Chửụng 2 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1975 - 1991
2.3. HỢP TÁC KINH TẾ, KHKT VÀ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI
2.3.1. Hợp tác kinh tế
Thời kỳ 1959 - 1975, “Sự hợp tác kinh tế chủ yếu là một chiều, Cuba giúp ta nhiều, nhưng ta giúp Cuba còn quá ít. Sự giúp đỡ của Cuba đối với Việt Nam trong
thời gian qua là vô tư, so với khả năng của Cuba là lớn”[69, tr.10]. Kế thừa những thành tựu của thời kỳ trước, hợp tác kinh tế Việt Nam - Cuba bước sang một thời kỳ phát triển mới.
2.3.1.1. Cuba viện trợ đường cho Việt Nam (xem bảng 5)
Từ năm 1976 đến 1979, Cuba đã viện trợ cho Việt Nam 20 vạn tấn đường. Năm 1979, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, ở Cuba đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ Việt Nam, số tiền quyên góp được chuyển thành 2 vạn tấn đường giúpVi t Nam vào năm 1980.
Bảng 5: Số lượng đường Cuba viện trợ cho Việt Nam (1976 - 1980)
Năm Đơn vị tính Đường thô Đường kính Tổng cộng
1976 Nghìn taán 30 50 80
1977 Nghìn taán 10 50 60
1978 Nghìn taán 10 30 40
1979 Nghìn taán 10 10 20
1980 Nghìn taán 10 10 20
* Nguoàn : [41], [72], [191], [192], [211], [266].
Như vậy, từ 1976 đến 1980, Cuba ủng hộ Việt Nam 22 vạn tấn đường (15 vạn tấn đường kính và 7 vạn tấn đường thô). Ngoài phần viện trợ về đường, thông qua con đường hợp tác KHKT, Cuba tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam phát triển nông nghiệp, bưu điện, y tế, xây dựng, giao thông và một số lĩnh vực khác.
2.3.1.2. Hợp tác nông nghiệp
Hợp tác nông nghiệp giữa hai nước tiếp tục tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: Một là, hợp tác về chăn nuôi bò, gà, lợn và bước đầu hợp tác nuôi ong; Hai là, hợp tác về mía đường; Ba là, hợp tác về cây quả có múi như cam, chanh, bưởi, quýt. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác, giúp đỡ nhau phát triển một số loại cây lương thực, thực phẩm khác.
* Về hợp tác chăn nuôi bò
Phát huy kết quả hợp tác của thời kỳ trước, Cuba tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam củng cố và phát triển chăn nuôi bò (sữa và thịt). Về giống, tháng 6-1978 Cuba tiếp tục đưa sang Việt Nam 255 con bò cái lấy sữa, giống Holstein. Số bò này ta nuôi ở nông trường Đức Trọng (Lâm Đồng), đến cuối năm 1985 phát triển lên được 1.087 con, lượng sữa bình quân đạt 13 kg/ngày/con [24, tr.2]. Tháng 7-1985, Cuba tiếp tục giúp Việt Nam 254 bò cái lấy sữa, giống Holstein, để đạt tới 1.000 con cho nông trường bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Để giúp phát triển đàn bò giống, góp phần lai tạo giống và cải tạo đàn bò nội, ngoài việc cung cấp con giống, Cuba còn tiếp tục đưa sang Việt Nam một lượng lớn tinh đông viên các loại giống gốc, thuần chủng, củng cố và phát triển Trung tâm bò đực giống Ba Vì (Hà Tây), đồng thời giúpVi t Nam xây dựng thêm hai phân trạm ở Quảng Nam - Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo công tác lai tạo giống bò cho các tỉnh phía Nam. Đến cuối những năm 80, đã có 34 tỉnh, thành phố có mạng lưới và điểm làm công tác thụ tinh nhân tạo cho bò.
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò, Cuba tiếp tục đưa sang Việt Nam nhiều giống cỏ tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam và cho năng suất cao như giống cỏ pangola, glycin, cosdu và cỏ voi, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng thêm trạm thí nghiệm, phân tích cỏ ở Đức Trọng (Lâm Đồng); giúp một lượng lớn premix - khoáng vitamin và nguyên liệu nguyên chất để sản xuất đá liếm cho bò. Hàng năm, Cuba đã giúp Việt Nam một lượng lớn thuốc thú y, dụng cụ và hóa chất dùng cho thụ tinh nhân tạo bò và máy vắt sữa đủ trang bị cho các nông trường; đã cử các đoàn chuyên gia sang giúp đỡ hướng dẫn ở các khâu như xây dựng các kế hoạch 5 năm (1976 - 1980, 1981 - 1985…) về phát triển chăn nuôi bò, kỹ thuật chọn giống, thụ tinh nhân tạov.v.
