Chửụng 3 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1991 - 2005
3.3. NHỮNG NÉT LỚN VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, ĐẦU TƯ VÀ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI
3.3.2. Về trao đổi thương mại
Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 (thế kỷ XX) các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã đã đặt cách mạng Cuba trước những khó khăn và thách thức chưa từng có kể từ khi cách mạng thành công (1-1-1959). Trong khi đó, v i o lu t Torriceli (1992) và o lu t Helms – Burton (1996),Mỹ tăng cường các hoạt động thù địch, xiết chặt bao vây cấm vận hòng tiêu diệt cách mạng Cuba. Trong thực tế, từ năm 1990 đến 1993, Cuba phải thực hiện chiến lược “kháng cự để tồn tại”, do đó còn phải giữ bao cấp ở mức độ và những lĩnh vực thiết yếu, nhất là quốc phòng -an ninh, đời sống nhân dân và những ngành kinh tế chiến lược, với mục đích là không gây những đảo lộn lớn về chính trị, kinh tế, xã hội. Từ cuối năm 1993, sau một quá trình tìm tòi và thử nghiệm, Cuba từng bước triển khai các biện pháp khắc phục khủng hoảng, đã có những biện pháp sáng tạo nhằm kích thích sản xuất trong nước phát triển và huy động sự hợp tác, u t của nước ngoài trên cơ sở giữ vững thành quả về giáo dục, y tế và xã hội. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, Cuba xác định là vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng [127, tr.202]. Cũng chính vì lẽ đó, trong suốt 10 năm (1990 - 2000) trao đổi thương mại giữa Cuba với các nước nói chung, Việt Nam nói riêng giảm sút nghiêm trọng. “Từ năm 1994 đến năm 1998, xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba đạt 300 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu từ Cuba sang Việt Nam đạt rất thấp”[233, 8-3-1999].
Trong những năm từ 1999 đến 2005, mặc dù chưa thoát khỏi khủng hoảng, nhưng nền kinh tế Cuba nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng đã có những khởi sắc, nhờ đó trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Cuba cũng có những bước cải thiện đáng kể.
Chủ yếu tập trung vào việc Việt Nam cam kết cung cấp gạo ổn định cho Cuba theo phương thức trả tiền chậm (năm 1999: 150 nghìn tấn; năm 2000: 200 nghìn tấn; năm 2001: 225 nghìn taán; naêm 2002: 250 nghìn taán; naêm 2003: 300 nghìn taán; naêm 2004:
250 nghìn tấn và năm 2005: 200 nghìn tấn), bình quân đạt gần 100 triệu USD/năm.
Cuba nhập than đá antracit của Việt Nam để luyện Nickel (mỗi năm 20.500 tấn, doanh thu hơn 2,6 triệu USD); cà phê (7,15 triệu USD/năm); giày dép (3 triệu USD/năm) và ống đựng thuốc tiêm [223]. Ngoài ra, Cuba còn nhập một số hàng hóa khác của Việt Nam, mặc dù nhu cầu không lớn, doanh thu không cao, nhưng cũng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu như hàng điện tử (máy tính),quạt máy (10 nghìn chiếc/năm), đầu video (6 nghìn đầu/năm) và máy móc nông nghiệp dùng cho hợp tác xã và hộ gia đình ở Cuba. Hàng hóa Cuba xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là một số sản phẩm kỹ nghệ sinh học như Hebermin (thuốc mỡ bôi ngoài da có yếu tố làm mọc da để chữa trị các trường hợp bỏng), một số vắc xin chống bệnh viêm gan Hepatitis B và các sản phẩm khác [223].
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Cuba năm 2001 đạt 48,5 triệu USD, năm 2002 đạt 60 triệu USD, năm 2003 đạt 90 triệu USD, năm 2004 tổng kim ngạch đạt 107,42 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 107,12 triệu USD bằng 96,42%
tổng kim ngạch, trong khi nhập khẩu chỉ có 300 nghìn USD bằng 3,58%) và năm 2005 tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa hai nước đạt trên 136 triệu USD [223, 2- 12-2005]. Tuy nhiên, vẫn còn sự mất cân đối lớn trong cán cân thương mại do xuất khẩu từ phía Việt Nam vượt trội lên, trong khi xuất khẩu từ phía Cuba giảm sút. Cả hai nước đang ra sức tăng cường phát triển các quan hệ trực tiếp giữa các đối tác, loại trừ những yếu tố trung gian trong xuất - nhập khẩu, tạo sự thông thoáng trong cơ chế, thủ tục pháp lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại đôi bên cùng có lợi.
Hiện nay, hai nước tiếp tục thực hiện những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, nhất là thỏa thuận trong chuyến thăm chính thức Cuba tháng 12-2001 của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng. Trong đó, chúng ta có thể nói đến:
Một là, Việt Nam tiếp tục bán gạo ổn định cho Cuba với những điều kiện ưu đãi đặc biệt.
Hai là, Tổng công ty điện tử HANEL tặng một dây chuyền lắp ráp tivi cho nhà máy ATEC, thuộc Công ty điện tử GRUPO DE LA ELECTRONICA sản xuất tivi của Cuba. Ngoài ra, HANEL còn cung cấp cho phía Cuba những điều kiện tài chính rất có lợi để mua các ống màn hình, các linh kiện và sản phẩm điện tử khác sản xuất ở Việt Nam.
