Nhóm cơ quan phụ trách về kho tàng và quân nhu

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước triều nguyễn từ “trung ương tản quyền” đến “trung ương tập quyền” (1802 1840) (Trang 38 - 41)

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802- 1830

1.2.1. Cơ cấu bộ máy nhà nước ở trung ương

1.2.1.8. Nhóm cơ quan phụ trách về kho tàng và quân nhu

Đƣợc thành lập lúc Nguyễn Ánh mới giành lại Gia Định, Nội đồ gia là cơ quan chuyên coi giữ tài sản quốc gia, kiêm việc thu nhận và phân phát những đồ cống phẩm, trao tặng, phần thưởng, lại kiêm quản 6 kho. Sáu kho của Nội đồ gia lần lƣợt là: Kim khố, Tào khố, Y khố, Bố khố, Du khố, Thập vật khố.

Về cơ cấu nhân sự: năm 1802, đặt chức Điển ty ty Đồ gia Lệnh sử, bên dưới có các Tào thừa biên tự chương lo việc quan phòng (chọn lấy từ các Chủ thư) và 18 Chủ thư (3 người quản lý một kho) trật Cửu phẩm. Năm 1805, hạn định số lượng nhân sự 50 người. Năm 1816, đặt chức Đồ gia Cai bạ (4b) làm trưởng quan. Năm 1810, chia nhân viên chuyên biệt và nhân viên kiêm lãnh ra làm 3 phiên trực, lấy 3 năm làm một khóa, luân phiên theo thể cách: nếu là nhân viên kiêm lãnh từ các nơi khác đến thì khi thay phiên sẽ đổi người khác; nếu là nhân viên chuyên biệt thì chuyển sang kho khác, số nhân viên này đƣợc bổ sung từ “những Lệnh sử ở 6 bộ lệnh sử, và Lệnh sử tân Lại viên chiêm hậu, cộng 9 ty, mỗi ty chọn 1 viên thực thụ hiệp với 9 viên thực thụ ở ty Lênh sử nội đồ gia,

5 Hội điển ghi chép việc này có một số khác biệt về số lƣợng và cơ cấu, xin dẫn ra để tham khảo “Minh Mạng năm thứ 1 (1820) chuẩn định thái y viện 5a ngự y chánh 1 viên, 5b ngự y phó 2 viên, 7a Y chánh 2 người7b Y phó 2 người, 8a Y chánh 10 người, 8b Y phó 10 người từ ngự y phó, 9a Y sinh 10 người, 9b Y sinh 30 người, về ngoại khoa: 8a Y chánh 2 người, 8b Y phó 2 người, 9b Y sinh 16 người. Lại chuẩn định Thái y viện: từ ngự y phó đến Y viện 65 viên, ngoại khoa 20 người” 63,70].

cộng 18 viên” [63,49-50]. Đến năm 1819, quy định thời hạn thay phiên dựa vào các năm thi (thi Hương, thi Hội) và quay vòng lại khi hết lược.

Năm 1820, đổi tên thành Nội vụ phủ, chia làm 7 kho: kho vàng bạc, kho gấm đoạn, kho the lĩnh, kho hàng Nam, kho đồ sứ, kho dầu nến, kho thuốc súng; “mỗi kho đặt Chủ thủ 12 người”

[83,65]. Năm 1823 đặt thêm 3 kho là kho quần áo, kho pha lê, kho đồ làm trò. Ngoài 10 kho lớn, Nội vụ phủ còn có một số Ty trực thuộc và Cục chế tác thủ công, các Ty phụ thuộc là Quan phòng ty và Tiết thận ty. Quan phòng ty cũng có trách nhiệm quản lý tài vật, quản lãnh là Lang trung (4a). Tiết thận ty quản lý những đội chế tác thủ công ở Sở thợ, gồm 13 cục chế tác chia nhau làm việc theo mùa, bao gồm: “thợ may, thợ thêu, thợ nhuộm, thợ dệt tơ, thợ nhuộm tơ vàng, thợ làm nến, thợ mũ vàng, thợ làm mũ bạc, thợ nhuôm tơ đỏ, thợ làm bao tóc, tất cả có 13 hạng, định ngạch thợ là 118 tên” 69,272]. Tiết thận ty do 1 Lang trung (4a) quản lãnh, 1 Viên ngoại lang (5a) phụ tá và các Chủ sự (6a) phụ trách các cục thợ, đến năm 1829 lại cho phụ thuộc vào bộ Công. Nội vụ phủ có trụ sở ở phía Nam phường Cơ Hạ trong Kinh thành. Về con dấu, ban đầu cho cấp 3 con dấu bằng sắt là

“Công chính”, “Thập”, “bát ngũ”; đến năm 1820 lại cho đúc ấn bằng đồng có chữ “Quan nô hội chí”.