Đồng thời, Cuba liên tục nhận các đoàn thực tập sinh Việt Nam, trong đó Cuba giúp toàn bộ vé máy bay tuyến Matxcơva – La Habana và ngược lại. Ngoài ra, hàng năm hai bên còn trao đổi các đoàn cán bộ cao cấp kiểm tra đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm hợp tác [24, tr.5].
* Về hợp tác chăn nuôi gà
Khắc phục những khó khăn, hạn chế và khuyết điểm, đồng thời phát huy các kết quả đã đạt được của 7 năm trước (1968 - 1975), hai nước tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác chăn nuôi gà công nghiệp. Trong lĩnh vực hợp tác này, Cuba tiếp tục giúp về giống, thức ăn, thuốc thú y, trao đổi chuyên gia và thực tập sinhv.v.
Ngày 22-12-1976, Phó Thủ tướng Việt Nam Đỗ Mười và Phó Thủ tướng Cuba Carlos Rafael đã ký Nghị định thư về hợp tác kinh tế và KHKT dài hạn (1976 - 1980). Theo đó, năm 1977, Cuba giúp Việt Nam 2 vạn trứng gà giống thuộc hai loại Rhodes Island và New Hampshire, để ta xây dựng một trung tâm gà giống kiêm dụng trứng và thịt ở miền Nam. Sau đó tiếp tục giúp hai đợt 3 vạn trứng gà giống vào các năm 1982 và 1985, dòng R-2 của giống gà Rhodes Island và giống Hibro; giúp hàng chục máy ấp nở phục vụ cho các trung tâm giống gà; 1.000 tấn thức ăn tinh thành phẩm, hàng chục tấn premix - khoáng vitamin nguyên chất để chế biến thức ăn cho gà; giúp xây dựng hai nhà máy sản xuất thức ăn (công suất 2.000 kg/giờ/nhà máy) ở Lương Mỹ và Ba Vì; giúp hàng chục loại với hàng tấn thuốc thú y; giúp thiết kế, xây dựng, trang bị phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh gia cầm; nhiều loại dụng cụ, thiết bị phục vụ cho các trung tâm giống gà như: khay kim loại để ấp, dụng cụ cho phòng thí nghiệm và phân tích thức ăn, phụ tùng thay thế cho máy ấp, máy khâu bao đựng thức ăn tinh, kìm bấm số cánh, số chân, máng uống tự động, hộp nhựa đựng trứng, hộp nhựa chuyên chở gà con, thiết bị đo trứng, môtơ ấp trứng đa kỳ, đèn sưởi hồng ngoạiv.v. Cuba cũng đã cử các đoàn chuyên gia về giống, thức ăn, về kỹ thuật sản xuất, thú y… cùng nhiều đoàn cán bộ, cố vấn cao cấp về gia cầm sang Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển ngành gia cầm, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Đồng thời, Cuba cũng đã gửi cho Việt Nam nhiều tài liệu KHKT, tạp chí gia cầm. Nhiều đoàn cán bộ cao cấp, chuyên gia gia cầm Việt Nam sang Cuba tham quan, học tập kinh nghiệm, thực tập sinh Việt Nam sang Cuba nghiên cứu, thực tập [24, tr.7], [210, tr.3-4].
Cuối năm 1985, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp phụ trách chăn nuôi của Cuba Anfbal Henri Quez và Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Cuba đã sang thăm, kiểm tra công tác các đoàn chuyên gia và dự tổng kết công tác hợp tác chăn nuôi gia súc, gia cầm giữa hai nước trong 15 năm (1970 - 1985). Viện trưởng Viện nghiên cứu gia cầm Cuba đã sang dự lễ khánh thành Trung tâm nghiên cứu gia cầm Việt Nam (tại Hà Nội) và xây dựng kế hoạch hợp tác nghiên cứu giữa hai viện.
* Về hợp tác chăn nuôi lợn
Vào những năm 1960 - 1970, trong ngành chăn nuôi của Việt Nam, con lợn đứng hàng đầu, là nguồn cung cấp thực phẩm nhiều nhất, thường xuyên nhất cho nhà nước và nhân dân (60%), là nguồn cung cấp phân bón rất lớn và tốt cho trồng trọt (50%).
