Hợp tác kinh tế, KHKT và trao đổi thương mại

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 45 - 64)

Chửụng 1 QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975

1.3. QUAN HEÄ VIEÄT NAM - CUBA 1959 - 1975

1.3.2. Hợp tác kinh tế, KHKT và trao đổi thương mại

Theo Hiệp định hợp tác kinh tế giữa hai nước ký ngày 2-12-1960, từ năm 1961, Cuba bắt đầu giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Mặt hàng viện trợ chủ yếu là đường, với số lượng năm sau thường cao hơn năm trước. Từ năm 1967, hàng năm, ngoài viện trợ đường, Cuba còn viện trợ cho Việt Nam dây thừng Bạch chúng (còn gọi là dây thừng Henequen). Loại dây thừng này rất quý hiếm, dùng để neo đậu tàu thuyền rất tốt. Nếu không có nguồn viện trợ này của Cuba, Việt Nam phải bỏ ra một s ngoại tệ khá lớn để mua của các nước tư bản. Kể từ năm 1968 trở về sau, thông qua con đường hợp tác về KHKT, Cuba viện trợ, giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp. Ngoài ra, Cuba còn giúp Việt Nam nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị khác. Sau khi đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, Cuba đã đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, kỹ sư, công nhân…

sang xây dựng cho Việt Nam 6 công trình(*) theo dạng thiết bị toàn bộ. Đến năm 1975, 5 công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng số vốn đầu tư là 130 triệu USD. Ngoài ra, Cuba còn xóa nợ mậu dịch cho Việt Nam [69, tr.1], [192, tr.1]. Dưới đây là những nội dung giúp đỡ, viện trợ, hợp tác cụ thể:

a. Cuba viện trợ đường và dây thừng Bạch chúng (Henequen) cho Việt Nam u Đường: Thời kỳ 1961 - 1975, Cuba viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 892.000 tấn (xem bảng 1). Nếu tính giá trung bình 200 USD/tấn (giá đường quốc tế thời kỳ đó) thì trị giá 178,4 triệu USD. Đối với mặt hàng đường, Cuba giao viện trợ theo yêu cầu của Việt Nam. Hàng năm có thể giao toàn bộ bằng hiện vật hoặc vừa bằng hiện vật, vừa bằng tiền, sau khi Cuba đã bán giúp số đường nói trên cho nước thứ ba.

Chẳng hạn, năm 1967, Cuba viện trợ cho Việt Nam 6 vạn tấn (bán hộ 5 vạn tấn được 3.858333,3 USD tiền mặt, còn giao 1 vạn tấn hiện vật) [69, tr.1].

vDây thừng Bạch chúng (Henequen): Cuba đã giúp Việt Nam 1.690 tấn, toàn bộ bằng hiện vật (xem bảng 1), giá dây thừng vào thời điểm 1969 là 300 USD/tấn, thì tổng trị giá là 507.000 USD.

Bảng 1: Số lượng đường và dây thừng Cuba viện trợ cho Việt Nam (1961 - 1975)

Mặt hàng Năm 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975 Tổngcộng Đường

(ẹVT: Nghỡn

taán) 5 7 30 30 30 30 60 100 100 120 120 60 60 60 80 892 Dây thừng

Henequen

(ẹVT: Taỏn) 260 260 260 300 90 430 90 1690

* Nguoàn: [69], [192], [267], [268], [280].

Ngoài ra, vào năm 1963 - 1964 trong khi Cuba còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã cho Việt Nam 500 tấn sợi bông nhân tạo, 50 máy làm kem cốc và một máy làm cốc đựng kem [192], [280].

