Chửụng 1 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975
1.3. QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975
1.3.3. Hợp tác về Y tế, Văn hóa, Giáo dục
Y tế là một trong những thế mạnh của Cuba, trong quá trình viện tr , hợp tác với Việt Nam, Cuba hết sức chú ý lĩnh vực này. Năm 1967 - 1968, Cuba giúp xây dựng Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba (Hà Nội) 200 giường. Sau khi xây dựng xong, Cuba đã cung cấp trang thiết bị khá đầy đủ; cử nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi sang công tác; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhiều y-bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Việt Nam (kể cả đi thực tập ở Cuba và đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ). Đặc biệt chú ý đến khâu vận hành, bảo quản, phát huy tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị cuỷa beọnh vieọn.
Bệnh viện Đồng Hới (Quảng Bình), nay có tên là “Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới”. Đây là một trong những công trình trọng điểm, thuộc chương trình
“viện trợ đặc biệt” mà trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên (9-1973) Thủ tướng Fidel Castro nhận giúp. Bệnh viện được xây dựng hiện đại từ năm 1974, theo kiểu lắp ghép kết cấu bêtông đúc sẵn “quy mô 450 giường bệnh, tổng diện tích xây dựng 35.000 m2 gồm hai dãy nhà 5 tầng điều trị, một dãy nhà chuyên môn 3 tầng, một dãy nhà khám đa khoa 2 tầng và một nhà hành chính phục vụ 3 tầng”[69, tr.3].
Để xây dựng bệnh viện Đồng Hới, Việt Nam chỉ lo cung cấp những hạng mục vật tư có tại chỗ như đá, gạch, cát, sỏi và thực phẩm tươi sống rau, cá, thịt… (sau khi hoàn tất công trình Cuba thanh toán lại tiền), còn Cuba lo trọn gói, đồng bộ từ khâu thiết kế, đến khâu đưa kỹ sư và đội công nhân xây dựng (120 người) sang trực tiếp thi công công trình; từ khâu vật tư (ximăng, sắt thép…), thiết bị (máy ủi, máy xúc, máy đào, cần cẩu…) đến trang trí nội thất bên trong. Sau khi bệnh viện được xây dựng xong, Cuba cung cấp toàn bộ trang thiết bị hoàn chỉnh giống như một bệnh viện cỡ lớn (cấp Quốc gia) ở Cuba. Nhiều chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ giỏi của Cuba đã sang công tác ở bệnh viện. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ và bằng con đường thực tập sinh, nghiên cứu sinh (do Cuba đài thọ kinh phí), Cuba đã từng bước đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ y-bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên giỏi, lành nghề, đủ khả năng vận hành máy móc, thiết bị và khám, điều trị bệnh cho nhân dân trong vuứng.
Trong quá trình thi công xây dựng bệnh viện Đồng Hới, một đội ngũ công nhân Việt Nam vừa tham gia với Bạn, vừa học nghề và đã được các kỹ sư, công nhân xây dựng lành nghề của Cuba giảng dạy, chỉ bày rất tận tình, chu đáo, thể hiện tình cảm nồng ấm, chân thành như tình anh em ruột thịt.
1.3.3.2. Hợp tác về Văn hóa
Cùng với các lĩnh vực quan hệ hợp tác khác, hợp tác văn hóa cũng được bắt đầu từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và ngày càng được tăng cường.
Cơ sở của quan hệ văn hóa giữa hai nước là Hiệp định hợp tác văn hóa, KHKT Việt Nam - Cuba ký ngày 2-12-1960.
Thực hiện Hi p nh đã ký kết, hợp tác văn hóa Việt Nam - Cuba (1960 - 1975) diễn ra khá đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Hai bên đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học; trao đổi các đoàn nghệ thuật, nhà văn; trao đổi chuyên gia; tổ chức trọng thể các lễ kỷ niệm, tưởng niệm liên quan đến các sự kiện có ý nghĩa của hai dân tộc; trao đổi và tổ chức chiếu các phim thời sự, tài liệu và phim truyện; thực hiện việc dịch và xuất bản các bản dịch của những tác phẩm có giá trị hoặc tái bản các tác phẩm đó; ngày càng đẩy mạnh mối quan hệ giữa các cơ quan và tổ chức văn hóa của hai nước như Thư viện Quốc gia, Viện Bảo tàng cách mạng, Hội kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, sân khấu. Thông qua đó nhằm giới thiệu cho nhau những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH và thắng lợi của cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, bao vây, cấm vận cùng những thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật [46], [61].
Vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam và Cuba, nhân các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, cả hai bên đều tổ chức nhiều buổi chiếu phim, nói chuyện chuyên đề, tổ chức chương trình triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, phát hành tem và nhiều hình thức hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú khác.
1.3.3.3. Hợp tác về Giáo dục
Cuba là nước có nền giáo dục phát triển nhất Mỹ Latinh, hơn cả các nước kinh tế khá phát triển như Mêhicô, Brazil, Áchentina… với hàng trăm trường Đại học và Viện nghiên cứu, trong đó có nhiều cơ sở được xếp vào các thứ hạng cao của thế giới và khu vực [151, tr.79]. Đây là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước Cuba đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN. Quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước thời kỳ 1960 - 1975 đã có những bước phát triển tốt đẹp, được diễn ra chủ yếu dưới ba hình thức: trao đổi kinh nghiệm giáo dục - đào tạo, giúp đỡ nhau đào tạo cán bộ và tổ chức kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục của hai nước.
Liên quan đến việc trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục, hàng năm Bộ Giáo dục Việt Nam và Cuba đã cử các đoàn cán bộ quản lí giáo dục và chuyên gia làm công
tác giáo dục đi thăm, tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm về tổ chức giảng dạy; về phương pháp và tài liệu giảng dạy; về hệ thống giáo dục, bổ túc văn hóa và loại hình trường vừa học vừa làm…
Về công tác giúp đỡ nhau đào tạo cán bộ, năm 1961, theo gợi ý của Thủ tướng Fidel Castro, Việt Nam đã cử 23(*) sinh viên sang Cuba học tiếng Tây Ban Nha, để sau này làm chiếc cầu nối trong quan hệ giữa Việt Nam với Cuba và giữa Việt Nam với các quốc gia Mỹ Latinh [46, tr.2]. Từ năm 1962 trở về sau, mỗi năm Việt Nam cử trên dưới 20 sinh viên sang Cuba học tiếng Tây Ban Nha và một số ngành khác như y tế, xây dựng, nông nghiệp… Và hàng năm, Cuba cũng đã cử sinh viên sang học tập tại các trường Đại học của Việt Nam. Ngay từ năm 1961, Chính phủ Cuba đã chính thức cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Cuba theo con đường trao đổi văn hóa và từ năm 1968 cấp theo con đường hợp tác KHKT. Ngoài ra, trong suốt thời kỳ này, Cuba còn tiếp nhận hàng trăm sinh viên, kỹ thuật viên, kỹ sư… sang thực tập sinh, nghiên cứu sinh, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ các lĩnh vực công tác thuộc các ngành kinh tế, kỹ thuật khác nhau [66], [96, tr.2].
Việc tổ chức kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục của hai nước cũng được Bộ Giáo dục Việt Nam - Cuba tạo điều kiện thuận lợi, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị trong lĩnh vực giáo dục, như kết nghĩa giữa “Trường phổ thông cấp I Cuba” (Hà Nội) với “Trường cấp I Việt Nam dân chủ cộng hòa” (La Habana), giữa “Trường phổ thông cấp III Hòn Gai” (Quảng Ninh) với “Trường dự bị Đại học Nguyễn Văn Trỗi”
(Guana Bacona). Ngoài những hình thức, nội dung hợp tác nêu trên, Bộ Giáo dục hai nước còn trao đổi sách giáo khoa và tài liệu tùy theo yêu cầu và khả năng của moãi beân.
Tieồu keỏt chửụng 1
Cuối những năm 50, đầu những năm 60 (thế kỷ XX), phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ tăng cường liên minh, liên kết, ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy mạnh gây chiến tranh
(*) Sở dĩ Fidel chọn con số 23 vì ở Mỹ Latinh có 23 nước nói tiếng Tây Ban Nha (kể cả Cuba).
xâm lược cùng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc khác nhằm chống phá cách mạng thế giới.