Tổng đàn lợn của miền Bắc năm 1973 có khoảng 5,5 - 5,7 triệu con, trong đó lợn chăn nuôi ở hộ gia đình chiếm đại bộ phận (4,8 - 4,9 triệu con), trọng lượng bình quân xuất chuồng 12 tháng tuổi là 40 - 42 kg.Về giống, có 3 giống lợn nội chính là: lợn ỷ đen đồng bằng, lợn lang ở miền biển và một phần trung du, lợn đen xương to ở miền núi. Đặc điểm chung của các giống lợn này là tầm vóc nhỏ, không đồng đều (biểu hiện độ thuần của giống thấp, có thể thoái hóa do đồng huyết lâu đời), chịu đựng kham khổ nhưng năng suất rất thấp. Ngoài ra vào đầu những năm 70, ở miền Bắc còn có khoảng 1.000 con giống lợn ngoại lớn, nhỏ, với hai giống là Yorshire và Borshire (có từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 với số lượng rất ít, từ năm 1958 nhập thêm) và cuối những năm 60 nhập 150 con giống Landrace để nuôi thí nghiệm, thăm dò khả năng thích nghi, nhưng chất lượng kém và không thuần chủng. Chăn nuôi lợn nhìn chung còn tiến chậm, có nhiều mặt yếu kém… nhiều vùng còn chăn nuôi theo lối tự nhieân [248, tr.1].
Trước th c tr ng đó, giữa những năm 70 Việt Nam đặt vấn đề hợp tác với Cuba phát triển chăn nuôi lợn. Thực hiện Nghị định thư về hợp tác kinh tế và KHKT giữa hai nước, ký ngày 22-12-1976, Cuba đã giúp Việt Nam 225 con lợn giống (kèm 400 tấn thức ăn tinh để lợn ăn dọc đường và 3 tháng đầu khi đưa vào Việt Nam), thuộc ba giống: Yorshire 129 con (14 đực, 115 cái); Landrace 38 con (8 đực, 30 cái) và Duroc
58 con (8 đực, 50 cái). Tuổi bình quân đàn lợn khi nhập vào Việt Nam là 8 tháng, trọng lượng 150 - 180 kg/con. Nhìn chung, đàn lợn Cuba giúp Việt Nam phát triển tốt, tăng trọng bình quân: Yorshire 20,5 kg/tháng; Landrace 19,6 kg/tháng và Duroc 18 kg/tháng.
Tuy ở nước ta đã có một số giống lợn ngoại, song còn rất ít, phân tán, cơ cấu dòng hẹp, đang dần dần bị đồng huyết và thoái hóa. Từ 1977 trở về sau, có các giống lợn từ Cuba nhập vào đã bổ sung và tăng cường thêm giống lợn thuần cùng giống để pha máu và tăng cơ cấu đàn. Khi đưa vào Việt Nam, đàn lợn giống Cuba được nuôi tại trại giống Thụy Phương (Hà Nội) trực thuộc Viện Chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp.
Đến cuối những năm 70, giống lợn Cuba được nhân giống và phát triển đại trà ở 41 tỉnh, thành Việt Nam [25, tr.6]. Sau đó, tháng 7-1985, Cuba tiếp tục giúp Việt Nam 300 lợn giống (270 cái, 30 đực) để bổ sung đàn giống, phát triển chăn nuôi lợn ở các tỉnh phía Nam [163, tr.7]. Ngoài việc giúp con giống, mỗi năm Cuba còn giúp hàng trăm tấn thức ăn tinh, hàng chục tấn premix – khoáng vitamin để chế biến thức ăn cho lợn; nhiều loại thuốc thú y đặc hiệu, dụng cụ và hóa chất phục vụ thụ tinh nhân tạo cho các trung tâm lợn giống. Cuba đã cử hàng chục đoàn với hàng trăm lượt chuyên gia về giống, thức ăn, thú y… sang giúp Việt Nam. Ngoài ra, Cuba còn giúp Việt Nam một số bộ kìm bấm in số (kèm theo mực), máy dập và số đeo, máy siêu âm đo độ dày mỡ lợn, giúp Việt Nam xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn lỏng ở miền Nam. Cuối năm 1985, đoàn cán bộ của Tổng cục Chăn nuôi lợn Cuba đã sang thăm Việt Nam, đánh giá kết quả và bàn kế hoạch hợp tác giai đoạn 1986 - 1990.
