Những biến động của tình hình thế giới từ cuối những năm 80 của thế kyû XX

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 123 - 127)

Chửụng 3 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1991 - 2005

3.1. VIỆT NAM VÀ CUBA TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TỪ CUỐI NHỮNG NĂM 80 CỦA THẾ KỶ XX

3.1.1. Những biến động của tình hình thế giới từ cuối những năm 80 của thế kyû XX

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những biến chuyển to lớn và sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới nói chung và mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng.

Trước hết, năm 1989 chiến tranh lạnh chấm dứt và sau những năm khủng hoảng kéo dài, từ 1989 đến 1991 chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Cùng với đó là sự giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 28-6-1991) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1-7-1991) đã làm cho trật tự hai cực Yalta sụp đổ. Hệ thống XHCN thế giới không còn tồn tại, thế “hai cực” do hai siêu cường Xô - Mỹ đứng đầu không còn nữa với “cực” Liên Xô bị tan rã. “Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm đảo lộn cục diện thế giới và đời sống chính trị - kinh tế quốc tế. Bàn cờ chính trị thế giới đang được sắp đặt lại, cơ cấu lẫn luật chơi đều đang thay đổi và định hình lại theo những chuẩn mực mới”[127, tr.7].

Thứ hai, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn gọi là cách mạng tin học) đã có tác động to lớn đối với tình hình quốc tế, đưa đến sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất thế giới, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế toàn cầu và chính trị - xã hội các nước. Nó đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình liên kết khu vực, liên châu lục và toàn cầu hóa, làm xuất hiện ngày càng nhiều thể chế đa phương.

Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và là động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. Thông tin, nguồn vốn, kỹ thuật, hàng hóa… không còn bị cản trở bởi các ranh giới quốc gia [127, tr.14]. Sự tùy thuộc lẫn nhau, trước hết là về kinh tế, ngày càng trở nên sâu sắc đi đôi với sự cạnh tranh gay gắt, nguy cơ tụt hậu, thậm chí bị bỏ rơi đối với một số nước càng cấp bách.

Trước tình hình đó, các nước đều thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới, kinh tế thị trường trở thành phổ biến; tiếp tục điều chỉnh đường lối, chính sách nhằm thích nghi với cạnh tranh toàn cầu, đồng thời phải xử lý đúng đắn mâu thuẫn giữa lợi ích và chủ quyền của mỗi quốc gia với quá trình toàn cầu hóa.

Trào lưu hội nhập khu vực và toàn cầu hóa không chỉ cuốn hút các nước công nghiệp phát triển mà còn gây mối quan tâm lớn cho các nước đang phát triển. “Vì lợi ích phát triển, các nước nói chung đều phải chấp nhận sự cạnh tranh này, đều tăng cường giao lưu quốc tế và hội nhập, mặt khác cố gắng giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Cả hai quá trình này đang diễn ra rất mạnh mẽ”[127, tr.15].

Thứ ba, ngày nay, sự phát triển của những vấn đề có tính chất toàn cầu như: môi trường ơ nhi m, dân số tăng nhanh, các vấn đề xã hội (phụ nữ, trẻ em, giáo dục, HIV/AIDS, ma túy…), khủng bố quốc tế, luồng tị nạn ồ ạt, tội phạm xuyên quốc giav.v. là những vấn đề một nước không thể giải quyết được mà cần phải có sự phối hợp của nhiều nước. Trong thế giới tùy thuộc lẫn nhau hiện nay, sự phối hợp của các quốc gia để giải quyết những vấn đề toàn cầu sẽ giúp các nước cùng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, phối hợp hành động để giải quyết một cách hiệu quả.