Mặc dù trong bối cảnh quốc tế vô cùng khó khăn phức tạp, dưới áp lực của chiến tranh lạnh và tuy bước đầu nẩy sinh những bất đồng, mâu thuẫn, nhưng có thể nói rằng, quan hệ giữa các nước XHCN nhìn chung là tốt đẹp, đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của từng nước, củng cố, bảo vệ và tăng cường sức mạnh của cả hệ thống XHCN, đấu tranh bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn chính sách hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh đó, sau thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Cuba, Việt Nam và Cuba tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2- 12-1960, thời điểm đánh dấu bước ngoặt và chuyển biến sâu sắc của sự nghiệp cách mạng mỗi nước. Kể từ đó, quan hệ toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển.
Quan hệ chính trị, ngoại giao và hợp tác quốc phòng giữa hai nước không ngừng phát triển và tăng cường. Thông qua nhiều “kênh” thông tin, nhất là qua các chuyến thăm hữu nghị của các đoàn đại biểu cấp cao, hai nước hoàn toàn thống nhất về quan điểm, lập trường, tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn trong nước, khu vực và quốc tế… Đặc biệt, hoạt động ngoại giao nhân dân giữa hai nước thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, rầm rộ, trở thành phong trào đoàn kết hữu nghị, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau hết sức có hiệu quả, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước. Hợp tác quốc phòng ngày càng được đẩy mạnh, chủ yếu thông qua việc Cuba ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam về tinh thần và vật chất để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời Cuba cử các đoàn chuyên gia quân sự sang Việt Nam nghiên cứu đường lối, chủ trương chính sách và kinh nghiệm tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam có quan hệ kinh tế và KHKT với Cuba từ năm 1961. Từ đó cho đến 1975 “là quan hệ một chiều, Cuba viện trợ và giúp ta là chính kể cả hàng buôn bán giữa hai nước”[69, tr.1]. Điều đó thể hiện rõ nét không chỉ trong viện trợ, giúp đỡ trực
tiếp bằng hiện vật (đường, dây thừng, bông nhân tạo…), mà cả trong lĩnh vực hợp tác KHKT và trao đổi thương mại. Quan hệ KHKT giữa hai nước là quan hệ viện trợ, Cuba hợp tác, giúp đỡ Việt Nam là chủ yếu, vì đối với Cuba, tất cả các vấn đề viện trợ đều thông qua con đường hợp tác KHKT. Và suy cho cùng, trao đổi thương mại giữa hai nước cũng là sự viện trợ, giúp đỡ, vì mỗi lần Việt Nam do hoàn cảnh khó khăn, không thực hiện được đầy đủ hợp đồng trao đổi hàng hóa đã ký kết, bị nhập siêu, là một lần Cuba xóa nợ cho Việt Nam. Thực tế, Cuba đã rất nhiều lần xóa nợ mậu dịch cho Việt Nam thời kỳ này. Trong viện trợ, hợp tác với Việt Nam, Cuba thường xuyên thể hiện tính vô tư, nhanh chóng và kịp thời trên cơ sở phát huy mặt mạnh, lợi thế kinh tế của Cuba, đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết của Việt Nam.
Còn trong từng lĩnh vực hợp tác, từng công trình viện trợ, Cuba hết sức chú trọng đến tính thống nhất, toàn diện, đồng bộ và triệt để.
Từ quan hệ hợp tác kinh tế, KHKT và trao đổi thương mại giữa hai nước chúng ta thấy rằng, đối với Cuba đã rất cố gắng để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, có lúc vượt quá khả năng của mình. Trong khi đó, đối với Việt Nam, ngoài các lí do, hoàn cảnh khó khăn khách quan, chủ quan, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là “trong một thời gian khá dài tư tưởng ỷ lại vào vay nợ và xin viện trợ nước ngoài rất nặng và phổ biến”[185, tr.4]. Từ đó, phía Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế. Không những thế, việc phát huy tác dụng, kết quả của sự giúp đỡ, hợp tác còn nhiều bất cập, hạn chế. Ngoài ra, hợp tác về văn hóa, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực khác giữa hai nước thời kỳ này cũng ngày càng phát triển.
Chửụng 2