ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 167 - 180)

Chửụng 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ

4.1. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA

Nhìn lại mối quan hệ giữa Việt Nam với Cuba g n nửa thế kỷ qua, có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ vừa là đồng chí vừa là anh em được xây dựng trên cơ sở cùng ý thức hệ và nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Có lẽ, không một ai có thể phủ nhận khi cho rằng, quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như Chủ tịch Fidel Castro và các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba trong nhiều bài viết, bài nói ở nhiều hoàn cảnh khác nhau đã dùng văn từ đó. Ngay từ cuối năm 1962, sau cuộc “khủng hoảng tên lửa” ở Cuba, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân Việt Nam ta và nhân dân Cuba anh em cùng có một kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược. Cho nên chúng ta hết sức đồng tình và ủng hộ anh em Cuba…”[173, tr.652]. Mối quan hệ Việt Nam - Cuba được xây dựng trên cơ sở của sự thống nhất về thế giới quan và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm cơ sở của đường lối, chính sách, nhằm mục tiêu đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH ở Việt Nam, Cuba và trên toàn thế giới. Sự tương đồng về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, về vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện đối với toàn xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba, dẫn đến việc hai nước tự nguyện thiết lập quan hệ, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau một cách bình đẳng, cùng có lợi, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo năm 1930 đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam –

đảng của giai cấp vô sản và là đội tiền phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Còn nói về Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Fidel Castro cho rằng, “Đảng là tổng hòa những điều mơ ước của tất cả những người cách mạng trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc, là sự cụ thể hóa những lý tưởng, những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin và sức mạnh của cả dân tộc. Đảng có trách nhiệm lịch sử là đưa nhân dân, đất nước đến một sự thay đổi toàn diện và đạt được những kết quả to lớn mà nhân dân Cuba mong ước”[151, tr.61].

Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba đóng vai trò quyết định đối với quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Vì rằng, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối toàn xã hội nên quan hệ giữa hai Đảng cũng là quan hệ giữa hai nước. Các cuộc gặp thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo hai Đảng ở cả cấp độ song phương và đa phương đã giúp cho việc trao đổi kinh nghiệm, thống nhất về quan điểm, lập trường, về nhận thức và hành động, về các quy luật và mô hình xây dựng CNXH cũng như phối hợp hành động trên trường quốc tế giữa hai nước.

Sự tương đồng về hệ tư tưởng giữa hai đảng cộng sản còn thể hiện ở chỗ, đồng thời với việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, Việt Nam và Cuba kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và tả khuynh, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn, tư tưởng cải lương, thỏa hiệp và các trào lưu tư tưởng phi Mácxít khác trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Jose Marti và tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đèn pha trực tiếp soi đường cho cách mạng Cuba và cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đồng thời là cơ sở để quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển.

Đối với Cuba, tư tưởng Jose Marti mà nội dung cốt lõi, bao trùm là độc lập dân tộc gắn liền với tiến bộ xã hội đã và đang là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Cuba trong suốt nửa thế kỷ qua. Theo Jose Marti, để cho đất nước Cuba có độc lập tự do thật sự phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng Tổ quốc, mà cuộc chiến tranh đó phải dựa vào lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng và nhất thiết phải được tiến hành bằng một cuộc cách mạng bạo lực để lật đổ chế độ thực dân Tây Ban Nha. Nhiều lần Jose Marti khẳng định: “Quyền lợi không thể cầu xin mà phải giành lấy bằng sức mạnh, tự do không thể đổi lấy bằng nước mắt mà bằng máu”[152, tr.20]. Ông đặc biệt kiên quyết vạch trần và kịch liệt lên án tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, đầu hàng của một số người thuộc các tầng lớp trên giàu có, tức những kẻ chạy theo cái gọi là

“chủ nghĩa tự trị” trong khuôn khổ của chế độ thực dân Tây Ban Nha, đồng thời Jose Marti cũng kiên quyết bác bỏ chủ trương sáp nhập Cuba vào Mỹ hoặc muốn dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ để đánh đuổi thực dân Tây Ban Nha. Ông viết: “Chúng ta không đi tìm sự thay đổi hình thức thống trị, chúng ta không muốn thay ông chủ Tây Ban Nha bằng một ông chủ mới mặc quân phục Mỹ”[86, tr.201]. Có thể nói đây là tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện lịch sử của Cuba và Mỹ Latinh cuối thế kỷ XIX, vừa ngang tầm với những xu thế vận động cơ bản của lịch sử thế giới trong thế kỷ XX.

