Chửụng 2 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1975 - 1991
2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA
2.1.1. Những nét cơ bản về tình hình thế giới và khu vực từ giữa thập niên 70 cuûa theá kyû XX
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những biến chuyển to lớn và sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới nói chung và mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng.
Trước hết, nếu như trong thời kỳ trước, kinh tế các nước XHCN phát triển khá nhanh và đều khắp, thì từ năm 1975, đã xuất hiện những hiện tượng trì trệ, mất hẳn nhịp độ phát triển nhanh và có nơi như Trung Quốc còn đứng trước vực thẳm của sự sụp đổ. Trong nền kinh tế các nước XHCN, “đặc biệt là Liên Xô, tốc độ tăng thu nhập quốc dân đã giảm sút một nửa. Kế hoạch đuổi kịp và vượt Mỹ về kinh tế vào những năm 70 đã trở thành ảo tưởng. Không những thế, khoảng cách giữa Liên Xô với các nước công nghiệp hóa phương Tây ngày càng cách xa”[128, tr.283].
Mặt khác, mâu thuẫn giữa một số nước XHCN, đặc biệt là mâu thuẫn Xô - Trung đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và đặc biệt là với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Thực ra thì cuối những năm 40 đã nảy sinh những bất đồng trong phong trào với việc Nam Tư bị khai trừ khỏi Cục Thông tin quốc tế. Giai đoạn này, khủng hoảng phát triển lên đến đỉnh cao với việc Xô - Trung phân liệt. Tình hình đó tác động vào các Đảng Cộng sản và công nhân khác trên thế giới, làm cho họ cũng phân liệt thành hai phe: thân Liên Xô và thân Trung Quốc.
Hai là, khủng hoảng kinh tế và mâu thuẫn trong thế giới tư bản phát triển. Từ năm 1973, kinh tế thế giới tư bản bước vào thời kỳ khủng hoảng và trì trệ kéo dài, nhất là trong hai năm 1974 - 1975. Đặc điểm của thời kỳ này là lạm phát cao đi đôi với trì trệ trong tăng trưởng. Theo OECD(*)“Tốc độ tăng GDP hàng năm từ 1973 đến 1987 chỉ
(*) OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
còn 1,9% (thời kỳ 1950 - 1973 là 3,8%) và nếu không tính các nước OPEC(*)thì chỉ tiêu tăng trưởng chỉ là 1,5%; trong khi đó lạm phát rất cao: ở Mỹ 15% trong hai năm 1974 - 1975 và 9,2% thời điểm 1978 - 1979, ở Đức 7% năm 1974 và 6% năm 1975, ở Anh 16,9% năm 1974 và 23,7% năm 1975, ở Nhật 21,2% năm 1974 và 11,3% năm 1975”[128, tr.289]. Các nhà khoa học gọi hiện tượng đó là “đình lạm” (Stagflation) và khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ sự sa sút của nền kinh tế Mỹ do sa lầy trong chiến tranh Việt Nam và chạy đua vũ trang. Kinh tế Mỹ bị đình đốn, trong lúc kinh tế Nhật Bản và Tây Âu nổi lên cạnh tranh gay gắt và nắm giữ trong tay một khối lượng đô-la Mỹ khổng lồ. Đặc biệt người ta đã xem sự phát triển của kinh tế Nhật từ thập niên 60 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ trước là một sự “thần kỳ”. Từ đó nền kinh tế thế giới đi theo 3 mô hình phát triển: Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu, đồng thời dần dần hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới tư bản.
Khủng hoảng kinh tế ở các nước TBCN đã ảnh hưởng sâu sắc đến ổn định chính trị, xã hội. Sự thay đổi chính phủ diễn ra liên tục ở các nước. Đặc biệt đối với Mỹ, thất bại ở Việt Nam thật sự gây một chấn thương kinh khủng trong xã hội Mỹ, không chỉ ở những người tán thành chiến tranh Việt Nam mà cả ở những người chống chiến tranh Việt Nam. Người ta gọi sự chấn thương này là “Hội chứng Việt Nam”. Vụ tai tiếng Watergate dẫn đến việc Nixon phải từ chức, thực tế cũng xuất phát từ thất bại của Mỹ ở Việt Nam. “Hội chứùng Việt Nam” vẫn còn tồn tại dai dẳng trong xã hội Mỹ cho đến ngày nay, mặc dù Tổng thống G.Bush từng tuyên bố “nó đã bị chôn vùi trong sa mạc A-rập” sau khi Mỹ đánh bại Iraq trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991.
Ba là, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 - 1974 và sau đó là năm 1979 - 1980 không chỉ gây khó khăn cho các nước TBCN mà còn gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế các nước đang phát triển không sản xuất dầu mỏ.Tuy nhiên,cũng đã có một số nền kinh tế thành công trong quá trình công nghiệp hóa. Tiếp theo sự “cất cánh”
(*) OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) : thành lập năm 1960 để phối hợp chính sách dầu mỏ giữa các thành viên.
của Nhật Bản đã kéo theo sự “cất cánh” của các nền kinh tế khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Người ta gọi các nước như Singapore, Hàn Quốc và các vùng lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan là bốn “con rồng” của các nền công nghiệp mới (NIEs)(*)[127]. Với số lượng ngày càng đông, các nước đang phát triển bắt đầu có tiếng nói quan trọng trong các diễn đàn quốc tế.