Ba là, thực hiện đề án Việt Nam giúp Cuba về giống, KHKT và máy móc nông nghiệp để phát triển sản xuất lúa quy mô lớn và quy mô hộ gia đình ở Cuba.
Bốn là, Tổng Công ty đóng tàu biển VINASHIN của Việt Nam cung cấp tín dụng thương mại choCơng ty ARGUS sản xuất tàu đánh cá ở Cuba.
Năm là, liên doanh sản xuất giày giữa Công ty Hiệp Hưng và Liên đoàn giày da Cuba. Theo hợp đồng liên doanh, Việt Nam cung ứng dây chuyền sản xuất 1,5 triệu đôi giày/năm cho Cuba, Cuba gia công sản xuất, doanh thu đạt 3,1 triệu USD/năm.
Sáu là, Công ty hàng không Cubana de Aviacion và Hãng hàng không Việt Nam Airlines ký kết thỏa thuận về việc áp dụng các giá cước đối với việc vận chuyển hành khách giữa Việt Nam và Cuba.
Bảy là, hợp tác về sản xuất thuốc y tế giữa Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 của Việt Nam và Xí nghiệp Dược phẩm Medi của Cuba đạt doanh thu khoảng 4 triệu USD/năm, đồng thời Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 23 của Việt Nam tiếp tục cung cấp ống đựng thuốc tiêm cho Cuba.
Tám là, mỗi năm Cuba nhập 2.000 tấn cà phê Robusta của Việt Nam để tiêu dùng trong nước [143, tr.18].
Chúng ta thấy rằng, quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại giữa hai nước đang trong quá trình phục hồi với nhịp độ đi lên. Hai nước còn nhiều tiềm
năng và lợi thế cần tiếp tục được khai thác để hợp tác có hiệu quả hơn. Việt Nam và Cuba phải cùng nhau phấn đấu vượt qua những hạn chế về kinh tế như việc thiếu nguồn cung cấp tài chính, những khó khăn mà khoảng cách địa lý gây ra cho việc vận chuyển hàng hóa và việc thiếu một đường hàng hải thường xuyên giữa hai nước.
Trong bối cảnh ấy, điều đặc biệt quan trọng là phải tăng cường tìm cách phát triển các mối quan hệ liên kết, liên doanh và tiếp tục thăm dò để tìm kiếm những phương thức mới, như việc buôn bán thông qua hàng đổi hàng (intercambio) hay các phương thức khác do doanh nghiệp hai nước trực tiếp thỏa thuận.
Tieồu keỏt chửụng 3
Từ giữa thập niên 80, nhất là từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với cuộc khủng hoảng và sau đó là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông ÂuvàLiên Xô, trật tự thế giới hai cực sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, những biến đổi trên thế giới và khu vực đã tác động trực tiếp vào các mối quan hệ song phương, đa phương vốn có của các nước, trong đó có quan hệ Việt Nam - Cuba.
Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước(1991 - 2005)không ngừng được củng cố, phát triển ngày càng tốt đẹp và đi vào chiều sâu. Các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hai nước được diễn ra thường xuyên, trở thành cơ chế trong quan hệ. Có thể nói, chưa có thời kỳ nào mà các chuyến thăm viếng, làm việc của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Cuba lại diễn ra dồn dập như thời kỳ này. Ngoài ra, quan hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội hai nước như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân (Cuba là Hội tiểu nông), Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba, Hội hữu nghị Cuba - Việt Nam v.v.cũng diễn ra thường xuyên, tốt đẹp. Hai nước thể hiện sự nhất trí cao và triệt để ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực, quốc tế cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan hệ chính trị hai nước phát triển rất tốt đẹp và trở thành mối quan hệ hữu nghị truyền thống, thủy chung, trong sáng, mang tính chiến lược, lâu dài, “là biểu tượng của thời đại” (lời Fidel).
Hợp tác về quốc phòng, an ninh cũng là một trong những lĩnh vực được hai bên hết sức quan tâm trong thời kỳ này. Những chuyến thăm hữu nghị, tiếp xúc khá
thường xuyên của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam với Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng và Bộ Nội vụ Cuba, một mặt tăng cường quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết của lực lượng quốc phòng, an ninh hai nước; mặt khác, cùng tham khảo, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước và cuộc sống bình yên của nhân dân hai nước.
Do điều kiện, hoàn cảnh khách quan, chủ quan, nhất là những khó khăn từ phía Cuba của “Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình”, nên nhìn chung quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại giữa hai nước thời kỳ 1991 - 2005 chưa tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao. Về hợp tác kinh tế và đầu tư, chủ yếu dừng lại trong việc trao đổi chuyên gia, tài liệu KHKT. Đặc biệt, bước đầu hình thành một số liên doanh hoạt động có hiệu quả như: Công ty liên doanh xây dựng VIC, Nhà máy sản xuất thuốc diệt chuột sinh học BIORRAT ở Cần Thơ và Liên doanh tư vấn kỹ thuật, giám sát và kiểm tra chất lượng đường Hồ Chí Minh. Về trao đổi thương mại, một thực tế cho thấy sự mất cân đối trong cán cân thương mại do xuất khẩu từ phía Việt Nam vượt trội lên, trong khi đó Cuba thường xuyên trong tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI, các mối quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại giữa hai nước đã dần dần được phục hồi và có những triển vọng đáng khích lệ. Điều đó cho phép chúng ta đảm bảo rằng, trong tương lai các mối quan hệ ấy sẽ mở rộng hơn, hiệu quả và bền vững hơn.
Chửụng 4