Về cơ cấu nhân sự quản lãnh, năm 1820, khi mới đổi tên làm Nội vụ phủ thì thủ lãnh là chức Thiệm sự bộ Hộ kiêm lãnh (4a). Năm 1821, đổi ty Lệnh sử thành Thanh thận ty, đồng thời định số lƣợng Nội vụ phủ là 36 người (trong biên chế thật thụ). Sang năm 1825, đặt chức Thiệm sự chuyên trách phụ trách. Năm 1827, vua định quan chế, cơ cấu nhân sự ổn định nhƣ sau: quản lãnh là Thị lang phủ Nội vụ (3a), bên dưới là các chức Thiệm sự6 phủ Nội vụ gồm 2 Lang trung (4a) làm phụ tá, và Chủ sự, Tư vụ, Bát-Cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu, tổng cộng 70-80 người. Do tính chất đặc thù là quản lý việc thu chi và cấp phát các loại tài vật nên cách thức quản lý của Nội vụ phủ cũng có tính đặc thù.

Sổ sách các kho theo lệ “cứ 5 ngày một lần đóng ấn ở Văn thư phòng Thanh Phong đường, ai đóng ấn thì ghi họ tên ở dưới để tiện kê cứu” 83,65].

Ngoại đ gia / Vũ hố

Nằm ở phía tây phường Liêm Năng trong kinh thành, “coi giữ việc xuất nhập quân khí cùng các đồ to nặng” 69,279]. “Gia Long năm đầu (1802), xuống chỉ chuẩn cho làm nhà ngoại đồ (nhà chứa đồ phía ngoài) để chứa binh khí cùng đồng thau, kẽm, thiết và tất cả sản vật của công. Lại ấn định lấy ngoại đồ gia đặt làm kho khí giới, kho đồng, kho tiêu, kho vận lương, kho thủy, kho chiếu,

6 Về các chức danh Thiệm sự, đây có thể xem là một ngạch quan riêng đƣợc quy định trong bảng phẩm trật, nhƣng lại không được công nhân chính thức, đặt ra để giúp việc cho Trưởng quan nắm được tình hình chung của cấp dưới. Chức danh này vốn không có cơ chế cố định, gồm các cấp bậc sau: Thiệm sự phủ thiệm sự (3a, thời Gia Long còn gọi là Chánh thiệm sự), Thiệm sự phủ thiếu thiệm sự (4a, thời Gia Long còn gọi là Thiếu thiệm sự trật 3b), Thiệm sƣ 6 Bộ (4a, thời Minh Mạng sau năm 1827 thì dần bỏ các chức danh này).

kho than, tất cả 7 kho” 69,283]. Các kho do Chủ thƣ cùng một số lính trông coi. Nhân sự của Ngoại đồ gia gồm: “ty Lệnh sử Ngoại đồ gia, Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp” 63,57]. Năm 1805, định số lƣợng nhân viên là 50 người. Năm 1816, đặt chức Cai bạ Đồ gia (4b) làm thủ lãnh.

Năm 1820, đổi tên thành Vũ khố. Ban đầu, chưởng quan Vũ khố do Tham tri Công bộ quản lãnh (2b), năm 1827 đổi thành Thị lang (3a) chưởng quản; bên dưới có 2 Lang trung (4a) và một số Chủ sự, Tư vụ, Bát-Cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu làm phụ tá, các chức vụ này đến nhiệm kì được bổ sung thay thế, lấy từ nhân sự của các cơ quan khác. Đến năm 1825 thì định ngạch chính thức, đặt chức Thiệm sự quản lãnh, từ đó về sau không lấy các chức kiêm lãnh nữa. Về số lƣợng các kho, năm 1820, cho hợp 7 kho cũ và chia lại làm 8 kho, gồm 4 kho Giáp và 4 kho Ất: kho khí giới làm kho giáp I, kho đồng làm kho giáp II, kho sắt làm kho giáp III, kho vận lương làm kho giáp IV, kho thủy làm kho ất I, kho chiếu làm kho ất III, kho than làm kho ất IV, lại đặt thêm kho ất II. Các kho đều do Chủ sự, 8a - 9a Thƣ lại và Thƣ lại chƣa vào ngạch trông coi. Phụ thuộc vào Vũ khố có ty Chế tạo, tập hợp nhân sự ở các cục tượng (xưởng thủ công). Năm 1821, vua đặt hai ty là Nội tạo (chế tác những đồ thủ công trong cung đình) và Cẩn tín (tập trung thợ làm thuyền). Đến năm 1826, đổi hai ty thành Thanh thận ty và vẫn giữ nhiệm vụ chế tác như trước. Phụ trách Thanh thận ty có 1 Tư vụ, 1 Bát phẩm Thư lại, 2 Cửu phẩm Thư lại và 30 Vị nhập lưu Thư lại; chia làm hai ban thay phiên làm việc. Năm 1829, cho các hạng thợ thuyền quy thuộc vào bộ Công.

