Những hó hăn sau hi đất nước thống nhất dưới vương triều mới
(1) – Tình hình chính trị nhiều bất ổn: sự bất ổn này một phần đến từ hậu quả của thời kì dài đất nước bị chia cắt, một phần đến từ chính bản thân của vương triều mới. Hậu quả của ba thế kỷ nội chiến là bức tranh chính trị hỗn loạn, mặc dù các thế lực vua Lê-chúa Trịnh và Tây Sơn đã bị loại bỏ,
nhưng những âm mưu khôi phục quyền lực của các thế lực này vẫn còn, tàn dư của những lực lượng chưa ủng hộ nhà Nguyễn vẫn công khai chống phá. Bên cạnh đó, bản thân vương triều mới lại được thành lập từ trong thắng lợi trước một triều đại có nhiều yếu tố tích cực (triều Tây Sơn vốn là thành quả của phong trào khởi nghĩa nông dân to lớn ở thế kỷ XVIII, gắn liền với những chiến công sáng chói trong công cuộc thống nhất, đập tan các thế lực phong kiến cát cứ và chống giặc ngoại xâm); mà để giành chiến thắng, Gia Long đã phải sử dụng gần như tất cả các biện pháp, kể cả việc nương nhờ vào các thế lực ngoại bang, đi ngược lại với tình cảm và suy nghĩ thông thường của dân tộc. Điều này tạo cho triều Gia Long cái gọi là “yếu tính chính trị” trong việc củng cố quyền lực ngay sau khi vừa xác lập được vương quyền. Biểu hiện của “yếu tính chính trị” này rất rõ ràng: quan lại cũ của nhà Lê không chịu hợp tác, các cuộc nổi dậy của những thế lực chống đối, “lòng người” thờ ơ với những lời kêu gọi của vương triều.v.v.
(2) – Tình hình kinh tế kiệt quệ: đất nước vừa trải qua khoảng thời gian dài bị chia cắt. Trong những thế kỷ này, các tập đoàn phong kiến đối đầu bằng vũ trang, xem nhẹ việc phát triển kinh tế, các vùng đất trù phú bị biến thành chiến trường, ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, dân cư phân tán, sản xuất nông nghiệp bỏ bê, quá trình tƣ nhân hóa ruộng đất diễn ra chóng mặt, quy mô thủ công nghiệp nhỏ lại sản xuất cầm chừng, chỉ đủ “tự cung tự cấp” hoặc phục vụ nhu cầu của các chính quyền phong kiến cát cứ, các yếu tố của công trường thủ công lớn tuy đã xuất hiện nhưng không được tạo điều kiện phát triển, thương nghiệp giữa các vùng miền bị ngăn trở, các rào cản thuế quan và cấm thông thương được dựng lên, việc buôn bán với nước ngoài mặc dù được tạo điều kiện nhưng không được tự do phát triển, mà bị lèo lái giao dịch theo hướng phục vụ cho chiến tranh, việc các vùng miền bị chia cắt trong một thời gian dài làm cho hệ thống đơn vị đo lường cũng như tiền tệ không đồng nhất, gây cản trở cho sự phát triển. Đó chính là bức tranh kinh tế nhiều màu xám mà Gia Long phải đối diện khi tiếp quản việc cai trị ở những năm đầu thế kỷ XIX.
(3) – Tình hình văn hóa - xã hội đầy thương tổn: thực trạng xã hội khi triều Nguyễn mới tiếp nhận việc cai trị cũng tồn tại nhiều vấn đề khó giải quyết. Chiến tranh dai dẳng và nội chiến kéo dài làm đời sống của các tầng lớp nhân dân khốn khổ, khoảng cách giàu nghèo giữa các giai cấp ngày càng lớn, tạo điều kiện cho mâu thuẫn xã hội nảy sinh. Việc các tập đoàn phong kiến đối đầu, làm pháp chế rối loạn, lòng người biến động, tinh thần hòa hợp dân tộc bị tổn thương. Khoảng thời gian chia cắt dài vô tình cũng tạo ra những sự khác biệt lớn giữa hai miền Nam-Bắc trên các phương diện:
tình cảm, tư tưởng, nhận thức, hành vi, văn hóa.v.v.
(4) – Tình hình nội bộ căng cứng: các tướng lĩnh trước đây cùng vào sinh ra tử với Gia Long trong cuộc chiến tưởng chừng vô vọng với Tây Sơn đều là những con người đầy tài năng, cả về năng
lực lãnh đạo lẫn năng lực chiến trận. Với tính cách “võ biền” và cá tính mạnh mẽ, trong chiến trận, họ là những tướng lĩnh đầy quyền uy, nắm quyền điều khiển những trận đánh có ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của cả dòng họ Nguyễn. Chính vì vậy, sau khi hòa bình thống nhất đƣợc lập lại, với tham vọng từ việc phân chia những lợi ích thắng lợi, các cá nhân này không dễ chấp nhận khuôn khổ, tuân theo sự điều hành của cả một hệ thống bộ máy nhà nước với nhiều điều luật và quy tắc áp chế bên trên, thậm chí việc đứng ngang hàng và nhận những quyền lợi nhƣ những quan lại thuộc thế hệ thứ hai cũng dễ dẫn đến những xung đột nhất định. Nguy cơ này vốn không biểu hiện rõ ràng nhƣng lại là một trở ngại vô cùng lớn, nếu không giải quyết khéo léo và triệt để thì sự thống nhất của đất nước vừa mới giành được lúc này sẽ như một làn băng mỏng, kéo theo sự tan vỡ của tính hòa hợp dân tộc. Theo dõi tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng nhƣ trên thế giới cho thấy điều đó.
