QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 82 - 97)

Chửụng 2 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1975 - 1991

2.2. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO

* Những chuyến thăm cấp cao

Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Cuba, trước hết được thể hiện qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các Bộ, Ngành hai nước. Về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam có các chuyến thăm đặc biệt có ý nghĩa như: chuyến thăm và dự Đại hội I Đảng Cộng sản Cuba của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (12-1975); của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Xuân Thủy (1978); chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh (1982); của Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu (1984);

của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước Võ Văn Kiệt (1985) và nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (4-1989).

Về phía Cuba có các chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Isidoro Malmierca Peoli (4-1985); của Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Juan Almeida Bosque (12-1985) và chuyến thăm của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Antonio Rodriguez Maosel (9-1987). Những chuyến thăm này được coi là những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quan hệ hai nước.

Có thể nói, mở đầu và tạo động lực mới cho sự phát triển quan hệ hai nước thời kỳ này là chuyến thăm và dự Đại hội I Đảng Cộng sản Cuba (12-1975) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Đây là

chuyến thăm Cuba đầu tiên của vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Lời chào mừng Đại hội của Đại tướng có đoạn viết: “Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam chúng tôi rất vui mừng được dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba quang vinh, chính Đảng Mác - Lênin đầu tiên ở nửa phía Tây quả đất đã trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền của nhân dân một nước anh hùng đang xây dựng thắng lợi CNXH. Tự hào và phấn khởi biết bao đối với chúng tôi từ phía bên kia quả đất đến Hòn đảo tự do nổi tiếng này để cùng với các đồng chí sống những giờ phút huy hoàng của dân tộc Cuba”[139, tr.2]. Kết thúc bài diễn văn, Đại tướng khẳng định:

Lý tưởng cao cả gắn bó chúng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Quyết tâm chung của chúng ta là phấn đấu cho thắng lợi của CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên hai nước chúng ta và trên cả hành tinh này. Cũng như nhân dân Cuba luôn luôn coi sự nghiệp của Việt Nam là của chính mình, đã làm hết sức mình vì thắng lợi của Việt Nam, nhân dân Việt Nam chúng tôi luôn luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Cuba và cũng làm hết sức mình để ủng hộ Cuba [139, tr.8].

Điều đặc biệt là chuyến thăm và dự Đại hội I Đảng Cộng sản Cuba của Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra vào lúc cuộc chiến tranh chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam vừa giành được thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn. Vì vậy, kết quả tốt đẹp của chuyến thăm là nguồn động viên khích lệ nhân dân Cuba trong thời điểm bước vào một kỷ nguyên mới phát triển đất nước, không ngừng củng cố và tăng cường pháo đài đầu tiên của CNXH ở châu Mỹ. Đồng thời, chuyến thăm góp phần tăng cường và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Cuba trong thời kỳ lịch sử mới.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Khởi nghĩa vũ trang Cuba (26-7-1953 – 26-7- 1978), nhận lời mời của Đảng và Chính phủ Cuba, từ ngày 24-7 đến 28-7-1978, đoàn đại biểu Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Xuân Thủy dẫn đầu sang thăm hữu nghị Cuba và dự lễ kỷ niệm.

Đọc diễn văn tại cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm ngày 26-7, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Fidel Castro

đã đề cập tới những vấn đề lớn mà cả thế giới đang quan tâm, trong đó nổi bật nhất là sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ với các thế lực phản động quốc tế điên cuồng chống phá cách mạng thế giới. Lập trường của Cuba trước sau như một rất rõ ràng, cách mạng và sáng tỏ. Đặc biệt, Chủ tịch Fidel đã nghiêm khắc phê phán những hành động chống Việt Nam của các thế lực phản cách mạng, nhấn mạnh việc đoàn kết, giúp đỡ Việt Nam, và Chủ tịch tuyên bố: “Lúc này càng cần tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba chủ trương khôi phục lại hoạt động của Ủy ban đoàn kết với Việt Nam”[277, tr.5]. Đồng thời, Chủ tịch Fidel nhắc nhở rằng, nếu không kịp thời ngăn chặn bàn tay tội ác thì chúng ta sẽ là những người chứng kiến các cuộc khiêu khích quân sự và xâm lược nghiêm trọng nhất của các thế lực phản động chống nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy, chúng ta cần phải dành cho nhân dân Việt Nam tình đoàn kết và sự ủng hộ kiên quyết nhất.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và dự Lễ kỷ niệm ngày Khởi nghĩa vũ trang Cuba lần này, trưởng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Xuân Thủy đã có cuộc gặp và tiếp xúc riêng với Chủ tịch Fidel Castro, để trao đổi những vấn đề quốc tế, khu vực và những vấn đề khác mà hai nước đang đặc biệt quan tâm, nhất là việc các thế lực hiếu chiến, phản động, bành trướng đang câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ tăng cường âm mưu và thủ đoạn thâm độc bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Kết thúc cuộc gặp riêng đồng chí Xuân Thủy, Chủ tịch Fidel nói: “Chúng ta cần phải kiên trì. Việt Nam đã trải qua những giờ phút khó khăn hơn, nhưng vẫn kiên trì tiến lên. Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn vì chống Việt Nam. Trong bao nhiêu năm, Việt Nam được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới, không dễ dàng xóa bỏ tình cảm đó…

Trung Quốc ngày càng bị cô lập do những việc làm của họ đối với Angola, Việt Nam, Chilê, Trung Quốc họ tự cô lập mình. Vấn đề là phải kiên trì, nhưng có nguyên tắc.