Việt Nam đã cử nhiều đoàn cán bộ ngành chăn nuôi lợn sang tham quan, học tập kinh nghiệm và cử thực tập sinh sang Cuba thực tập về ngành này [38, tr.7].
* Về hợp tác nuôi ong
Cuba là nước có nghề nuôi ong khá phát triển, cuối những năm 70, hai nước bắt đầu hợp tác, phát triển nghề này. Cuba giúp Việt Nam giống ong, tổng cộng 5 đợt (vào đầu 1979, 8-1980, 6-1981, 7-1983 và tháng 8-1984) 506 ong chúa và 500 đàn ong giống [38, tr.4], [163] [193, tr.3], [260]. Số ong này ta đem nuôi chủ yếu ở các
tỉnh Tây Nguyên, nhất là vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng). Kết quả cho thấy, đàn ong thích nghi với điều kiện khí hậu, thức ăn, sinh thái vùng này, phát triển tốt và đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể. Đồng thời, Cuba đã giúp kỹ thuật xây dựng, thiết bị cho cơ sở nghiên cứu và phân tích sản phẩm về ong; cử nhiều đoàn chuyên gia về tạo giống, chọn giống, nhân giống, tạo ong chúa, phân đàn, chuyên gia về bệnh của ong sang giúp Việt Nam; gửi tài liệu kỹ thuật, 200 kg giống các loại cây cho phấn và cho mật, bản thiết kế và một bộ mẫu thùng nuôi, một số dụng cụ chuyên ngành như màn che mặt, dụng cụ phun khói và 2 tấn sáp để làm thùng ong. Việt Nam cử chuyên gia sang Cuba thực tập về ngành ong và cung cấp công thức pha chế, sản xuất rượu mật ong cho Cuba.
* Về hợp tác ngành mía đường
Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, ngành mía đường của Cuba đã rất phát triển. Cuba đã tạo ra được những giống mía mới có năng suất cao, cơ giới hóa toàn bộ khâu trồng mía và 50% khâu chặt, thu hoạch mía, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất đường, nên đã đạt được năng suất bình quân 57 tấn mía/ha (6,2 tấn đường/ha) trên toàn bộ diện tích trồng mía cả nước(*), đảm bảo cho Cuba cùng với Brazil chiếm vị trí hàng đầu về sản xuất đường trên thế giới (riêng Cuba năm 1982 đạt 8,2 triệu tấn). Đã sản xuất được nấm men từ rỉ đường làm thức ăn cho gia súc (có 10 nhà máy, hàng năm sản xuất 10 vạn tấn nấm men Torula); sản xuất các loại hóa chất như cồn, acide citric, furfurol..; dùng bã mía làm giấy báo, ván ép (có 7 nhà máy sản xuất 28 vạn m2 ván ép/năm), làm bêtông xốp, thức ăn gia súc [3, tr.11]. Phát huy những kết quả hợp tác thời kỳ trước, hai nước tiếp tục hợp tác, giúp đỡ phát triển ngành mía đường. Sự hợp tác tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Một là, củng cố và phát triển kết quả hợp tác của thời kỳ trước. Cụ thể là, Cuba tiếp tục giúp Việt Nam những giống mía mới năng suất cao, những tiến bộ KHKT, máy móc, dụng cụ bốc dỡ mía chuyên dùng, giúp cách phòng trừ sâu bệnh… và
(*) Năng suất cao nhất hiện nay trên thế giới là bang Hawai của Mỹ 13,5 tấn đường/ha, sau đó đến Austraylia 11,4 taán.
chuyên gia thuộc các lĩnh vực ngành mía đường. Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và những địa phương có hợp tác mía đường với Cuba như Thanh Hóa, Nghệ An… tiếp tục cử người sang Cuba tham quan học tập, nghiên cứu [25, tr.8].
Hai là, hợp tác phát triển ngành mía đường ở miền Nam. Đây là một trong những nội dung hợp tác được Cuba quan tâm ngay từ khi miền Nam vừa mới được giải phóng. Cuba đã giúp Việt Nam xây dựng, trang bị một Trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm mía đường, với vùng nguyên liệu 200 ha ở Bến Cát (Bình Dương); giúp nông trường Dương Minh Châu (Tây Ninh) xây dựng đồng mía theo kỹ thuật mới, có điều kiện cơ giới hóa cao, đồng thời áp dụng kỹ thuật tiên tiến của Cuba về sản xuất, chế biến đường và một số vấn đề hợp tác khác [26, tr.12].