(*) 6 Công trình gồm: Khách sạn Thắng Lợi 324 giường, Bệnh viện Đồng Hới 450 giường, 10 trại chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu 120 con/trại, trại gà Lương Mỹ (Hà Tây), tuyến đường Xuân Mai - Ba Vì dài 59 km và một số cung đường Trường Sơn.

b. Hợp tác về chăn nuôi

Để phát triển chăn nuôi toàn diện, Việt Nam đã yêu cầu Cuba giúp phát triển đàn bò sữa và gà công nghiệp, từ khâu cung cấp giống gốc thuần chủng, thiết kế chuồng trại đến kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú y v.v. Trên cơ sở đó, Việt Nam nắm được phương thức xây dựng, kỹ thuật chăn nuôi và đàn giống, sau đó sẽ phát triển chăn nuôi đại trà.

uVề chăn nuôi bò:

- Giống bò sữa Holstein (Hà Lan)

Với 982 bò cái và đực giống mà Cuba đã đưa sang Việt Nam (1969 - 1973), ta đem nuôi ở nông trường Sao Đỏ (Sơn La) 129 con cái, nông trường Mộc Châu (Sơn La) 746 con cái, nông trường Phù Đổng (Hà Nội) 69 con cái và Trung tâm bò đực giống Ba Vì (Hà Tây) 39 con. Đến cuối 1975 đã phát triển lên được 1.983 con.

- Giống bò nâu Thụy Sĩ (kiêm dụng sữa, thịt)

Trung tâm bò đực giống Ba Vì (Hà Tây), năm 1969 nhận 20 con. Đối với giống bò này, ta đã khai thác được một lượng tinh tương đối lớn, song vì Cuba không cung cấp bò cái giống này nên Việt Nam không thể nhân đàn lên được.

- Giống bò Cebú (nhằm cải tạo và nâng tầm vóc đàn bò nội Việt Nam)

Năm 1972, Cuba giúp Việt Nam 200 con cái, ta đem nuôi ở nông trường Phú Mãn (Hòa Bình), đến cuối 1975, phát triển lên được 320 con và 30 bò đực giống nuôi ở Trung taâm gioáng Ba Vì.

Như vậy, tổng cộng Cuba giúp Việt Nam ban đầu là 1.232 bò cái và đực giống, đến cuối năm 1975 đã phát triển lên được 2.353 con giống [25], [69], [192], [268], [280]. Sau một thời gian nuôi ở Việt Nam, đã đi đến kết luận là đàn bò có khả năng thích nghi tốt với môi trường, điều kiện khí hậu, đồng cỏ… ở nhiều vùng của Việt Nam. Đặc biệt, giống bò Holstein tăng trọng và phát triển rất tốt. Nhìn chung, đàn bò cái cho lượng sữa bình quân từ 10-13,5 kg/ngày/con, cá biệt có con cho 27,7 kg sữa/ngày; đàn bò đực giống sản xuất tinh đảm bảo các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật [25, tr.6].

Tuy nhiên, đàn bò Cebú nuôi ở nông trường Phú Mãn (Hòa Bình) phát triển chưa tốt vì thiếu thức ăn. Riêng công tác thụ tinh nhân tạo bò, Cuba đã cử nhiều chuyên gia sang đào tạo kỹ thuật sản xuất, bảo quản và dẫn tinh đông viên, trang bị cho Việt Nam đầy đủ dụng cụ thụ tinh, song công tác này chưa được chú ý đúng mức, vì đàn bò cái không tập trung, phương hướng giống cho các nông trường chưa rõ ràng, chế độ giá cả trong chăn nuôi không được khuyến khích, chủ trương lai tạo để cải tạo đàn bò nội địa thành đàn bò sữa chưa cụ thể nên kết quả còn nhiều hạn chế. Đến cuối năm 1975, Trung tâm bò đực giống Ba Vì đã sản xuất được hơn 1 triệu viên tinh, nhưng số lượng tồn kho rất lớn (70 vạn viên). Như vậy, một mặt thể hiện chưa đưa được KHKT mới một cách mạnh mẽ vào sản xuất, mặt khác, tồn kho như vậy gây tốn kém lớn về mặt kinh tế [69, tr.12]. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, các giống bò của Cuba được đưa vào nuôi và phát triển ở nông trường Đức Trọng (Lâm Đồng) và một số tỉnh phía Nam.

