Chửụng 3 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1991 - 2005
3.2. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO VÀ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH
3.2.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao
* Những chuyến thăm cấp cao
Có thể nói, chưa có thời kỳ nào mà quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước lại diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, dồn dập như thời kỳ này. Về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam có các chuyến thăm Cuba đặc biệt có ý nghĩa như của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1995), chuyến thăm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1999), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (2000 và 2004), Thủ tướng Phan Văn Khải (2002), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2003) và chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2004). Về phía Cuba có các chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Fidel Castro (1995 và 2003), của Bộ trưởng Ngoại giao R.Robaina (1999), chuyến thăm của Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Carlos Lage (1999), của Bộ trưởng Ngoại giao Felipe Perez (2001). Các chuyến thăm hữu nghị, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như của các đoàn đại biểu các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương được coi là những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quan hệ hai nước.
Đứng trước tình hình khó khăn gay gắt nhiều mặt của đất nước, tháng 10-1990 Cuba buộc phải tuyên bố “Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình”, và vào thời điểm 1992, 1993 là giai đoạn “điểm đáy”, “tồi tệ nhất” của thời kỳ đặc biệt. Trong hoàn cảnh đó, chuyến thăm Cuba của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ ngày 6 đến 10-7-1993 có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Đây là sự kiện mở đầu và tạo động lực mới cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước thời kỳ này. Cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu với đoàn đại biểu Cuba do Thủ tướng Fidel Castro dẫn đầu, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, thẳng thắn, thân tình, đặc trưng của mối quan hệ Việt Nam - Cuba [231, 7-7-1993]. Thông qua hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, kiểm điểm quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực trong những năm qua, trao đổi ý kiến về những phương hướng và biện pháp lớn nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ chính trị lịch sử gắn bó hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Hai bên cũng đã đề cập các vấn đề liên quan đến tình hình của hai khu vực và quốc tế quan trọng cùng quan tâm. Nhân dịp này Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thông báo ủng hộ Cuba hơn 11 nghìn tấn gạo mà các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã quyên góp được trong thời gian qua, nhằm giúp Cuba phần nào giảm bớt khó khăn, từng bước vượt qua thời kỳ đặc biệt [230, tr.9].
Các cuộc gặp giữa Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các nhà lãnh đạo cao nhất của Cuba, một lần nữa thể hiện rõ rệt ý chí chính trị của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác với nhau nhằm phát triển tối đa các mối quan hệ. Đồng thời, đứng về phía các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định lại tình đoàn kết với Cuba trong cuộc đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt chính sách thù địch, bao vây cấm vận chống Cuba, trả lại chủ quyền vùng Guantanamo cho người chủ đích thực của nó là nhân dân Cuba.
Kết quả tốt đẹp của chuyến thăm là nguồn động viên cổ vũ mới, mở ra những triển vọng mới cho sự phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng, “Giờ đây, trong lúc khó khăn nhất của CNXH, Việt Nam và Cuba vẫn gắn bó thủy chung trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của mỗi nước và vì CNXH. Đó là tình đoàn kết chỉ có thể có được giữa hai dân tộc cách mạng, giữa hai Đảng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH”
[10, 9-7-1993].
Chuyến thăm Cuba của Thủ tướng Việt Nam lần này được dư luận Việt Nam, Cuba và quốc tế chăm chú theo dõi sát sao. Đài BBC sáng 11-7-1993 đưa tin:
“Chuyến viếng thăm Cuba của ông Kiệt nhằm tái xác nhận chính sách của Việt Nam là không quên bạn cũ. Ông Kiệt nói rằng, mục đích chính của chuyến th mlà để tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và tìm kiếm phương cách gia tăng vấn đề mậu dịch giữa hai nước… Ông Kiệt cũng cho biết, Việt Nam đã sẵn sàng mỗi năm bán hữu nghị cho Cuba 10 vạn tấn gạo với những điều kiện dễ dãi đặc biệt”[231, 12-7-1993]. Còn hãng RIF 12-7-1993 đưa tin: “Chuyến thăm Cuba của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt kết thúc vào cuối tuần qua đã cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam đang cố giữ mối quan hệ đặc biệt với Cuba. Giới lãnh đạo Cuba đã dành cho phái đoàn Việt Nam sự đón tiếp đặc biệt nồng nhiệt. Điều mà Cuba muốn nhấn mạnh là hai nước vẫn đồng nhất về ý thức hệ. Chính ông Võ Văn Kiệt tuy là người kiến tạo chính sách Đổi mới ở Việt Nam, cũng đã khẳng định Cuba và Việt Nam vẫn trung thành với chủ nghĩa Mácxít - Lêninnít và CNXH”[232, 13-7-1993].
