1.4. NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ CHUYỂN SANG TẬP QUYỀN
1.4.4. Nâng cấp vị thế kinh đô và bước đầu thống nhất hệ thống đơn vị hành chính 70 1. Điều chỉnh việc phân cấp quản lý hành chính khu vực kinh thành
1.4.4.2. Thống nhất cơ cấu hành chính, nhân sự địa phương, chế độ đãi ngộ
(1) – Cấp Thành: để thống nhất cơ chế hoạt động và cơ cấu hành chính cấp Thành, năm 1821 triều đình cho thành lập ngạch thƣ lại, đổi Cai hợp làm 8a thƣ lại, Thủ hợp làm 9a thƣ lại, Bản ty thành Vị nhập lưu, đồng thời cho điều chỉnh số lượng nhân sự tại các Thành. Ở đây, khi tìm kiếm và đối chiếu giữa các nguồn tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa Thực lục và Hội điển, sự khác nhau này không lớn, chủ yếu là có sự chênh lệch vế số lƣợng nhân sự, nên xin dẫn ra cả hai để tham khảo. Ở Hội điển, nhân sự ở Gia Định thành gồm có [63,160-161].
Tào/
Phòng
8a thƣ
lại 9a thƣ lại Vị nhập
lưu Thiêm sự Ghi chú
(năm 1824 bổ sung thêm)11
Lại 1 1 15
Hộ 1 3 35 1 1 Thiêm sự
Lễ 1 1 10
Binh 1 2 25 1 1 Lang trung, 1 Chủ sự
Hình 1 3 30 1 1 Thiêm sự, 1 Lang trung, 1
Chủ sự
Công 1 2 25
Cơ cấu nhân sự ở Bắc thành cũng được điều chỉnh tương đương như ở Gia Định thành, nhƣng có một vài khác biệt đã đƣợc Hội điển đề cập: “năm 1824 đặt ra 2 tào Binh, Hình ở Bắc thành mỗi tào 1 viên Tri bạ, 1 viên Cai án… lại đặt thêm 2 viên 9a thƣ lại, làm việc đê điều”, “năm 1827…phái thêm 2 viên Chủ sự, 1 viên Tƣ vụ sung làm công việc Binh tào”, “lại đặt ty Thừa biện ở Bắc thành, 1 viên Chủ sự, 2 viên Tư vụ, 2 viên 8a Thư lại, 4 viên 9a Thư lại, 30 viên Vị nhập lưu Thư lại”, “chuẩn đặt thêm ở Bắc thành: 1 viên 8a Thư lại, 2 viên 9a Thư lại, 20 viên Vị nhập lưu Thư lại, để làm việc đê điều”, “năm 1828 đặt thêm nhân viên ty Đê phòng ở Bắc thành, Chủ sự, Tƣ vụ, mỗi chức 1 viên”, “đặt ty Thân cần thuộc về Đê chính, 1 viên Viên ngoại lang; Chủ sự, Tƣ vụ mỗi chức 2 viên; Bát Cửu phẩm Thư lại mỗi bậc 4 viên; 30 viên Vị nhập lưu Thư lại”, “năm 1829… bỏ
11 Theo Thực Lục, thì sự bổ sung đó là vào năm 1825 : “Lệ trước Hộ tào 1 Thiêm sự, 2 Lang trung, 1 Chủ sự; Hình tào 1 Thiêm sự; đến nay đặt thêm ở Hộ tào 1 Thiêm sự, Binh tào 4 Lang trung và 1 Chủ sự, Hình tào 1 Thiêm sự, 1 Lang trung, 1 Chủ sự” 83,434].