Thời gian sẽ thay đổi”[18, tr.13]. Và, đồng chí Xuân Thủy nói: “Tình hình đang phức tạp… Chúng tôi luôn vững vàng và lạc quan. Bộ Chính trị chúng tôi cử tôi sang gặp đồng chí và nói tất cả các vấn đề trên với đồng chí... Tôi đã thông báo với đồng chí

những điều quan trọng nhất. Chúng ta hoàn toàn nhất trí với nhau. Chúng tôi rất tin tưởng. Rất cảm ơn đồng chí đã phát động phong trào đoàn kết với Việt Nam”[18, tr.15].

Đặc biệt, từ ngày 12-10 đến 19-10-1982, đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Việt Nam do ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức Cuba. Đây là một trong những sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng và nổi bật nhất trong quan hệ giữa hai nước thời kỳ lịch sử này.

Nhân dịp này, Cuba đã trao tặng Chủ tịch Trường Chinh Huân chương Jose Marti – Huân chương cao quý nhất của Cuba, vì những công lao xuất sắc của Chủ tịch đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, cũng như cống hiến quý báu của Chủ tịch vào việc phát triển tình hữu nghị giữa haidân t c Việt Nam - Cuba. Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Trường Chinh đã trao tặng Chủ tịch Fidel Castro Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của Việt Nam, vì những cống hiến to lớn, xuất sắc của Chủ tịch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cuba, nhân dân thế giới và những cống hiến có hiệu quả của Chủ tịch cho tình hữu nghị giữa Cuba và Việt Nam. Đọc diễn văn tại buổi lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Chủ tịch Fidel, Chủ tịch Trường Chinh khẳng định:

Những người Cộng sản Việt Nam, cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam hiểu rất rõ và đánh giá rất cao những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cuba cũng như sự nghiệp giải phóng dân tộc và xã hội trên thế giới.

Đối với tất cả những người Việt Nam chúng tôi, đồng chí Fidel đã trở nên vô cùng thân thiết, tượng trưng cho tình cảm quốc tế vô sản trong sáng của nhân dân Cuba.

Đồng chí đã ủng hộ và giúp đỡ hết sức quý báu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền… Đồng thời, đồng chí đã không ngừng xây dựng, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết chiến đấu, hữu nghị và hợp tác anh em Cuba - Việt Nam [141, tr.24].

Chủ tịch Fidel đã đọc diễn văn cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho đồng chí Huân chương cao quý nhất. Chủ tịch Fidel nói: Khi chứng kiến buổi lễ thật cảm động tối hôm nay, khi mà hai lá cờ đầy vinh quang của Việt Nam và Cuba sóng đôi giống như những người anh em, khi nghe những lời nói cổ vũ và chí tình của đồng chí Trường Chinh thân mến, tôi không thể không nghĩ tới con đường thật là dài và thật là gian khổ mà hai dân tộc chúng ta đã trải qua. Hai đất nước nằm ở hai đầu trái đất, đã xích lại gần nhau trong tự do, trong cách mạng và trong CNXH.

Giống như những dòng sông nhỏ, phát sinh từ những vùng ở xa xôi và trong một thời gian dài đã chảy qua những thác ghềnh trong cảnh lẻ loi, hai dân tộc chúng ta đã trải qua lịch sử và một ngày kia nhập vào dòng sông lớn và hùng vĩ của cuộc cách mạng XHCN [141, tr.26-27].

Chủ tịch Fidel cho rằng, không có dân tộc nào, trong thời gian gần đây, đã đóng góp nhiều như Việt Nam cho sự nghiệp độc lập và giải phóng của các dân tộc. Vì lẽ đó, tôi đã nói và tôi sẽ mãi mãi nhắc lại rằng, vì Việt Nam nhân dân Cuba chúng tôi sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu của mình [231, 19-10-1982]. Diễn văn của Chủ tịch Fidel đã dành nhiều thời gian ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, “Người đã chiến đấu hơn ai hết cho tự do và độc lập của Tổ quốc mình và đem lại cho chúng tôi vinh dự đặc biệt là được nhận tình hữu nghị sâu sắc nhất…”[141].

Trong các cuộc hội đàmgi ađoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch Trường Chinh dẫn đầu với đoàn đại biểu cấp cao Cuba do Chủ tịch Fidel dẫn đầu,cùng với việc thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai bên đã chú trọng thảo luận tìm giải pháp tăng cường quan hệ toàn diện giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh đang diễn ra khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước XHCN và hợp tác giữa các nước XHCN trong khuôn khổ khối SEV.