vCỏ và đồng cỏ

Cuba đã cung cấp giống cỏ và cử chuyên gia sang xây dựng cho Việt Nam một Trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm và nhân giống cỏ 10 ha ở Mộc Châu (Sơn La), cho kết quả khá tốt (10 tấn/ha), đạt chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật như ở Cuba. Để tạo nguồn thức ăn tươi và dự trữ cho bò “Cuba đã cung cấp cho Việt Nam gần 50 giống cỏ khác nhau, kể cả giống Hòa thảo và họ đậu để trồng thí nghiệm ở nhiều vùng chăn nuôi khác nhau, sau đó phát triển trồng đại trà. Kết quả Việt Nam đã chọn lọc được một số giống cỏ tốt, thích hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu Việt Nam và cho năng suất cao như: giống cỏ Pangola, glycin, cosdu, Kevzu, Javanica và giống cỏ voi”[69, tr.2], [267, tr.2].

wVề chăn nuôi gà

Hợp tác chăn nuôi gà công nghiệp giữa nước ta với Cuba bắt đầu từ năm 1968.

Trong lĩnh vực này, “Cuba đã giúp ta một cách cơ bản, toàn diện, triệt để và thường xuyên, trên tinh thần hữu nghị vô tư và rất nhiệt tình. Về phía Việt Nam, chúng ta đã cố gắng tiếp nhận viện trợ, khiêm tốn học tập bạn và phát huy được những thành quả

ban đầu”[90, tr.1]. Các khâu viên trợ g m: Giúp đỡ khảo sát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch; Đào tạo cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật; Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; Liên tiếp cử chuyên gia sang giúp Việt Nam; Cuba đã giúp Việt Nam cả hai hệ thống gà trứng và gà thịt. Những kết quả đạt được (1968 - 1975):

Một là, đã tự túc được gà giống. 11 dòng gà giống gốc thuần chủng mà Cuba viện trợ nuôi ở Ba Vì và Tam Đảo đã thích nghi với hoàn cảnh, điều kiện khí hậu Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đều đạt xấp xỉ chỉ tiêu của Cuba. Từ khi nuôi đến cuối 1975, đàn gà giống chưa bao giờ bị dịch bệnh và năm nào cũng đạt các chỉ tiêu sản xuất giống. Qua một thời gian nuôi thí nghiệm đã đi đến kết luận là “giống gà Cuba cung cấp có thể phát triển tốt ở nước ta, cho lượng trứng và thịt khá”[25, tr.5].

Một điều quan trọng là nhờ sự giúp đỡ của Cuba, Việt Nam đã xây dựng được các trung tâm gà giống gốc thịt và trứng. Từ những trung tâm giống này, “hầu như các tỉnh ở miền Bắc đã triển khai xây dựng các trại gà của tỉnh, của huyện và của hợp tác xã”[90, tr.4]. Đây là một thắng lợi cơ bản trong chăn nuôi. “Khi chưa có sự viện trợ của Cuba, ngành chăn nuôi gà ở miền Bắc năm nào cũng phải nhập trứng giống của các nước XHCN và một số nước tư bản. Từ khi có gà giống của Cuba, chúng ta đã có đủ gà giống cung cấp trong nước và đã hai lần giúp giống cho Lào (những trại gà ở Lào do Cuba giúp xây dựng)”[25, tr.3]. So sánh với các loại giống gia súc khác mà Vi t Nam đã liên tục nhập khẩu từ gần 20 năm (1957 - 1975) như lợn, cừu, dê, ngựa, trâu, bò và giống gia cầm của các nước khác thì giống gà công nghiệp Cuba viện trợ không những không bị mai một, hao hụt, mất giống mà đã được duy trì và phát triển một cách vững chắc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hai là, tạo cơ sở để phát triển ngành gà công nghiệp trong cả nước. Sau ngày giải phóng, trứng giống và gà giống Cuba được đưa vào miền Nam, “lúc đầu các chủ trang trại còn e ngại, nhưng ngay sau đó đều được xác nhận có chất lượng rất cao, không thua kém giống gà của Mỹ và của Nhật trước đây, về nhiều mặt còn tốt hơn gà Mỹ”[90, tr.3]. Ngành nuôi gà công nghiệp từ hai trung tâm giống Ba Vì và Tam Đảo do Cuba viện trợ đã phát triển thành 71 cơ sở chăn nuôi lớn trong cả nước. Hầu hết

các tỉnh, thành phố và một số đơn vị quân đội đã và đang tích cực chăn nuôi gà công nghiệp. Quy mô sản xuất này có thể còn to lớn hơn nhiều lần nếu chúng ta có đủ nguyên liệu làm thức ăn, thuốc thú y cho gà và công tác xây dựng cơ bản không bị kéo dài như thời gian qua. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn - kỹ thuật của ngành gà công nghiệp đã có thể đảm nhiệm tốt toàn bộ các khâu trong công tác phát triển chăn nuôi gà, có khả năng tổ chức hợp tác kinh doanh và nghiên cứu khoa học với Cuba và một số nước khác trong lĩnh vực này.