chức Thông phán, Kinh lịch ở Bắc thành, nhưng chọn lấy 3 người chăm chỉ được việc tạm bổ chức hàm Chủ sự, Tƣ vụ bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình đều theo thành ấy chuyên giữ công việc ở 3 phòng Lại, Lễ, Công”.v.v. 63,161]. Từ những sự điều chỉnh cho thấy, trong các năm từ 1820-1830, nhân sự hai Thành luôn được bổ sung thường xuyên để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của tình hình và yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, mặt khác cũng nhằm tìm ra một sự thống nhất tương đối giữa các địa phương trong cách thức quản lý và hoạt động, thu hẹp dần sự khác biệt giữa các khu vực. Ngoài ra, tham khảo trong Thực lục năm 1822, còn cho thấy có một số điểm khác biệt so với những ghi chép ở Hội điển, cụ thể là những điều chỉnh theo hướng tăng nhân sự ở Gia Định và giảm ở Bắc thành (so với trước năm 1822): [83,227-228]
Thành Chức quan Tả thừa ty Hữu thừa ty
Lại Binh Hình Hộ Lễ Công Gia Định thành
(tăng) 138->160 người
Câu kê 1 1 1 1 1 1
Bát phẩm Thƣ lại 1 1 1 1 1 2
Cửu phẩm Thƣ lại 1 2 3 5 1 2
Vị nhập lưu 15 25 30 35 10 25
Bắc thành (giảm) 436 ->314 người
Câu kê 2 2 2 2 2 2
Bát phẩm Thƣ lại 1 3 3 3 1 1
Cửu phẩm Thƣ lại 1 6 5 5 1 2
Vị nhập lưu 30 50 60 70 20 50
Năm 1829, để bổ sung cơ cấu làm việc, vua cho đặt Ấn phòng ở cả hai Thành “chọn lấy Lang trung hoặc Viên ngoại lang, Chủ sự bổ sung thêm mỗi thành 1 viên, rồi liệu trích lại dịch ở ty Thừa biện và các tào theo viên phòng ấn xin làm việc quan” 63,161]; một số cơ quan đƣợc thiết lập riêng nhƣ ty Điển hàn, ty Điển thƣ, ty Lại, ty Lễ, ty Bí thƣ, ty Thƣ tả,v.v. cũng đƣợc bãi bỏ. Đồng thời với việc bổ sung cơ cấu quản lý, Minh Mạng còn cho tiến hành bổ sung thêm một số nhận sự mới, qua đó cơ cấu nhân sự hai Thành đƣợc thống nhất nhƣ sau: [63,161-162]
Thành Tào / Phòng
Lang trung
Viên ngoại lang
Chủ sự
Tƣ vụ
8a thƣ lại
9a thƣ lại
Vi nhập lưu Gia
Định thành
Hộ 1 2 2 2 3 4 50
Công 2 2 3 3 4 40
Hình 1 2 2 2 3 4 40
Lễ 1 1 2 2 15
Binh 1 2 2 2 5 4 40
Lại 1 1 1 2 3 20
Ấn 1 5 5
Thành
Tào / Phòng
Lang trung
Viên ngoại lang
Chủ sự
Tƣ vụ
8a thƣ lại
9a thƣ lại
Vi nhập lưu
Bắc thành
Hộ 2 3 4 4 6 8 75
Công 1 2 3 4 6 60
Hình 2 2 3 3 4 6 60
Lễ 1 1 2 2 20
Binh 2 2 3 3 4 6 70
Lại 1 1 1 2 3 30
Ấn 1 1 1 10
(2) – Cấp Trấn/Dinh: từ năm 1820 đến 1827, triều đình dần thống nhất theo tên gọi Trấn, đến năm 1830 thì bỏ tên gọi Dinh để hoàn toàn gọi là Trấn, “Bốn năm sau (năm 1826), các dinh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam; từ đó trong nước không còn dinh nữa” [34,69]12. Tiếp đó, triều Nguyễn có những điều chỉnh nhằm hướng đến sự thống nhất giữa các phân loại Trấn/Dinh, mục đích của quá trình này là bước đầu thống nhất cơ cấu hành chính cấp Trấn/Dinh và thử nghiệm trên thực tế những sửa đổi để có có sự điều chỉnh phù hợp. Những điều chỉnh trong thời gian này chủ yếu là về mặt số lƣợng quan chức thừa hành, cụ thể:
Ở các Trấn/Dinh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Biên Hòa, trước tổng là 60 người nay đều tăng lên 75 người.
Câu kê Bát phẩm Thư lại Cửu phẩm Thư lại Vị nhập lưu Tả thừa ty 1
Hữu thừa ty 2
Phòng Lại 1 5
Phòng Binh 1 2 10
Phòng Hình 1 2 15
Phòng Hộ 1 2 15
12 Trước đó, năm 1808, đã đổi một số Dinh thành Trấn: Trấn Biên thành Biên Hòa, Phiên Trấn thành Phiên An, Vĩnh Trấn thành Vĩnh Thanh, Trấn Định thành Định Tường, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Khang thành Bình Hòa, Bình Thuận; đến năm 1827 là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.