Kết thúc hội đàm, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Fidel Castro đã ký bản Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa Cuba (xem phụ lục 2).“Hiệp ước này đã vạch ra những phương hướng cơ bản nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ nhiều mặt giữa

hai nước anh em trong sự nghiệp xây dựng CNXH cũng như trong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH”[10, 19-10-1982].

Kể từ khi Việt Nam và Cuba chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (12-1960), đây là lần đầu tiên hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, là một mốc phát triển vô cùng quan trọng của mối quan hệ toàn diện giữa hai dân tộc anh em. Sự kiện này nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đồng thời, hai bên đã công bố Thông cáo chung Cuba - Việt Nam. Chuyến thăm Cuba của Chủ tịch Trường Chinh là một đóng góp hết sức quan trọng vào việc củng cố và phát triển hơn nữa mối tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em Việt Nam - Cuba.

Cuối tháng 10-1984, tại thủ đô La Habana (Cuba), Hội đồng tương trợ kinh tế các nước XHCN đã tổ chức khoá họp lần thứ 39. Đoàn đại biểu Việt Nam do ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu dẫn đầu tham dự khóa họp. Ngoài công việc chính của đoàn là tham gia tất cả chương trình nghị sự nội dung khóa họp, đoàn còn tranh thủ đi thăm, tìm hiểu tình hình thực tế một số địa phương và trao đổi ý kiến với nhiều cán bộ cao cấp của Cuba. Sau khi kết thúc khóa họp, trước khi đoàn đại biểu Việt Nam về nước, ngày 1-11-1984, Chủ tịch Fidel đã đến gặp riêng đoàn Việt Nam, nói chuyện hơn hai tiếng đồng hồ về tình hình quốc phòng, an ninh Cuba, về một số vấn đề quốc tế, khu vực và quan hệ với Vieọt Nam.

Trong bản “Báo cáo về tình hình Cuba” của đồng chí Tố Hữu gửi Bộ Chính trị và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng sau khi kết thúc khóa họp có đoạn viết:

Quan hệ hợp tác giữa ta và Cuba tốt và có nhiều triển vọng. Bạn có nhiều mặt mạnh về kinh tế, KHKT, đào tạo cán bộ (nông nghiệp, chăn nuôi, kiến trúc, y tế…). Bạn có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Liên Xô và Đông Âu, có nhiều mối quan hệ với các nước tư bản, có quan hệ chặt chẽ với các phong trào cách mạng Mỹ Latinh và châu Phi. Bạn kính trọng và tin cậy lãnh đạo ta, có nhu cầu lớn được ta giúp kinh nghiệm về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Ta cần tăng cường phối hợp với bạn, giúp

bạn kinh nghiệm về quốc phòng, an ninh vì nghĩa vụ quốc tế của ta, đồng thời cần tranh thủ bạn giúp ta về kinh tế, KHKT và kinh nghiệm về các mặt khác. Vì tầm quan trọng chiến lược của sự hợp tác giữa ta và Cuba, đề nghị Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ toàn bộ chủ trương và kế hoạch thực hiện [149, tr.4].

Nhận lời mời của Chính phủ Vi t Nam, từ ngày 27-4 đến 2-5-1985, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Isidoro Malmierca Peoli, Chủ tịch phân ban Cuba trong Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và KHKT Cuba - Việt Nam, làm trưởng đoàn, sang thăm hữu nghị Việt Nam, dự kỳ họp lần thứ VIII của Ủy ban và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Đồng thời, cùng với nhân dân Vi t Nam tham dự các hoạt động kỷ niệm lần thứ 10 ngày giải phóng Sài Gòn và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát biểu tại kỳ họp lần thứ VIII Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và KHKT hai nước tổ chức tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Vũ Đình Liệu, Chủ tịch Phân ban Việt Nam về hợp tác kinh tế và KHKT hai nước nhấn mạnh: Việt Nam và Cuba là hai nước còn chậm phát triển, chúng ta còn rất nhiều khó khăn về kinh tế. Bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc đang thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống Việt Nam. Đối với Cuba, đế quốc Mỹ đang gây sức ép bao vây kinh tế và thường xuyên đe dọa gây chiến tranh xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, như những người anh em một nhà, chúng ta thông cảm sâu sắc hoàn cảnh của nhau, không ngừng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ hợp tác kinh tế và KHKT không ngừng củng cố và phát triển [256, tr.12]. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba đánh giá cao đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam. Về quan hệ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho rằng, trong tình hình mới, trên cơ sở sự tin cậy và mối quan hệ tốt đẹp về chính trị, Cuba và Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, KHKT, văn hóa và trao đổi thương mại để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển của mỗi nước.

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba I.Malmierca, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng cho rằng, quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em Việt Nam - Cuba đã đến lúc

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 82 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)