Bốn là, bão táp cách mạng của phong trào giải phóng dân tộc làm rung chuyển châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, lôi cuốn hơn hai tỷ người ở hầu khắp các nước vốn là thuộc địa và phụ thuộc, “Đó là sự kiện lớn thứ hai của thời đại chúng ta sau sự hình thành hệ thống XHCN thế giới. Phong trào độc lập dân tộc có xu thế ngày càng gắn liền với CNXH, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa thế giới quá độ lên CNXH”[104, tr.32].
Năm là, do những thay đổi trong so sánh lực lượng, sự phân hóa ở cả hai hệ thống chính trị thế giới và đặc biệt là sau khi đế quốc Mỹ thua trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Nhiều học giả đã gọi đây là “thời kỳ sau Việt Nam” như là một thời kỳ chuyển tiếp từ chiến tranh lạnh sang thời kỳ vừa đấu tranh, vừa hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước lớn.
Sáu là, từ giữa thập niên 1970 bắt đầu một thời kỳ mà lợi ích quốc gia, nhất là lợi ích kinh tế được nhấn mạnh hơn, sau đó đến lợi ích khu vực, dựa trên vị trí địa - kinh tế ngày càng trở nên quan trọng trong tính toán chiến lược của mỗi nước khi vạch ra chính sách đối ngoại. Tuy nhiên nhân tố địa - chính trị vẫn còn có vai trò quan trọng, nhưng vị trí của ý thức hệ trở nên mờ nhạt trong việc quyết định chính sách đối ngoại.
Tính chất quá độ của giai đoạn này trong quan hệ quốc tế được đặc trưng bởi sự tồn tại song song của trật tự thế giới hai cực cùng với sự xuất hiện của các trung tâm quyền lực khác không chịu sự chi phối của Mỹ và Liên Xô. Do tính chất thay đổi lớn lao của nó, nên diễn biến của quan hệ quốc tế trong thời kỳ này rất phức tạp. Mọi vấn đề quốc tế được giải quyết không phải do sự vận động của mâu thuẫn giữa hai hệ
(*) New Industrial Economies chỉ những nước mới phát triển có GDP bình quân đầu người 1.800 USD.
thống chính trị trên cơ sở ý thức hệ như trước, mà từ nay xuất hiện thêm nhiều yếu tố quyết định dựa trên những mâu thuẫn vận động giữa các nước lớn nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc và lợi ích khu vực là chính.
Trong khi đó, sau i thắng mùa Xuân 1975 của Việt Nam, các nước ASEAN đã điều chỉnh từ chính sách đối ngoại đối lập sang chính sách hữu nghị thận trọng với ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, trong quan hệ ASEAN - Việt Nam ở thời kỳ này, lập trường của các nước thành viên cũng có những điểm khác nhau. Những nước như Indonesia, Malaysia chủ trương tăng cường quan hệ với Việt Nam và Đông Dương, đẩy mạnh hợp tác giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, đặc biệt là tạo điều kiẹân để Việt Nam ngày càng gắn bó hơn với ASEAN, tách dần ra khỏi ảnh hưởng của những nước lớn. Trong khi đó Philippin, Singapore và Thái Lan tỏ ra lo ngại lập trường của các nước Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam, trong quan hệ với họ chưa thật sự cởi mở. Tuy vậy, nói chung “ở thời kỳ này, các nước Đông Nam Á đều có chung một nguyện vọng là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển để tăng cường sức mạnh khu vực, ứng phó với sự can thiệp từ bên ngoài”[165, tr.28]. Vì vậy mà chỉ hai tuần sau khi Ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, ngoại trưởng các nước ASEAN đã họp tại Kuala Lumpur (Malaysia) bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ với ba nước Đông Dương và thiết lập mối quan hệ hợp tác trong khu vực. Tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất (24-2-1976), các nước ASEAN tuyên bố để ngỏ cửa cho các nước Đông Dương tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác đã được ký tại Bali(*).
Từ cuối năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN lại diễn biến hết sức phức tạp. Việc Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ngày 3-11- 1978 và việc quân tình nguyện Việt Nam giúp Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia lật đổ chế độ PolPot, giải phóng PhnômPênh khiến các nước ASEAN lo ngại. Xuất phát từ những lý do này, cùng với việc các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam, làm cho quan hệ giữa các nước ASEAN với Việt Nam trở nên căng thẳng, đối đầu kéo dài đến cuối thập kỷ 1980.
(*) Điều 18, chương V của Hiệp ước Bali ghi rõ: Hiệp ước này sẽ để ngỏ cho tất cả các nước Đông Nam Á khác tham gia.