Phòng Lễ 1 5
Phòng Công 1 10
Các Trấn/Dinh Quảng Nam, Bình Định trước 138 nay đều giảm còn 118.
Tả thừa ty 1 Hữu thừa ty 1
Phòng Lại 2 10
Phòng Binh 1 2 15
Phòng Hình 1 2 25
Phòng Hộ 2 2 25
Phòng Lễ 2 10
Phòng Công 2 15
Các Trấn/Dinh Phiên An, Định Tường trước 118 nay giảm còn 108 Tả thừa ty 1
Hữu thừa ty 1
Phòng Lại 2 9
Phòng Binh 1 2 13
Phòng Hình 1 2 23
Phòng Hộ 2 2 23
Phòng Lễ 2 8
Phòng Công 2 14
Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam hạ đều 138 người; Quảng Đức, Sơn Nam thượng, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Vĩnh Thanh đều 118 người; Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Quảng, Cao Bằng, Hưng Hóa đều 60 người; đạo Thanh Bình 50 người, Hà Tiên 46 người [83,227-228].
(3) – Cấp Phủ: trong những năm 1820-1830, triều Nguyễn cũng có những điều chỉnh về mặt cơ cấu và cơ chế hoạt động. Năm 1823, vua bỏ lệ đặt hai Tri Phủ, giúp việc có Lại mục (9a), Thừa phán, Lệ mục (9b), Bang tá phủ (đặt năm 1830), Giáo thụ (7a, lo giáo dục), Quản phủ (chuyên việc quân và phòng vệ). Sau đó, vua cho định lại phẩm trật của chức quan đứng đầu Phủ, trước trật 7a nay đổi lên 5b, Phủ nào trọng yếu thì đặt thêm chức phủ Đồng tri (6a), nhân đó cho lập chức Đồng tri ở
13 Phủ của Bắc thành. Năm 1825, chuẩn cơ cấu nhân sự cấp Phủ cho khu vực từ Nghệ An trở ra Bắc, gồm 2 Đề lại và 10 Thông lại; còn khu vực “từ Quảng Bình vào Nam, chƣa đặt Phủ, duy Huyện thì đặt 1 Đề lại, 2 Thông lại, 6 Chính sai” 83,448]. Năm 1827, triều đình định lại quy tắc thiết lập các chức Phủ đồng tri và Huyện thừa: “Cả nước có 61 phủ, 244 huyện châu; những phủ số dân đinh chưa đến 20.000 người, số điền chưa đến 40.000 mẫu, những huyện số dân đinh chưa đến 5.000, số ruộng chƣa đến 10.000 mẫu, công việc còn giản, thì một Tri phủ, một Tri huyện cũng đủ. Nhƣ phủ nào số dân đinh chƣa đến 10.000, mà số điền nhiều đến 70.000 mẫu trở lên, huyện nào số dân đinh chƣa đến 3.000, mà số điền nhiều đến 20.000 mẫu trở lên, binh đao kiện cáo, công việc rườm rà thì đặt thêm Phủ đồng tri và Huyện thừa để giúp việc” 83,637]. Nhƣ vậy, việc đặt thêm chức Phủ đồng tri chủ yếu dựa vào số ruộng đất quản lý, dân cƣ là điều kiện bổ trợ. Qua đó cho thấy, công điền, công thổ và dân đinh là các nhân tố quan trọng trong điều kiện thiết lập cấp hành chính Phủ. Năm 1831, tiến thêm một bước lớn trong việc thống nhất phân loại cấp Phủ để đưa vào khuôn khổ, Nhà nước cho phân chia Phủ thành các hạng: tối yếu khuyết, yếu khuyết, trung khuyết, giản khuyết. Sau khi phân chia, loại tối yếu khuyết có 12 Phủ, yếu khuyết có 15 Phủ, trung khuyết có 20 Phủ, giản khuyết có 20 [84,205-206]. Dựa vào phân loại này để phân bổ nhân viên, tiền công, “tiền dƣỡng liêm”, và các tiêu chuẩn để xét thăng giáng. Về chế độ lương bổng, năm 1825 vua định ngạch và lệ cấp lương cho quan chức ở Phủ, ngoài mức lương bổng và đồ xuân phục nhận được theo ngạch phẩm trật, Tri phủ còn nhận được sự ưu đãi của Nhà nước thông qua “tiền dưỡng liêm” với quan niệm “Đến như phủ huyện ở gần nhân dân, chức nhỏ nhƣng việc nhiều, ngoài bổng chính ra, cấp thêm tiền gạo dƣỡng liêm, để tỏ đặc cách” 82,963]. Mức “tiền dƣỡng liêm” ở thời Gia Long và thời gian đầu thời Minh Mạng vào khoảng 32 quan tiền và 25 phường gạo.