Tháng 7-1984, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm Việt Nam Hoàng Xuân Thông đi thăm Cuba, ký hợp đồng đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành mía đường Việt Nam trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Theo đó, Cuba hợp tác với Việt Nam mở rộng 3 nhà máy đường (Quảng Ngãi, Bình Dương, Hiệp Hòa) từ 1.500 lên 2.000 tấn mía/
ngày (với hợp đồng này, chỉ tính riêng tiền lập Luận chứng kinh tế - kỹ thuật – TEO, Việt Nam thanh toán cho Cuba 53 vạn USD); hai nước hợp tác xây dựng nhà máy đường Tây Ninh với công suất 7.000 tấn mía/ngày. Đây là một tổ hợp nông - công nghiệp lớn, có mức đầu tư ngoại tệ trên dưới 200 triệu USD, chưa kể vốn trong nước, với vùng mía nguyên liệu khoảng5vạn ha [163, tr.4].
Ba là, Cuba gửi các quy trình kỹ thuật và giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia về sản xuất men Torula từ rỉ đường và các chủng gây men phục vụ chế biến thức ăn gia súc, đồng thời gửi tài liệu kỹ thuật về tận dụng các phụ phẩm từ mía đường phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Bốn là, Cuba tham gia Dự án thực hiện và tổ chức một Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng cho công nghiệp mía đường do PNUD (Liên Hợp Quốc) tài trợ cho Việt Nam.
Năm là, Cuba giúp Việt Nam xây dựng các kế hoạch 5 năm phát triển ngành mía đường, gửi cho Việt Nam các tài liệu KHKT liên quan đến ngành này, kể cả tài liệu của Liên Hợp Quốc và các nước tư bản.
* Về hợp tác cây quả có múi
Phát huy kết quả bước đầu của sự hợp tác, giai đoạn 1976 - 1980, Cuba tiếp tục giúp Việt Nam xây dựng một nông trường trồng thí nghiệm cây quả có múi quy mô 50 ha, sau đó phát triển trồng đại trà trên diện tích 500 ha tại Nông trường Thạch Quảng (Thanh Hóa) [69, tr.3].
Tháng 3-1983, Bộ trưởng Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Trìu thăm hữu nghị Cuba. Nhân chuyến thăm này, hai nước đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển cây quả có múi và Cuba đồng ý bàn giao thị trường Nhật Bản cho Việt Nam.
Trong kế hoạch hợp tác 1986 - 1990, hai nước cam kết đảm bảo nhu cầu quả có múi không những cho các nước XHCN mà còn có xuất sang thị trường các nước ngoài XHCN. Và, Việt Nam đồng ý hợp tác về mía đường, quả có múi với Cuba theo hình thức hợp doanh, liên doanh hoặc bất cứ hình thức nào khác [28, tr.4].
Ngoài việc hợp tác, giúp đỡ phát triển ngành gia súc, gia cầm, mía đường, quả có múi, Việt Nam và Cuba còn trao đổi tài liệu KHKT, các giống lúa, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, cà phê, ca cao, các giống dứa lấy sợi, dứa ăn quả, chuối, bơ, đay, thuốc lá.v.v, đồng thời trao đổi chuyên gia, thực tập sinh về các lĩnh vực hợp tác này.
Phía Việt Nam đã gửi tặng Cuba 160 con khỉ cộc và 7 con voi vào năm 1985 [256].
2.3.1.3. Hợp tác về bưu điện
Đây là một trong những nội dung hợp tác rất quan trọng và đạt hiệu quả cao của thời kỳ 1975 - 1990, thể hiện tính chất hợp tác đôi bên cùng có lợi và bình đẳng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hợp tác trong lĩnh vực bưu điện tập trung vào những nội dung chuû yeáu sau:
- Xây dựng hệ thống đường trục thông tin viba Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu tư hơn 1 triệu USD. Đây là một công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng hết sức quan trọng, nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Để hoàn thành công trình đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng, đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của cả hai bên, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, cùng nhau quyết tâm thực hiện giữa dân sự và quân sự. Cả Việt Nam và Cuba đã dành ưu tiên tuyệt đối, bố trí những cán