Thứ tư, các mâu thuẫn thời đại và chiều hướng tập hợp lực lượng trên thế giới có sự chuyển hóa. Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Ngày nay, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nhưng nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới; đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức”[109, tr.16]. Chiến tranh lạnhch m d t, trật tựth gi ihai cực s p , mâu thuẫn cơ bản giữa CNXH và CNTB với tư cách là các hình thái kinh tế - chính trị, tư tưởng đối kháng tuy vẫn tồn tại, nhưng do tình hình quốc tế thay đổi nên biểu hiện dưới những hình thức khác trước. Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ làm cho CNXH lâm vào thoái trào. Trung Quốc là một nước XHCN lớn, nhưng theo đuổi những mục tiêu, toan tính riêng xuất phát từ lợi ích quốc gia. Các nước XHCN còn lại không nhiều, lại không liên kết chặt chẽ như trước. Một số đảng cánh tả ở Đông Âu có thể trở lại cầm quyền, trong đó có một số đảng là thừa

kế các Đảng Cộng sản cũ, nhưng họ đã thay đổi đường lối, về đối nội chấp nhận nền kinh tế thị trường, chế độ đa đảng, dân chủ đại nghị; về đối ngoại chủ trương liên kết với EU, gia nhập NATO…Th c t , mâu thuẫn giữa các nước XHCN còn lại với Mỹ và các nước tư bản khác vẫn là đối kháng về ý thức hệ, song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như trước đây. Trong bối cảnh mới, mâu thuẫn về ý thức hệ giữa CNXH và CNTB được thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hòa bình”“chống diễn biến hòa bình”. Cuộc đấu tranh thể hiện trên nhiều phương diện và tính chất của nó gay gắt, nhưng là một quá trình đấu tranh lâu dài và hình thức thể hiện của nó không giống như thời kỳ chiến tranh lạnh. Trước tình hình mới, ý thức hệ không còn là chuẩn mực cao nhất cho ngọn cờ tập hợp lực lượng trên thế giới, mà được thay thế bằng lợi ích dân tộc. Sự tập hợp lực lượng trở nên năng động, linh hoạt, tùy theo từng vấn đề, từng thời điểm cụ thể, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau, không câu nệ đối tượng, trên cơ sở phục vụ tốt nhất cho lợi ích dân tộc mình [128, tr.399].

Thứ năm, dưới tác động của sự thay đổi cục diện thế giới và tập hợp lực lượng mới trên thế giới, trước những đòi hỏi của tình hình, tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại, nhằm tạo cho mình chỗ đứng và tư thế có lợi nhất trong một trật tự quốc tế mới đang hình thành. Bối cảnh quan hệ quốc tế trở nên năng động, linh hoạt nhưng phức tạp hôn.

Từ giữa thập niên 80, khi tình hình thế giới bắt đầu thay đổi theo xu hướng hòa dịu, thì khu vực Đông Nam Á cũng chuyển biến theo chiều hướng mới. Cả hai phía đi tìm giải pháp để gở rối cho “vấn đề Campuchia”, khôi phục các hoạt động giao lưu, mở đường tiến tới sự hòa giải chính trị trong quan hệ quốc tế ở khu vực [188, tr.107]. Đầu thập niên 90, trong quan hệ khu vực, ASEAN kêu gọi các nước Đông Nam Á tham dự và ký kết Hiệp ước Bali. Đối với ngoài khu vực, các nước ASEAN chủ trương tăng c ng hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, phát triển cơ chế mới thúc đẩy hơn nữa quan hệ quốc tế với bên ngoài. Trong không khí hòa dịu ở

Đông Nam Á, năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali, mở đầu cho giai đoạn tích cực chuẩn bị gia nhập ASEAN. Hoạt động này nhằm tạo dựng một môi trường khu vực thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đồng thời bắc cầu vào những sân chơi có tầm vóc rộng lớn hơn.

Tháng 7-1995 Việt Nam chính thức là thành viên thứ bảy của ASEAN. “Đây là sự kiện mới, kết thúc thời kỳ căng thẳng và đối đầu, mở ra thời kỳ hòa nhập cùng phát triển”[188, tr.108]. Hai năm sau (7-1997), hai nước Lào và Mianma được kết nạp vào ASEAN. Năm 1999, Vương quốc Campuchia chính thức gia nhập ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở thành một tổ chức liên kết toàn khu vực đúng như tên gọi của nó.

