp với nhau, cùng nhau nghiên cứu một số đề tài khoa học và trực tiếp giúp đỡ nhau theo khả năng của mình, đó là: Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba ở Hà Nội với Bệnh viện Quốc gia Enrique Cabrera ở La Habana; Viện Vệ sinh Dịch tễ học ở Hà Nội với Viện Vệ sinh Dịch tễ và Vi trùng học ở La Habana; Thư viẹân Y học Trung ương ở Hà Nội với Viện Thông tin Y học ở La Habana [65, tr.1-2].
Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1974, theo hình thức Cuba giúpv t t và thiết bị toàn bộ, đến 2-12- 1981, bệnh viện được khánh thành và đưa vào hoạt động. Để bệnh viện hoạt động có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Cuba đã giúp hai đợt máy móc, trang thiết bị bên trong cho bệnh viện: đợt 1 (năm 1981) với hơn 26 tấn;
đợt 2 (năm 1984) với 5 tấn thiết bị bổ sung trị giá 10 vạn USD [264]. Đa số dụng cụ, máy móc, trang thiết bị mà Cuba giúp bệnh viện phải mua của các nước tư bản. Từ năm 1981 đến 1984, mỗi năm Cuba cử 25-26 bác sĩ chuyên khoa, cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật điện y học sang giúp bệnh viện Đồng Hới hoạt động.