Sau 10 năm (1986 - 1995) tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, Việt Nam đã giành được những thành tựu rất quan trọng cả về đối nội và đối ngoại. Đối với Cuba, với chủ trương và các biện pháp Cải cách từng bước, từ năm 1995 đã chặn được đà suy thoái kinh tế, có những dấu hiệu theo xu hướng phục hồi, tình hình chính trị - xã hội ổn định mặc dù Mỹ tăng cường hoạt động thù địch, ban hành luật Helsm - Burton nhằm xiết chặt cấm vận chống Cuba; hoạt động đối ngoại tiếp tục mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trước hết là với khu vực Mỹ Latinh và Caribê.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba của Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ ngày 12-10 đến 17-10-1995 có ý nghĩa rất quan trọng. Trong các cuộc hội đàm với Chủ tịch Fidel, cùng với việc trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, hai bên đã thông báo tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của mỗi nước. Chủ tịch Lê Đức Anh nêu rõ: “Việt Nam chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữ vững nguyên tắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và CNXH, thi hành chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước”[11, 14-10-1995]. Sau hội đàm, thay mặt Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Roberto Robaina đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tạo khuôn khổ pháp lí cho việc tăng cường sự hợp tác và đầu tư giữa hai nước ngày càng có hiệu quả. Bình luận về chuyến thăm này, đài Tiếng nói Hoa Kỳ tối 17- 10-1993 cho rằng, “Sau khi thăm Brazil, việc ngài Lê Đức Anh chọn Cuba làm điểm dừng chân thứ hai trước khi đến Colombia dự Hội nghị lần thứ 11 Phong trào Không liên kết và đi New York dự Kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc, có ý nghĩa quan trọng. Hà Nội muốn chứng tỏ cho La Habana thấy rằng, trong lúc khó khăn hoạn nạn không quên người bạn cũ và vẫn trung thành với những nguyên tắc Mácxít - Lêninnít và CNXH”[231, 18-10-1995].
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba, từ ngày 8-12 đến 12-12-1995, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Fidel Castro thăm hữu nghị chính thức Vi t Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của vị Tổng Tư lệnh Cách mạng Cuba kể từ chuyến thăm Việt Nam tháng 9-1973 đã để lại dấu ấn không bao giờ phai mờ trong ký ức hàng triệu triệu người Việt Nam.“Cuộc thăm lần này của Chủ tịch Fidel Castro là sự kiện trọng đại, tô thắm thêm truyền thống hữu nghị đoàn kết son sắt, thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba”[11, 8-12-1995]. Tổng Bí thư Đỗ Mười nói: “Trong chuyến thăm lần đầu tiên năm 1973, Việt Nam ở trong giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước. Nay đồng chí trở lại, chúng tôi đã giành chiến thắng hoàn toàn, đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước. Giờ đây, các đồng chí có thể thăm cả đất nước chúng tôi và cũng như lần trước, cuộc thăm lần này đặt thêm một cột mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai n c và chắc chắn sẽ là niềm vinh dự, là sự cổ vũ to lớn đối với sự nghiệp Đổi mới, xây dựng và hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam”[137, tr.16]. Còn Chủ tịch Fidel cho rằng, “Chính ở Việt Nam các đồng chí đã vận dụng sáng tạo những nguyên tắc của CNXH và tư tưởng cách mạng…
Chúng tôi đã và đang theo dõi rất sát những kinh nghiệm của Việt Nam hiện nay, và
đối với chúng tôi đó là những bài học có ý nghĩa vô cùng lớn lao”[232, tr.13]. Trong các cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam với Chủ tịch Fidel, cùng với việc thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai bên đã chú trọng thảo luận tìm phương hướng và những giải pháp tăng cường quan hệ toàn diện giữa hai nước. Sau hội đàm đã diễn ra Lễ ký Thư thỏa thuận về việc Việt Nam cung cấp gạo cho Cuba trong năm 1996 và phương hướng đến năm 2000.
Nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hai nước và nhất là để phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ Ngoại giao, từ ngày 2 đến 5-3-1999, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Roberto Robaina Gonzalez đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Bộ trưởng R.Robaina đã có các cuộc tiếp kiến với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao R.Robaina đã hội đàm và ký Kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao giai đoạn 1999 - 2001. Theo đó, hai bên sẽ thường xuyên thông báo cho nhau tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước và sự tiến triển của chính sách hội nhập ở khu vực mình; nghiên cứu và đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, KHKT, trao đổi thương mại và đầu tư từng bước lên ngang tầm quan hệ chính trị; tăng cường trao đổi đoàn thăm viếng học tập kinh nghiệmv.v.Trả lời phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và đại diện hãng Thông tấn Plensa - Latina (PL) tại Hà Nội, Bộ trưởng R.Robaina nói: “Quan hệ giữa Cuba và Việt Nam là tuyệt vời. Tuyệt vời bởi vì giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước luôn luôn có sự thông cảm, thống nhất, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ đó đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa”[17, 3-1999, tr.10].
Đặc biệt, sự kiện có tầm quan trọng to lớn tiếp theo trong lịch sử quan hệ hai nước là chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ ngày 8-7 đến 14-7-1999. Đây là chuyến thăm nước ngoài thứ tư của đồng chí Lê Khả Phiêu trên cương vị Tổng Bí thư, sau các chuyến thăm ba nước láng giềng (Lào, Trung Quốc và Campuchia). Và, trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Cuba thì đây là lần thứ
hai, Tổng Bí thư Đảng C ng s n Vi t Nam sang thăm Cuba. Điều này thể hiện Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Cuba. Chuyến thăm này thật sự có ý nghĩa khi tình hình thế giới, khu vực có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trước thềm thế kỷ và thiên niên kỷ mới.
Nội dung Tuyên bố chung Cuba - Việt Nam gồm 10 điểm (xem phụ lục 3) “khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, tin cậy lẫn nhau, hướng tới thế kỷ XXI. Đó là mối quan hệ có bề dày truyền thống, trọn vẹn nghĩa tình giữa hai Đảng, hai dân tộc kiên định lí tưởng cách mạng, luôn luôn sát cánh bên nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN”[144, tr.28].
Bằng những kết quả tốt đẹp đã đạt được, đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chuyến thăm đã làm phong phú và cụ thể hóa thêm những phương hướng quan hệ hợp tác, đưa mối quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với sự thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và mỗi nước. Đặc biệt, khuyến khích giao lưu và giáo dục thế hệ trẻ hai nước nhằm truyền tiếp cho các thế hệ mai sau truyền thống tốt đẹp của quan hệ đoàn kết anh em gắn bó Việt Nam - Cuba [11, 14-7-1999].
Cuối tháng 12-1999, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Thư ký thường trực Hội đồng Bộ trưởng Cuba Carlos Lage Davila thăm chính thức Việt Nam. Trong cuộc hội đàm giữa hai bên, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trong tình hình mới, trên cơ sở mối quan hệ chính tr tốt đẹp vốn có, Việt Nam và Cuba cần tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, KHKT, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo… để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của mỗi nước. Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Carlos Lage cho rằng, hai bên cần phối hợp và khai thác tốt hơn mọi tiềm năng để tăng cường kim ngạch buôn bán, hợp tác liên doanh trong các lĩnh vực như: xây dựng dân dụng, chăn nuôi, du lịch, mía đường, sản xuất dược và thuốc thú y, cây lương thựcv.v. Và, đặc biệt là trên các lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất dược phẩm (vắc xin đặc trị một số bệnh) và các chế phẩm sinh
học. Đó là những lĩnh vực mà Cuba hiện đã đạt được đỉnh cao về kỹ thuật và công nghệ, sẵn sàng chuyển giao cho Việt Nam. Sau hội đàm, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng và Đại sứ Cuba tại Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác về du lịch giữa hai nước.