(4) – Cấp Huyện/Châu: trong các năm 1820-1830, cấp Huyện/Châu cũng có những điều chỉnh về mặt cơ cấu và nhân sự. Năm 1823, định lại phẩm trật, một Huyện gồm 1 Tri huyện trật 7a, sau tăng lên 6b, huyện nào trọng yếu thì thêm chức Huyện thừa (7a). Tiếp đó, đồng loạt đặt chức Huyện thừa ở 9 huyện Bắc thành và 10 huyện thành Gia Định [83,318]. Năm 1825, bổ sung cơ cấu nhân sự ở Huyện theo nguyên tắc: các huyện từ Nghệ An ra Bắc “đặt 2 Đề lại, 8 Thông lại”, từ Quảng Bình vào Nam thì “1 Đề lại, 2 Thông lại, 6 Chính sai” [83,448].
(5) – Cấp Tổng: năm 1822, vua có dụ “từ Quảng Bình trở vào Nam, mỗi Tổng mỗi chức ở các Trấn, Doanh chỉ đặt một Cai tổng, theo viên Tri châu, Tri huyện phái làm việc quan, cứ thế thành lệ lâu dài; nếu có Tổng nào vẫn chƣa có Cai tổng thực thụ, thì cho quan ở doanh trấn ấy theo phép công lưu tâm sát hạch trong số Cai huyện, Ký huyện, Cai thuộc, Ký thuộc, Phó tổng đã thực thụ chọn
lấy người nào là người tốt, làm được việc, phải biên tên tâu lên xin cho đổi sang bổ điền vào chức khuyết” 63,157-158]; các Trấn, Đạo, Tổng từ Nghệ An đến Bắc thành cũng tuân theo chỉ dụ này.
Nhƣ vậy, có thể thấy cơ cấu nhân sự ở các Thành và Trấn/Dinh trong giai đoạn 1820-1830 đã có nhiều thay đổi theo hướng cân bằng về cơ cấu tổ chức cũng như số lượng nhân sự thừa hành giữa các vùng nhằm chuẩn bị cho sự điều chỉnh lớn về cơ chế vận hành nhà nước, những sự điều chỉnh cũng diễn ra tương tự ở các cấp Phủ - Huyện/Châu - Tổng, riêng Xã thì cơ cấu nhân sự và cách thức vận hành vẫn được bảo lưu như trước mà không có nhiều sự thay đổi; nếu xét trên khía cạnh quản lý nhà nước, có thể xem đây là những thử nghiệm nhằm tìm ra những mô hình và cơ cấu phù hợp hơn, chuẩn bị cho những sự điều chỉnh lớn sẽ diễn ra.