Ba là, đã phát huy được tính sáng tạo của Việt Nam. Tuy việc phát huy sáng tạo của Việt Nam trong ngành gia cầm công nghiệp chỉ mới bắt đầu, nhưng đã có nhiều kết quả tốt. Chúng ta đã tự sản xuất được máy cắt mỏ gà, số đeo chân, đeo cánh là các thiết bị mà Cuba phải nhập từ nước ngoài. Việt Nam đã tự lắp đặt hoàn chỉnh các máy ấp trứng hiện đại cỡ lớn của Nhật Bản (do Liên Hợp Quốc viện trợ).

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả đã đạt được, đảm bảo giữ được đàn gà giống gốc này, trong thời kỳ tiếp theo Việt Nam phải giải quyết một số vấn đề cấp bách mà sự sống còn của ngành gà trông chờ là thức ăn và thuốc thú y. Bên cạnh đó, về mặt tổ chức phải có một hệ thống ngành dọc chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương và xuống tận cơ sở; về mặt xây dựng, phải mở rộng các trung tâm giống gốc và nhanh chóng xây dựng xí nghiệp gà giống thịt ở Tam Dương (Vĩnh Phúc), nếu không, hiện tại Việt Nam vẫn đang ở tình trạng ăn trứng giống.

Cùng với những thắng lợi to lớn, phát huy được hiệu quả viện trợ của Cuba, chúng ta còn có nhiều khuyết điểm, làm hạn chế hiệu quả kinh tế của viện trợ như: tổ chức quản lý còn lủng củng, quan liêu, tâm lý ỷ lại; việc mời các đoàn chuyên gia, càng về sau tác dụng càng bị hạn chế; việc nâng cao trình độ KHKT của ngành gà công nghiệp chưa theo kịp sự phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta phải luôn luôn đối phó bị động với mọi khó khăn trong sản xuất, khi thì thiếu thức ăn, thiếu thuốc thú y, khi thì nhà dột, mất điện, mất nước… Vì công tác hậu cần rất bấp bênh, sản xuất không ổn định, nên các mặt công tác giống, chăm sóc và nuôi dưỡng không có cơ sở để nghiên cứu nâng cao.

Ngoài các vấn đề trên, trong thời gian 1968 - 1975, “ngành gia cầm của Việt Nam chỉ mới nhận viện trợ của Cuba mà chưa giúp cho Cuba được vấn đề gì, cũng chưa cùng hợp tác với Cuba để giải quyết các vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm”[25, tr.7]. Ngoài ra, trong quá trình các đội công nhân xây dựng Cuba sang giúp thi công các khu chăn nuôi bò sữa, Trung tâm bò đực giống và sản xuất tinh đông viên, các cơ sở chăn nuôi gà, đã để lại cho chúng ta một số máy móc, thiết bị xây dựng, đồng thời đào tạo cho Việt Nam hai đội chuyên xây dựng các cơ sở chuồng trại chăn nuôi gồm 180 công nhân. Số công nhân này sau này làm việc tại các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp.

c. Hợp tác về trồng trọt uMía đường

Việt Nam đã yêu cầu Cuba giúp phát triển ngành mía đường, vì đây là sở trường và thế mạnh của Cuba. N m 1974,Cuba đã đưa sang Việt Nam 12 giống mía tốt, c