Để có một nền độc lập thật sự, bền vững và lâu dài cho Cuba, theo Jose Marti là phải gắn độc lập dân tộc với tiến bộ xã hội, đồng thời phải ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Mỹ xuống Mỹ Latinh nói chung và Cuba nói riêng. Theo quan điểm của Jose Marti, độc lập về chính trị chỉ mới là điểm khởi đầu, là bước quá độ để bước vào xây dựng một nền Cộng hòa dân chủ chân chính “cùng với tất cả mọi người và vì quyền lợi của tất cả mọi người”[152, tr.22]. Ông vạch rõ trong nước Cộng hòa “với tất cả và vì tất cả” đó, mọi người đều được bình đẳng về chính trị, được hưởng mọi thành quả lao động của mình, xã hội sẽ không còn những kẻ thống trị và những người bị trị và chính quyền trong nước sẽ là thành quả chung của nhân dân. Theo ông, đó là

một “nước Cộng hòa lao động”(*), trong đó mọi người đều có quyền và có nghĩa vụ phải lao động.

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Cuba và châu Mỹ Latinh hồi nửa cuối thế kỷ XIX, tư tưởng dân chủ cách mạng, tiến bộ xã hội của Jose Marti có ý nghĩa tiến bộ sâu sắc. Chính vì vậy mà đến khi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin rọi đến Cuba, thì tất cả tinh hoa của tư tưởng dân chủ cách mạng cùng chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của Jose Marti lại càng được phát huy mạnh mẽ hơn trên một cơ sở mới và trở thành vũ khí tinh thần sắc bén của nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống mọi áp bức bóc lột, giành độc lập dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng với sự phát triển của xu thế cách mạng trên thế giới, tư tưởng về độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của Jose Marti đã được các thế hệ Cuba phát huy mạnh mẽ mà đỉnh cao là thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1953 - 1959) và sự nghiệp xây dựng CNXH trên “Hòn đảo Tự do” trong nửa thế kỷ qua.

Đối với Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức một cách sâu sắc rằng, ở Việt Nam, khát vọng và quyền lợi tối cao của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập, tự do, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng chế độ mới không còn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Do đó, ở Việt Nam, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh dân tộc không tách rời mà có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH, trong đó, mục tiêu độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu, vì có giành được độc lập dân tộc thì mới tạo tiền đề cho xây dựng CNXH.

Xây dựng CNXH là điều kiện căn bản để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, tiến tới xóa bỏ nạn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc trên Tổ quốc Việt Nam. Với đường lối cách mạng đúng đắn đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ được giai cấp công

(*) Nguyên văn là: “una República trabajadora”. Jose Marti: Obras escogidas, tomo 2, Sđd, tr.516.

nhân, nhân dân lao động mà còn được cả dân tộc ta tin cậy, phó thác vận mệnh của mình cho Đảng, tự nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng. Điều đó đương nhiên làm cho Đảng, như Hồ Chí Minh đã nói, trở thành đảng của giai cấp đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”[125, tr.13].

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản quý báu của toàn Đảng và dân tộc ta, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam của Đảng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, th ng nh t T qu c,vì CNXH.

Lần đầu tiên trong văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH đã được khai thác, vận dụng, ít nhất là ở các luận điểm rất cụ thể, thiết thực mà Hồ Chí Minh đã từng nêu về CNXH: “CNXH là làm sao cho dân giàu nước mạnh”, “CNXH là công bằng, hợp lí:

làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ chăm nom” hoặc “CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”[173, tr.17].

Hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba có quyền tự hào chính đáng về hai vị lãnh tụ tối cao của mình. Sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương vĩ đại của Jose Marti và Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường mà nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam đã chọn: xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.

Hơn thế nữa, sẽ không quá đáng khi nói rằng, lịch sử hai dân tộc Việt Nam và Cuba trong suốt một thế kỷ rưỡi qua về cơ bản là giống nhau. Vào thời điểm năm 1974, Thủ tướng Fidel Castro đã nói: “Có nhiều điều gắn bó Việt Nam với Cuba…

Nhưng hơn nữa, điều gắn bó hai dân tộc chúng ta là lịch sử giống nhau trong hơn 100 năm qua”[231, 30-3-1974]. Đó là lịch sử bị chủ nghĩa thực dân cũ xâm lược, thống trị, áp bức hà khắc (Việt Nam là thực dân Pháp, Cuba là thực dân Tây Ban Nha) và cuộc đấu tranh ngoan cường, bền bỉ của nhân dân hai dân tộc chống chủ nghĩa thực dân cũ thắng lợi (vào cuối thế kỷ XIX đối với Cuba, năm 1954 đối với Việt Nam); đó là lịch sử bị đế quốc Mỹ xâm lược, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới phát xít bạo tàn (Cuba

trong 6 thập kỷ, Việt Nam hơn 2 thập kỷ) và cuộc đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường, bất khuất, thắng lợi vẻ vang của nhân dân hai nước (Cuba năm 1959, Việt Nam năm 1975); đó là lịch sử bị Mỹ và các thế lực phản động cô lập, bao vây cấm vận và cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt để thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập (Cuba trong suốt nửa thế kỷ, Việt Nam gần 2 thập kỷ) và đó là lịch sử của sự nghiệp Đổi mới, Cải cách toàn diện đất nước thắng lợi bước đầu (Việt Nam từ giữa thập niên 80, Cuba từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay).

Nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba đã có những đóng góp xứng đáng của mình vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Trải qua cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và vô cùng oanh liệt của mình, đều giành được thắng lợi vẻ vang: cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam đã đưa đến sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nước XHCN đầu tiên ở Đông Nam Á; cuộc Cách mạng tháng Giêng 1959 của Cuba đã đưa đến sự thành lập nước Cộng hòa Cuba – nước XHCN đầu tiên ở Tây bán cầu. Nhân dân Việt Nam, Cuba là những chiến sĩ kiên cường trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Nhân dân hai nước vừa chiến đấu cho mình, đồng thời tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân thế giới.

Hai nước Việt Nam, Cuba ở cách xa nhau nửa vòng quả đất, nhưnglịngnhân dân hai nước rất gần gũi nhau, cảm thông, thương yêu nhau như những người anh em ru t th t, người bạn chiến đấu thân thi t. Đó là vì nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, nguyện đấu tranh cho những lí tưởng cao đẹp nhất của thời đại mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Tình cảm thiêng liêng gắn bó Việt Nam - Cuba là tình đoàn kết quốc tế trong sáng như ánh sáng mặt trời. Đó là nghĩa vụ và niềm tin của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba trên con đường tiến lên phía trước.

Thứ hai, quan hệ Việt Nam - Cuba là một mối quan hệ quốc tế điển hình, thủy chung son saét.

Tính điển hình của mối quan hệ được thể hiện rõ nét ở lòng tin gần như tuyệt đối, luôn luôn giữ vững lập trường, quan điểm của hai bên đối với nhau trong bất kỳ hoàn

cảnh nào. Trên cơ bản, lập trường và quan điểm của Cuba phù hợp, thống nhất với lập trường, quan điểm của Việt Nam. Mặt khác, do có tinh thần cách mạng cao, ý thức độc lập tự chủ, chống đế quốc triệt để (tiêu biểu là Fidel), Đảng, Chính phủ và nhân dân Cuba dễ thông cảm, ủng hộ Việt Nam và sớm có phong trào đoàn kết sâu rộng. Đường lối cách mạng đúng đắn của ta, những thắng lợi to lớn về mọi mặt của nhân dân ta, làm cho lãnh đạo Cuba ngày càng nhất trí và tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng ta. Từ sự nhất trí, tin tưởng và có cách nhìn đúng đắn vấn đề Việt Nam, Cuba đánh giá đúng về cách mạng Việt Nam, ủng hộ Việt Nam kiên quyết và giúp đỡ Việt Nam chí tình [277, tr.3]. Lập trường đó là ý chí, là tình cảm của Đảng và nhân dân Cuba đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nó được thể hiện cụ thể:

§ Đảng, Chính phủ, nhân dân Cuba và đồng chí Fidel ngay từ đầu đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ kịp thời, kiên quyết, mạnh mẽ nhất và luôn luôn đi đầu trong phong trào đoàn kết, ủng hộ Việt Nam. Sự ủng hộ của Cuba đối với Việt Nam xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản và tình cảm anh em sâu sắc, chân thành, được thể hiện bằng nhiều hình thức độc đáo, có lúc vượt quá các thủ tục thông thường và có tác dụng thúc đẩy dư luận thế giới đoàn kết, ủng hộ Việt Nam. Chẳng hạn, Cuba là nước đầu tiên công nhận, nâng quan hệ ngoại giao với MTDTGPMNVN, cử Đại sứ bên cạnh Mặt trận và Chính phủ CMLTCHMNVN; kịch liệt phản đối đế quốc Mỹ tấn công miền Bắc năm 1964; đặt năm 1967 là “Năm Việt Nam anh hùng”; đón đồng chí Trần Bửu Kiếm như nguyên thủ quốc gia; tổ chức ba cuộc hội thảo qui mô lớn chống tội ác diệt chủng của Mỹ ở Việt Nam; cử đội y tế sang giúp Việt Nam trong thời gian chống chiến tranh phá hoại. Thủ tướng Fidel Castro đã khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, sự ủng hộ của chúng ta, sự tin tưởng của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là không có điều kiện và không có giới hạn. Và đây chính là lập trường của chúng ta”[86, tr.84].

§ Đánh giá cao, nhất trí và tin tưởng ở đường lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam). Trên các diễn đàn, tại các hội nghị quốc tế và khu vực, Cuba luôn kiên quyết ủng hộ và đấu tranh bảo vệ Việt Nam,

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 167 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)