Theo dõi tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn trong khoảng thời gian 10 năm từ 1820-1830 cho thấy, ngoài những điều chỉnh về nhân sự, triều Nguyễn còn tiến hành những điều chỉnh về mặt cơ cấu và hoạt động,. Quá trình điều chỉnh này diễn ra ở các cấp Phủ-Huyện/Châu- Tổng có phần rõ ràng hơn so với cấp Thành-Trấn/Dinh, và diễn ra theo xu hướng thống nhất giữa giữa các đơn vị hành chính ngang hàng. Trên tổng thể, xu hướng điều chỉnh này có một sự phù hợp nhất định với tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn những năm 1802-1830, vì xét trong yêu cầu và nhiệm vụ của tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn này thì Thành- Trấn/Dinh mặc dù là những cấp hành chính lớn và có vai trò quan trọng nhƣng cũng đồng thời là những cấp hành chính đƣợc thiết lập với mục đích trung gian, nhấn mạnh đến vai trò hỗ trợ cho chủ trương tập trung quyền lực của trung ương, nhằm chuyển giao và thực thi một phần quyền lực của nhà nước trung ương cho các đơn vị hành chính địa phương để đảm bảo được hiệu lực quản lý nhà nước trong một điều kiện lịch sử đặc thù của những năm đầu thế kỷ XIX, hơn là vai trò của một cấp hành chính địa phương thực thụ với ý nghĩa quản lý dân cư và điều hành xã hội; trong khi để quản lý tốt dân cƣ và điều hành các hoạt động xã hội có hiệu quả thì các cấp Phủ-Huyện/Châu-Tổng cần phải đƣợc điều chỉnh liên tục để thích ứng với những thay đổi của tình hình lịch sử đang diễn ra. Tuy nhiên, sự cân bằng của tính phù hợp này sẽ sớm bị phá bỏ khi quyền lực của đế quyền và của nhà nước trung ương trở nên lớn mạnh và những nhân tố quyền lực khác bắt đầu giảm dần sức ảnh hưởng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Kể từ khi Phú Xuân thất thủ năm 1774, nghiệp Chúa kéo dài gần 200 năm ở miền Nam tưởng chừng như cáo chung. Nhưng lịch sử của họ Nguyễn một lần nữa lại sang trang với một con người đầy bền bỉ, kiên trì, biết tận dụng mọi thời cơ, thậm chí chấp nhận hy sinh cả tình cảm và danh dự của bản thân để theo đuổi lý tưởng phục hưng nhà Nguyễn; dù phải đối diện với bao hiểm nguy, bao lần thất bai, phải sử dụng tất cả biện pháp quyết liệt nhất, kể cả cầu ngoại viện, chấp nhận mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”, bị đời sau lên án, chỉ với một mục đích duy nhất là hoàn thành quá trình nhất thống đất nước và khôi phục lại quyền lực cho dòng họ Nguyễn. Nhân vật đó là Nguyễn Ánh, “là vua Gia Long, một nhân vật tiêu biểu của thế kỉ 19 còn sót lại sau bao biến thiên, một nhân vật mà sự đánh giá về ông rất không thống nhất với những ý kiến khen chê, thậm chí cực đoan” 115,12]. Năm 1802, với sự kiện Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế đã chính thức xác lập trên thực tế vương quyền của Triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi, vƣợt qua vô vàn khó khăn, Gia Long bằng những chính sách phù hợp, đã từng bước đưa đất nước vượt qua tình cảnh nguy hiểm, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho giai đoạn tập trung quyền lực tiếp theo. Để thực hiện đƣợc quá trình đó, Gia Long đã cho thiết lập và duy trì một cơ cấu bộ máy nhà nước với những nguyên tắc xây dựng và cơ chế vận hành riêng đầy tính sáng tạo nhƣng rất phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, những nguyễn tắc và cơ chế vận hành này tiếp tục đƣợc sử dụng và phát huy tính hiệu quả trong 10 năm đầu triều vua kế tiếp – triều Minh Mạng (1820-1830).
Để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước và việc thực thi đế quyền, triều Nguyễn trong thời gian 1802-1830 đã ban hành hàng loạt những định chế về quản lý nhà nước, quan chức và pháp luật.