ồn chuyên gia sanggiúp xây dựng ru ng mía m u và phát tri nmột cơ sở giống quy mô 200 ha ở nông trường Sao Vàng (Thanh Hóa), trang bị cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, tưới tiêu đến khâu thu hoạch, đồng thời áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong trồng mía và sản xuất đường.K t qu cho th ynăng suất qua các năm tăng rõ rệt. Cụ thể, từ năm 1964 đến 1973, khi Cuba chưa giúp, năng suất mía chỉ đạt 32,1 tấn/ha;

năm 1974 - 1975, có sự giúp đỡ của Cuba năng suất bình quân đạt 77,4 tấn/ha [25, tr.8]. Bên cạnh việc tăng năng suất, do áp dụng cơ giới hóa bằng một số máy canh tác chuyên dùng nên ngày công đã giảm đi rõ rệt. Trước kia, một ha mía cần 250 công, nay chỉ cần 152 công. Giá thành một tấn mía cây chỉ còn 32 đồng (tính cả công máy, công lao động trực tiếp và gián tiếp…).

Trong chuyến thăm hữu nghị Cuba của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (3-1974), theo sự thỏa thuận giữa hai Chính phủ, “Cuba sẽ giúp trang bị một cơ sở thí nghiệm mía quy mô 200 ha ở phía Nam, đưa các loại giống mía tốt sang để trồng thí nghiệm, sau đó nhân giống ra các địa phương, phát triển trồng đại trà ở miền Nam”[69, tr.3].

vQuả có múi (cam, chanh, bưởi, quýt)

Đây là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai của Cuba. “Trong những năm 70, mỗi năm Cuba sản xuất khoảng 732.000 tấn quả có múi. Có thể xuất khẩu dưới dạng quả tươi, ép nước hay đóng hộp. Trên 100 nước đã tiêu thụ đường cũng như các sản phẩm quả có múi của Cuba, trong đó 80% xuất sang các nước XHCN, 20% xuất sang Nhật và Tây Đức”[151, tr.71]. Đặc biệt, “Cuba có ngành trồng cam rất phát triển, là nước được khối SEV phân công trồng quả có múi để cung cấp cho khối”[238, tr.8]. Cuba đã giúp Việt Nam xây dựng nông trường quả có múi ở Thạch Quảng (Thanh Hóa) với quy mô 500 ha (lúc đầu trồng thí nghiệm trên diện tích 50 ha). Tại nông trường có 18 giống cam, chanh, bưởi, quýt khác nhau. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1974, dự kiến sẽ thu hoạch trên diện tích lớn vào năm 1980.

Cuba đã cung cấp hạt giống, mắt ghép các loại cây quả có múi và cử chuyên gia sang hướng dẫn kỹ thuật, đồng thời Việt Nam đã cử người sang Cuba thực tập về kỹ thuật trồng, chăm bón, thu hoạch và bảo quản các loại quả có múi nói trên. Hai bên đã hợp tác nghiên cứu phòng chống bệnh vi rút ở cam có kết quả tốt. Và Cuba đã giúp các loại máy móc nông nghiệp để cơ giới hóa từ khâu làm đất, đúc hạt (hoặc trồng mắt ghép) đến khâu chăm sóc, thu hoạch, áp dụng công nghệ sau thu hoạch và vận chuyển. Tuy nhiên, do điều kiện khó khănnhi u m tnên ngành trồng quả có múi do Cuba viện trợ, hợp tác phát triển chậm.

w Cà phê và Ca cao

Từ năm 1973 Việt Nam đã hợp tác với Cuba về cà phê, chủ yếu là trao đổi giống và kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh. Cuba gửi cho Việt Nam nhiều giống cà phê có chất lượng tốt, năng suất cao và có khả năng chống sâu bệnh tốt như Catura, Nove Mande, Catuay. Các giống này đang được trồng nhiều ở nông trường các tỉnh phía Bắc như Phủ Quỳ (Nghệ An), Đồng Giao (Ninh Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa)…

Sau năm 1975, ta đem các giống này trồng ở một số tỉnh phía Nam, cà phê phát triển tốt cho năng suất cao. Hai bên “đã cùng nhau nghiên cứu bệnh rỉ sắt ở cây cà phê và xây dựng một bộ phim tài liệu khoa học về bệnh này. Việt Nam cũng đã cử chuyên

Một phần của tài liệu Lịch sử quan hệ việt nam cuba (1959 2005) (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)