Trong bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, là thời điểm Chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh việc tìm kiếm thuộc địa và can thiệp thô bạo vào các quốc gia nhỏ yếu trên toàn thế giới thông qua các biện pháp thông thương và chiến tranh, sự kiện này cùng với những khó khăn toàn diện của một đất nước vừa thống nhất, càng làm cho việc cai trị càng trở nên khó khăn hơn.
Những nỗ lực nhằm bình ổn tình hình đất nước của Gia Long
Để khôi phục đất nước từ đống hoang tàn đổ nát, vua Gia Long đã cho thi hành nhiều biện pháp, có thể khái quát những nỗ lực của vương triều mới như sau:
(1) – Thực hiện biện pháp ngăn chặn từ xa các âm mưu lật đổ và xâm lược từ bên ngoài thông qua việc ban hành và kết hợp đồng bộ nhiều chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng nhƣ ngoại giao.
(2) – Xây dựng bộ máy nhà nước mới với Lục bộ và hệ thống các Ty-Viện-Tự-Đài-Cục cùng những cách thức và cơ chế vận hành guồng máy nhà nước từ trung ương cho đến địa phương dựa trên những ý tưởng và cách thức sắp xếp mới.
(3) – Xây dựng hệ thống luật pháp với bộ luật Hoàng Việt luật lệ có nội dung điều chỉnh lại các mối quan hệ xã hội và các vấn đề của đất nước. Qua đó tiến hành chấn chỉnh kỷ cương, luật pháp và ổn định phong tục.
(4) – Củng cố hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc giữa các vùng miền thông qua việc xây dựng các trạm dịch, hệ thống đường cái quan, các đội thuyền vận tải cùng các cơ chế vận hành và cách thức quản lý. Đảm bảo cho sự liên tục trong việc luân chuyển thông tin, vật hạng và con người trên cả nước.
(5) – Phục hồi nền kinh tế với các nhận thức tích cực về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong nông nghiệp, có những biện pháp khuyến nông, khẩn hoang, đê điều, bảo vệ
sức kéo; kết hợp cùng với các chế độ quân điền, miễn giảm thuế, phân chia dân đinh, công tác khai hoang được thực hiện tốt. Trong thủ công nghiệp, nhà nước có chính sách phát triển công trường thủ công với chế độ công tượng và lương bổng có nhiều điều chỉnh, có đầu tư nghiên cứu kỹ thuật, ưu đãi các ngành nghề có thế mạnh, tạo ra những chế tài và cơ chế hợp tác thích hợp cho các ngành nghề, đặc biệt là trong việc khai thác các hầm mỏ. Trong thương nghiệp, thống nhất hệ thống đo lường và tiền tệ, xóa bỏ rào cản giữa các miền, hỗ trợ cho các đội thương thuyền, có chính sách điều tiết luồng hàng hóa phù hợp, tạo điều kiện nâng đỡ nội thương và điều tiết ngoại thương phát triển với chính sách ƣu tiên phát triển kinh thành.
(6) – Ƣu tiên việc bình ổn dân sinh và củng cố nhân tâm với những chính sách an dân. Cho xây dựng kho thóc ở các địa phương để khi có thiên tai hoặc mất mùa sẽ kịp thời cấp phát. Thực hiện các thay đổi chính trị cẩn trọng, hạn chế các điều chỉnh lớn làm kinh động lòng người, giai đoạn đầu vua thường xuyên cho miễn giảm thuế ở nhiều khu vực và nhiều đối tượng.
(7) – Có sự định hình nền tảng văn hóa và các giá trị tinh thần thông qua các biện pháp củng cố nền Nho học với hệ thống trường học và các kỳ thi cử được tổ chức đều đặn. Đề cao tín ngưỡng truyền thống thông qua việc ban hành các văn bản có tính điều chỉnh đối với các tục lệ trong đời sống, thực hiện chính sách điều hòa tôn giáo với các biện pháp có tính dung hòa nhất định, duy trì việc phục hồi các giá trị văn hóa thông qua việc sưu tầm tài liệu, sách vở.v.v.
(8) – Thi hành đường lối ngoại giao đa chiều với tình hình cụ thể của từng quốc gia: với Trung Hoa là sự nhúng nhường trong việc xưng thần, với Xiêm là sự kiềm chế trên thế mạnh, với Chân Lạp và Ai Lao là hai nước chấp nhận thuần phục thì thi hành chính sách bảo hộ, với người Pháp là sự biệt đãi cẩn trọng nhằm tránh những ảnh hưởng, với các nước phương Tây khác là việc hạn chế tiếp xúc.
(9) – Cho xây dựng và hoàn thiện cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước mới, trong đó trọng tâm là “trao quyền lớn” cho các chức Tổng trấn ở hai Thành. Với biện pháp này, vua Gia Long vừa xử lý đƣợc nguy cơ có thể phát sinh từ những “cá tính” và “tham vọng” từ việc phân chia quyền lợi sau chiến thắng cho các tướng lĩnh khai quốc, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để giải quyết công việc ở hai khu vực vốn đang còn tồn đọng nhiều bất ổn.