Những định chế này tuy vẫn còn nhiều điểm cần phải bổ sung và điều chỉnh thêm ở giai đoạn sau, nhưng đã góp phần quan trọng đưa bộ máy nhà nước thời này vượt qua những hạn chế của thời đại mà các vương triều trước chưa làm được trong việc giữ vững nền thống nhất và độc lập của quốc gia;
để một mặt vẫn giữ được tính thống nhất của đất nước, hiệu quả trong giải quyết công vụ, tạo ra những tiền đề cần thiết cho những người kế nhiệm tiếp tục phát triển, mặc khác vẫn giữ được tính tập trung quyền lực vốn có của đế quyền. Thành công này đƣợc đem lại từ những hiệu quả về tính thực thi của bộ máy nhà nước triều Nguyễn được xây dựng và duy trì từ năm 1802-1830. Về tổng thể, bộ máy hành chính nhà nước đó là một nhà nước mạnh, đủ sức quản lý lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một vùng lãnh thổ rộng lớn về cả trên đất liền lẫn trên biển. Về cơ bản, đó vẫn là một bộ máy
nhà nước có cơ cấu tổ chức không sai khác nhiều so với các thiết chế nhà nước trước đây trong lịch sử nhà nước phong kiến ở Việt Nam. Đứng đầu bộ máy nhà nước với tất cả quyền lực là Hoàng đế, giúp việc cho Hoàng đế là hệ thống các cơ quan và các chức quan chuyên trách hay kiêm nhiệm, các cơ quan tùy theo đối tƣợng hay tính chất công vụ mà đƣợc phân thành các nhóm: (1) – Tổ chức Lục bộ gồm Lại-Hộ-Lễ-Binh-Hình-Công; (2) – Nhóm cơ quan phụ trách hoàng cung gồm: Tôn nhân phủ, Xứ thị vệ, Nội lệnh sử, Cẩn tín ty, Thái y viện; (3) – Nhóm cơ quan phụ trách văn phòng gồm: Thị thƣ viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện (gọi chung là Tam nội viên), Thƣợng bửu ty và sau đó là Văn thư phòng và Nội các; (4) – Nhóm cơ quan phụ trách lễ nghi có Thái thường tự, Quang lộc tự; (5) – Nhóm cơ quan phụ trách văn hóa-khoa học gồm: Quốc tử giám, Hàn lâm viện, Khâm thiên giám, Quốc sử quán; (6) – Nhóm cơ quan phụ trách kho tàng gồm: Nội đồ gia (sau đổi tên thành Nội vụ phủ), Ngoại đồ gia (sau đổi tên thành Vũ khố), Thương trường; (7) – Nhóm cơ quan phụ trách thông tin liên lạc có Tào chính ty và Bưu chính ty; (8) – Nhóm cơ quan phụ trách công tác kiểm tra giám sát có Tả-Hữu Đô ngự sử, Tả-Hữu phó Đô ngự sử và sau đó là Nha thự Viện đô sát với các chức Cấp sự trung và Giám sát ngự sử. Bên cạnh đó, nhà vua còn thiết lập một hệ thống thiết chế quân đội mạnh, với cơ cấu tổ chức: Phủ (Quân)-Doanh-Vệ/Cơ-Đội-Thập-Ngũ. Hệ thống quân đội với lực lượng đông, nhiều quân chủng và được huấn luyện thường xuyên, đảm bảo giữ vững sự an toàn của đất nước và duy trì trật tự trị an ở tất cả các địa phương. Ngoài bộ máy nhà nước ở trung ương và hai Thành quản lý chung ở hai đầu đất nước, cả nước có tổng cộng 27 Trấn/Dinh, được phân chia theo ba vùng: Bắc thành gồm năm Nội trấn và sáu Ngoại trấn, Gia Định thành gồm năm Dinh/Trấn, khu vực miền Trung do triều đình quản lý trực tiếp gồm bảy Trấn và bốn Dinh. Trấn/Dinh thuộc khu vực nào thì chịu sự quản lý trực tiếp của khu vực đó, trên bình diện cơ cấu tổ chức chung vẫn thống nhất với nhau và dần thống nhất theo tên gọi Trấn. Trong đó, quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế vẫn là nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi hoạt động nhà nước. Bằng những kỹ thuật hành chính khéo léo, kết hợp với cơ chế thực thi và ràng buộc quyền lực nhiều tầng, bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1830 đã thành công trong việc duy trì một cơ chế hoạt động nhà nước có hiệu quả trong bối cảnh lịch sử đầy biến động và phức tạp ở những năm đầu thế kỷ XIX.
Năm 1820, sau khi vua Minh Mạng lên thay, triều Nguyễn vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu bộ máy nhà nước này với một số điều chỉnh. Trong 10 năm đầu, từ 1820-1830, trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều chuyển biến tích cực, Minh Mạng đã tiến hành nhiều điều chỉnh về cơ cấu hành chính, bao gồm việc: chuyển đổi chức năng của Hội đồng đình thần, sắp xếp lại hệ thống trật hàm của quan chức, điều chỉnh công tác của Văn thư phòng sau đó thành lập Nội các để thay thế, cho tăng cường kiểm tra giám sát thông qua việc xúc tiến thành lập tổ chức Đô sát viện, điều chỉnh việc phân cấp