Thương trường (Trường ho)

Gồm các kho giữ việc xuất nạp và chi thu lúa gạo, do bộ Hộ quản lý. Trong buổi đầu, đặt chức “Kinh thương giám đốc, và 2 đội Phú, Thuận để giữ đồ đong lường công” 69,330]. Phụ thuộc vào có hai kho là kho Kinh đô và kho Kinh thương, sau đó lại lập kho Nội tạng . Quản lý các kho và việc cấp phát chi thu của Thương trường đều nằm dưới sự quản lý của bộ Hộ.

Về tổ chức nhân sự, năm 1823 vua cho đặt các chức Chủ sự, Tƣ vụ, Bát-Cửu phẩm Thƣ lại làm nhiệm vụ thu phát tiền - gạo và giữ sổ sách, các chức này lấy người từ Thanh lại ty thuộc bộ Hộ sung vào. Năm 1824, lại bổ sung thêm vào kho Nội tạng một số Bát-Cửu phẩm Thƣ lại và Vị nhập lưu Thư lại (lấy người từ bộ Hộ sang), chia làm hai ban để coi giữ. Năm 1827, bổ sung vào kho Kinh thương 4 Bát phẩm Thư lại, 9 Cửu phẩm Thư lại. Do tính chất nhạy cảm của việc coi giữ vật hạng nên các Chủ sự và Tƣ vụ trông coi các kho vẫn theo lệ của Nội vụ phủ và Vũ khố chia nhau thành các phiên để ứng trực, theo hạn 6 năm một lần chuyển đổi. Trường kho được cấp ấn quan phòng bằng đồng, có khắc 4 chữ “Thương trường quan phòng”; 1 kiệm bằng đồng có chữ “Thương trường”; 1 con dấu bằng sừng có chữ “Thương trường tín tích” và 8 thẻ ngà chia ra cho các quan trực

thuộc. Việc lưu kho hay cấp phát đều được tiến hành cẩn trọng với sổ sách được sao lưu và đóng dấu bởi nhiều bộ phận.

Mộc thương

Tiền thân là mộc xưởng, là một xưởng gỗ ở cửa chính đông Kinh thành. Năm 1829, được đổi tên thành Mộc thương. Trở thành kho gỗ của nhà nước, có nhiệm vụ thu nhận gỗ lạt ở trong kinh và ngoài tỉnh, sau đó phân thành các hạng và đem lưu kho, khi có việc hoặc yêu cầu từ bộ Hộ thì chi phát sử dụng. Lúc mới thành lập, Mộc xưởng chưa có chuyên viên chuyên biệt, khi có công vụ hoặc đến kỳ thu phát thì mới do bộ Công phái người đến làm việc. Sau khi đổi tên, vua cho đặt thêm chức Giám đốc Mộc thương (quan võ hàm tứ phẩm), lại đặt thêm các chức Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Bát-Cửu phẩm Thư lại và Vị nhập lưu Thư lại. Các chức Chủ sự, Tư vụ, vẫn theo lệ của Nội vụ phủ và Vũ khố chia nhau ứng trực. Về cơ sở vật chất, Mộc thương được cấp ấn quan phòng bằng đồng có chữ “Mộc thương quan phòng”, 1 ấn kiếm bằng ngà, 4 thẻ bài ngà và 2 thẻ bài sừng. Về cách thức hoạt động, cứ 3 tháng một lần làm kê khai số gỗ đang lưu giữ, hàng năm đến tháng 9-10 thì lập dự trù trình lên bộ Công để có kế hoạch thu mua, cuối năm làm sổ kiểm kê tổng kết. Mộc thương là cơ quan trực thuộc của bộ Công nên nhân viên, cách thức quản lý cũng như điều hành công vụ điều do bộ Công đảm trách. Đến năm 1831 thì lại giao cho bộ Hộ quản lý.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước triều nguyễn từ “trung ương tản quyền” đến “trung ương tập quyền” (1802 1840) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)