Đối với Việt Nam, sự việc này là thành quả của quá trình Đổi mới được khởi động từ năm 1986. Giữa hai kỳ Đại hội lần thứ VI và thứ VII của Đảng, Đảng ta đã từng bước hoạch định đường lối đối ngoại Đổi mới, đặt trọng tâm giải quyết tình hình Campuchia và giải tỏa mối quan hệ láng giềng trong khu vực, thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ với các nước. Theo đường hướng đó, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ được với EU, Trung Quốc, Mỹ và ASEAN [188].

Về phía các nước ASEAN, một Đông Nam Á yên bình cũng là điều mong mỏi để phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Họ nhận thấy Việt Nam là một nhân tố cùng họ gìn giữ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực; hơn nữa, cùng có mối quan tâm chung về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Việt Nam lại là một thị trường đầy tiềm năng chưa khai thác, hấp dẫn về sức mua, tài nguyên và nhân lực mà các nước láng giềng có trình độ cao hơn nhìn thấy ở đó những điều kiện thuận lợi, những khả năng sinh lời đầy hứa hẹn.

Tuy vậy, cũng có những băn khoăn là khi kết nạp một thành viên mới có chế độ chính trị khác, có khoảng cách lớn về kinh tế thì nguyên tắc đồng thuận của ASEAN liệu có còn giữ vững, việc thực hiện lộ trình AFTA liệu có thành công hay là ASEAN sẽ rơi vào tình trạng bất đồng và trì trệ, sẽ không đạt được những mục tiêu của Tuyên bố Băng Cốc khi thành lập và lại càng xa vời những ước vọng của Tầm nhìn 2020.

Những điều lo ngại trên có căn cứ nhất định, song thực tiễn phát triển của ASEAN trong hơn 10 năm qua đã trả lời câu hỏi đó. Từ đây, kinh nghiệm rút ra được chính là các quốc gia thành viên từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, khi cùng đứng trong một tổ chức, đã tìm ra mục tiêu chung về một Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng mà trong đó mỗi quốc gia vừa có nghĩa vụ, vừa có quyền lợi thì sự hợp lực cùng phát triển là con đường có lợi nhất. Hơn nữa, lịch sử hiện đại Đông Nam Á cho thấy không xảy ra các cuộc chiến tranh giữa ngay chính các nước trong khu vực (ngoài một số vụ xung đột nhỏ) mà tình hình căng thẳng, chia rẽ, đối đầu thường bắt nguồn từ các nước lớn bên ngoài tác động vào, coi Đông Nam Á như một bàn cờ dính líu đến lợi ích của họ. Nhận thức được điều này chính là để tìm cách giải mã các nhân tố bất lợi bên ngoài, tăng cường sự liên kết khu vực, đồng thời mở rộng sự hợp tác có hiệu quả với các cường quốc [188, tr.108-109].

Rõ ràng là đến nay, hơn 15 năm sau khi kết thúc chiến tranh lạnh và “ngòi nổ Campuchia” được tháo gỡ, Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình và ổn định, mối quan hệ giữa các nước thành viên được củng cố, ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh, có vị thế trên trường quốc tế. Tinh thần ZOPFAN và Hiệp ước Bali đi vào thực tế cuộc sống, ngày càng phát huy tác dụng. Những sáng kiến của ASEAN nhận được sự hưởng ứng và tham gia của các nước lớn và nhiều nước khác, bởi vì hòa bình và ổn định khu vực là mối quan tâm chung do vị trí địa chiến lược, do nguồn lợi của thị trường thương mại và đầu tư của khu vực này liên quan đến lợi ích của nhiều nước [188].

Trước những biến động to lớn, sâu sắc của thế giới và khu vực, các nước (trong đó có Việt Nam) đã điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình và xu thế thời cuộc.

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)