Trong thời điểm chuyển giao thế kỷ, trước sự phát triển ngày càng tốt đẹp của quan hệ hai nước, từ ngày 9-4 đến 11-4-2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm hữu nghị chính thức Cuba. Đây là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Cuba. Chủ tịch Fidel Castro đánh giá cao chuyến thăm này và khẳng định rằng, Cuba luôn dành sự ưu tiên trong việc mở rộng hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Việt Nam. Chủ tịch Trần Đức Lương đánh giá cao những thắng lợi nổi bật của Cuba trên lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt là cuộc đấu tranh gần đây của Cuba đòi Mỹ thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định về di cư giữa hai nước và đòi Mỹ trao trả em bé Elian Gonzalez.
Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch Fidel Castro đã trao đổi về tình hình mỗi nước, quan h gi a hai n c,các vấn đề quốc tế và khu vực,đặc biệt là các nội dung của Hội nghị cấp cao các nước phương Nam lần thứ nhất họp tại La Habana từ ngày12-4 đến 14-4-2000. Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định rằng, cùng với các nước thành viên khác, Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để đóng góp vào thành công của Hội nghị. Nhân chuyến thăm này, hai bên đã ký: Hiệp định hợp tác kinh tế và KHKT trong lĩnh vực xây dựng, Hiệp định hợp tác về thể dục thể thao, Hiệp định về việc Cuba tham gia tư vấn và giám sát thi công đường Hồ Chí Minh và Thỏa thuận về việc Việt Nam cung cấp gạo ổn định cho Cuba với những điều kiện ưu đãi đặc biệt. Việt Nam tặng Cuba 2.000 tấn gạo nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm hữu nghị Cuba [277, tr.3].
Từ ngày 23 đến 25-2-2001, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Felipe Perez Roque thăm Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Trong hội đàm, hai Bộ trưởng Ngoại giao đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến rộng rãi về phương hướng và những biện pháp
nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước, tăng cường phối hợp và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao...Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba F.Roque đã tiếp kiến Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh. Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh cho rằng, “Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng ngoại giao F.Roque có ý nghĩa quan trọng, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết anh em hai nước Việt Nam - Cuba”[130, tr.7].
Phát biểu tại cuộc họp báo, trước đông đảo phóng viên thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trong nước và quốc tế tại Hà Nội, Bộ trưởng F.Roque nói: “Chúng tôi rất hài lòng về kết quả chuyến thăm, mục tiêu chuyến thăm đã hoàn thành. Chúng tôi đã được gặp những vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, tiến hành những cuộc hội kiến thẳng thắn và sâu sắc… Mối quan hệ Việt Nam - Cuba đã đạt tới đỉnh cao mới”[130, tr.17]. Trả lời câu hỏi của các phóng viên về triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cuba trong thời gian tới, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho rằng, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đang từng bước được khôi phục. Việt Nam đang là nước cung cấp gạo chính và ổn định cho Cuba, những sản phẩm chất lượng cao của Cuba trong lĩnh vực dược, hóa sinh sẽ đến Việt Nam.
Nhận lời mời của Tư lệnh Cách mạng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Juan Almeida, Phó Chủ tịch nước ta Nguyễn Thị Bình đã thăm hữu nghị Cuba từ ngày 28-4 đến 5-5-2001. Trong thời gian ở thăm Cuba, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã đến chào Chủ tịch Fidel Castro, hội đàm với Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Carlos Lage, gặp Phó Chủ tịch Juan Almeida, trao đổi ý kiến với Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ trưởng Ngoại giao Cuba. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng đã gặp gỡ các nữ đồng chí Melba Hernandez, Vilma Espin và một số cán bộ lão thành, bạn bè của Việt Nam… Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nêu rõ: “Chuyến thăm Cuba lần này, trước hết là nhằm tăng cường các mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thông báo cho các đồng chí Cuba kết quả của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong