Trong các trang trước, tôi đã tìm c{ch đưa ra một cái nhìn thấu đ{o v|o bản chất thực của cái mà chúng ta gọi là sự chết.
Chết là sự rút ra, một cách hữu thức hoặc vô thức, của thực thể sinh động bên trong khỏi cái vỏ bên ngoài của nó, tức cái tương ứng sinh động bên trong của nó, và sau rốt, đó l| việc từ bỏ một hoặc nhiều thể tinh anh, tùy trình độ tiến hóa của con người. Tôi cũng đã tìm c{ch chứng minh tính chất bình thường của tiến trình quen thuộc này. Nỗi hãi hùng đi kèm cái chết trên chiến trường hoặc bởi tai nạn, là ở chỗ chấn động ập tới trong khu vực của thể dĩ th{i; tất yếu đưa đến việc sắp xếp lại nhanh chóng các lực cấu tạo của nó v| đưa lại vào tổ chức, bất ngờ v| không mong đợi, các bộ phận cấu thành của nó để đ{p ứng với t{c động rõ rệt bắt buộc phải chọn của con người trong thể trí-cảm của y. T{c động này không liên quan đến việc đặt con người bên trong vào lại trong thể dĩ th{i, m| cần việc tiến đến cùng nhau của các trạng thái tan rã của thể đó theo Định Luật Hút, để sự tan rã cuối cùng và hoàn toàn của nó có thể xảy ra.
Trước khi nói đến chủ đề của chúng ta (Thuật Thải Hồi), tôi muốn giải đ{p hai câu hỏi mà theo tôi dường như rất quan trọng; chúng thường được các nhà nghiên cứu sáng suốt v| đứng đắn đặt ra.
479
Thực ra, câu hỏi thứ nhất là biểu hiện của sự thất vọng trong loạt các giáo huấn này. Nó có thể được trình bày như sau: Tại sao Huấn Sư Tây Tạng không nói về các bệnh rõ rệt hoặc cơ bản v| b|n đến bệnh lý học của chúng, đưa ra cách chữa trị hoặc gợi ý chữa trị, nêu ra các nguyên nhân trực tiếp của chúng và nêu ra chi tiết các diễn tiến hồi phục? Hỡi huynh đệ, vì về mặt kỹ thuật, có ít điều mà tôi có thể thêm vào những gì đã được y khoa x{c định liên quan đến các triệu chứng, vị trí và các khuynh hướng chung mà các tình trạng nhiễm bệnh xảy ra. Việc quan sát, thực nghiệm, khảo sát, sai lầm, thành công và thất bại đã mang lại cho con người ngày nay một hiểu biết rộng rãi và dứt khoát là chính xác của các trạng thái và hiệu quả bên ngoài của bệnh tật. Thời gian và sự quan s{t được tập luyện thường xuyên, rõ r|ng cũng nêu ra cách chữa trị hoặc các diễn tiến cải thiện hoặc các biện pháp phòng ngừa (như tiêm ngừa đậu mùa), và các biện pháp này, sau nhiều năm, đã tỏ ra hữu ích. Việc tìm kiếm, thực nghiệm và các phương tiện tăng tiến đều đặn mà khoa học cung ứng đang đưa thêm v|o năng lực của con người để trợ giúp, đôi khi để chữa trị, để cải thiện thường xuyên và làm giảm các phản ứng đau đớn. Y khoa và khéo léo của giải phẫu học đã tiến rất nhanh – rất nhiều đến đổi những gì được biết ngày nay và hiểu được phần nào, có bản chất quá rộng và quá rắc rối ở các khía cạnh khoa học và trị liệu của nó đến nỗi chúng đã tạo nên các chuyên gia – những người này tập trung vào lĩnh vực đặc biệt, v| do đó họ chỉ đối phó với một số tình trạng đau ốm, nhờ đó đạt được nhiều khéo léo, hiểu biết và luôn luôn thành công. Mọi điều n|y đều tốt lành, mặc cho những người lập dị và người có cách chữa trị nóng nảy có thể dị nghị, hoặc ngay cả những người không còn dùng nghề y
480
531
khoa và thích hình thức cúng b{i n|o đó, hoặc các tiếp cận mới mẻ với vấn đề sức khỏe.
Lý do khiến các tiếp cận mới mẻ này tồn tại, là vì y khoa đã tạo được tiến bộ đến nỗi giờ đ}y nó đạt đến các giới hạn của lĩnh vực thuần vật chất, và giờ đ}y sắp xảy ra việc tiến v|o lĩnh vực vô hình, và như vậy đi đến gần hơn với thế giới nguyên nh}n. Chính vì lý do n|y m| tôi đã không phí thời gian với các chi tiết của bệnh, với việc liệt kê hoặc xem xét các bệnh đặc thù, các triệu chứng hoặc cách chữa trị chúng, vì việc đó được bao gồm đầy đủ trong các sách giáo khoa hiện có; chúng cũng có thể được thấy trong nhiều giai đoạn khác nhau trong các bệnh viện lớn của chúng ta.
Tuy nhiên, tôi có b|n đến các nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh – như là lao, giang mai và ung thư– có sẵn trong con người cá biệt, trong nhân loại nói chung v| cũng trong h|nh tinh chúng ta. Tôi đã vạch ra c{c căn bản tâm lý học của bệnh v| đã nêu ra một lĩnh vực mới về mặt thực h|nh, trong đó bệnh tật – đặc biệt, trong c{c giai đoạn đầu – có thể được nghiên cứu.
Khi nền tảng tâm lý học của bệnh có thể được hiểu rõ và bản chất thực sự của nó được y sĩ chính thống, nhà giải phẫu, t}m lý gia v| tu sĩ thừa nhận, lúc đó tất cả sẽ làm việc cùng nhau trong lĩnh vực hiểu biết đang ph{t triển này, và những gì m| ng|y nay được gọi một cách mơ hồ l| “y học phòng ngừa” sẽ tiến vào chỗ của chính nó. Tôi thích định nghĩa giai đoạn này là y học thực dụng vì cơ cấu của các phương pháp này, nhờ đó bệnh tật sẽ được tránh khỏi, và cách phát triển các kỹ thuật này, nhờ đó việc huấn luyện tâm lý chính xác sẽ được dạy ra – từ lúc trẻ trở đi – và nhờ nhấn mạnh con người tâm linh bên trong, các tình huống này sẽ bị phủ nhận và các
481
thói quen mà ngày nay tất nhiên đưa đến sức khỏe kém, dứt kho{t tr{nh được bệnh về triệu chứng và sau rốt là cái chết.
Trong phát biểu trên, tôi không hề nhắc đến xác nhận hoặc suy đo{n của khoa học như là Khoa Học Cơ Đốc hoặc là các trường phái tư tưởng vốn truy nguyên mọi bệnh tật đến sức mạnh của tư tưởng. Tôi quan t}m đến nhu cầu trước mắt của việc huấn luyện tâm lý học chính xác, dựa vào hiểu biết về cấu tạo của con người, dựa vào môn học về bảy cung (các lực đang chi phối con người và làm cho con người có được sắc thái riêng của mình) và dựa vào chiêm tinh học nội môn.
Tôi đang b|n đến việc áp dụng các tri thức mà từ trước đến giờ được xem như đặc thù và thuộc nội môn, chúng đang từ từ xuất hiện dưới sự xem xét chung, v| chúng đã tạo ra sự tiến bộ lớn trong hai mươi lăm năm qua. Tôi không quan t}m đến việc hủy bỏ cách trị liệu y khoa, cũng không bận t}m đến việc hậu thuẫn cho các cách chữa trị mới –tất cả c{c c{ch đó đều vẫn còn ở giai đoạn thực nghiệm và tất cả đều đóng góp phần nào cho y khoa nói chung; nhờ sự đóng góp có kết hợp này, mà sẽ có được một tiếp cận y học uyển chuyển hơn và phong phú hơn đối với bệnh nhân.
Hình ảnh m| tôi đã ph{c họa về bối cảnh tâm lý của mọi bệnh tật sẽ trở nên dài khi vẽ ra. Cùng lúc, sự đóng góp của y khoa rất cần thiết. Dầu có lỗi lầm, chẩn đo{n thiếu sót và nhiều sai sót, nhân loại không thể h|nh động mà không có c{c b{c sĩ, nh| giải phẫu và bệnh viện của mình. Họ đều vô cùng cần thiết và còn cần trong nhiều thế kỷ nữa. Trong phát biểu này không hề có lý do để nản lòng. Nhân loại không thể được đưa vào một tình trạng sức khỏe thân xác hoàn hảo ngay tức khắc, dù sự luyện tập về t}m lý đúng từ ấu thơ sẽ l|m được nhiều điều trong vòng vài thập niên nữa. Các tình trạng sai lầm đã ph{t triển từ lâu. Nền y học hiện đại phải trở
482
nên cởi mở nhiều hơn, sẵn sàng hơn để hậu thuẫn (sau khi có chứng cớ chuyên môn đúng) những gì mới mẻ, có bản chất canh tân và khác thường. Các tường ngăn được dựng lên bởi y học chuyên hóa, phải được hạ xuống, và các trường phái mới phải được tìm kiếm, huấn luyện, tìm tòi, và sau cùng được bao gồm trong c{c h|ng ngũ chính thống. Các phái mới, như l| c{c ph{i liên quan đến điện-trị-liệu, phái nắn cột sống (chiropractic), chuyên gia dinh dưỡng, họ tuyên bố là chữa mọi bệnh qua thực phẩm thích hợp, và nhất là chữa bệnh theo phép dưỡng sinh lập dị (eccentric naturopaths), cộng với nhiều nghi thức cúng bái và các phái khác nữa, đừng nên tự tin một cách ngạo mạn rằng họ có được toàn bộ câu chuyện, rằng phương pháp của họ là phương pháp duy nhất, hoặc chính họ có được một thuốc chữa bách bệnh (cure-all) độc nhất và chắc chắn.
C{c nhóm n|y, đặc biệt là những người nắn cột sống, rõ r|ng đã l|m hại đại cục của họ và làm suy yếu nỗ lực của họ bằng sự bảo đảm được rao to của họ (một lĩnh vực vẫn chưa có thực nghiệm) và bằng việc luôn luôn công kích y học chính thống. Đến phiên nó, y học chính thống đã tự giới hạn chính mình do không nhận biết được những gì hay v| đúng trong các trường phái mới; nó g}y đối kháng bằng tiếng hô h|o đòi công nhận của họ, và do việc thiếu các phương pháp khoa học của họ. Cái hoài vọng của y học chính thống là bảo vệ quảng đại quần chúng. Họ cần phải l|m điều n|y để tránh các tai họa mà những kẻ cuồng tín và các phương pháp chưa được thử nghiệm sẽ mang lại, nhưng họ đã đi qu{ xa ở mặt này. Trường phái tư tưởng m| tôi đã bảo trợ trong các giáo huấn n|y cũng sẽ được thử th{ch v| điều này sẽ chiếm thời gian dài. Tuy nhiên, các hậu quả tâm lý và trí tuệ của cuộc thế chiến sẽ thúc đẩy rất nhiều sự nhận thức về nền tảng tâm lý
học đối với bệnh tật và các xáo trộn kh{c; do đó, y học hiện đại đối diện với cơ may chính của nó.
Một sự kết hợp của y khoa chân chính (như đã được sản xuất bởi con người, qua các thời đại dưới sự cảm hứng của bản thể thiêng liêng của con người) về các khía cạnh trị liệu mới như đã được giải thích bởi nhiều trường phái tư tưởng đang xuất hiện, có thực hành và thực nghiệm, nhận thức về c{c năng lượng đang chi phối con người, t{c động qua bảy trung tâm lực trong thể sinh lực của y, và với các ảnh hưởng chiêm tinh học cũng chi phối con người, xuyên qua con người nội tâm, sau rốt sẽ tạo ra phương pháp y khoa mới sẽ giữ cho con người có sức khỏe lành mạnh, sẽ ngăn chận bệnh tật trong c{c giai đoạn đầu của nó, và sau rốt sẽ khởi xướng ra chu kỳ trong c{c sự việc con người, trong đó bệnh tật và sức khỏe kém sẽ là các ngoại lệ chớ không phải là qui luật, như là trường hợp ng|y nay, v| khi đó sự chết sẽ được xem như một hạnh phúc và sự giải tho{t được định trước, chớ không phải như trường hợp ngày nay, là một kẻ thù gây khiếp sợ.
Câu hỏi thứ hai dứt kho{t có liên quan đến các diễn tiến từ trần. Câu hỏi được đặt ra: Th{i độ của Chân Sư đối với sự hỏa táng là gì, và dưới c{c điều kiện gì việc hỏa táng nên được noi theo? Thật là một điều may mắn và hạnh phúc khi sự hỏa táng ngày càng trở nên qui luật. Không còn bao lâu nữa, việc chôn trong đất sẽ trái với pháp luật, còn việc hỏa táng sẽ được cưỡng chế, v| điều này như là biện pháp cho sức khỏe và vệ sinh. C{c địa điểm có hại cho sức khỏe, thông linh, gọi l| nghĩa địa, sau rốt sẽ biến mất, giống như việc thờ phụng tổ tiên đang trôi qua cả ở phương Đông – với việc thờ cúng tổ tiên – và ở phương Tây – cũng với việc tôn thờ địa vị kế thừa (hereditary position).
483
Nhờ việc dùng lửa, mọi hình tướng đều tiêu tan; thể hồng trần con người bị tiêu hủy càng mau, ảnh hưởng của nó trên linh hồn đang triệt thoái càng bị đứt vỡ mau. Rất nhiều điều vô nghĩa được thuật lại trong văn liệu minh triết thiêng liêng thông thường về sự cân bằng thời gian liên quan với sự hủy diệt tuần tự các thể tinh anh. Tuy nhiên, cần nên nói rằng lúc mà cái chết thực sự được khoa học ấn định (bởi y sĩ ch}n chính chịu trách nhiệm) v| đã x{c định rằng không một tia sự sống nào còn lại trong xác thân, bấy giờ có thể thi hành hỏa táng. Cái chết hoàn toàn và thực sự này xảy ra khi giác tuyến và sinh mệnh tuyến hoàn toàn rút ra khỏi đầu v| tim. Đồng thời, sự tôn kính v| th{i độ không vội vàng, có vị trí đúng của chúng trong diễn tiến. Gia đình người chết cần vài giờ trong lúc đó điều chỉnh chính họ với sự kiện về sự biến mất sắp đến của hình sắc ở ngoài và thường được yêu thích; việc chăm sóc đúng lúc cũng phải được dành cho các thủ tục mà quốc gia hoặc chính quyền đòi hỏi. Yếu tố thời gian chủ yếu có liên quan đến những người bị bỏ lại sau, đến người sống chớ không phải người chết. Việc khẳng định rằng thể dĩ th{i đừng nên vội đưa vào lửa hỏa thiêu, và việc tin rằng thể đó phải được để cho trôi dạt đ}y đó trong một giai đoạn ấn định v|i ng|y, cũng không hề có nền tảng đích thực nào cả. Không có việc cần trì hoãn đối với thể dĩ th{i. Khi con người bên trong rút ra khỏi xác thân của mình, thì cùng lúc y cũng bỏ đi/rời khỏi thể dĩ th{i. Đúng l| thể dĩ th{i quen la c| ở lại trong một thời gian trên “vùng phân thân” khi thể x{c được mai táng, và nó thường tồn tại cho đến khi sự tan rã hoàn toàn của nhục thân xảy ra. Tiến trình ướp xác như được thực hành ở Ai Cập, và ướp hương liệu, như được thực hành ở phương Tây, hứng chịu trách nhiệm cho việc làm tồn tại thể dĩ th{i, đôi khi đến nhiều thế kỷ. Đặc biệt khi xảy ra trường
484
hợp khi xác ướp hoặc người được ướp hương liệu thuộc hạng có cá tính xấu xa trong kiếp sống; thể dĩ th{i đang lượn lờ, lúc đó thường “bị ám nhập” (“possessed”) bởi một thực thể xấu xa hoặc một tà lực. Đ}y l| trường hợp của các tấn công và các tai họa thường theo sát bước chân của những kẻ khai quật các cổ mộ và cư dân các ngôi mộ đó, tức các xác ướp cổ, v| đưa chúng cùng các vật sở hữu của chúng ra ánh sáng. Khi nào có luật hỏa táng, không những chỉ có hủy diệt tức khắc nhục thân, và phục hồi nó vào kho chất liệu, mà thể sinh lực cũng tức khắc tan rã, các lực của thể đó được cuốn sạch bởi luồng hỏa, đi v|o kho chứa năng lượng sinh động. Bao giờ nó cũng là một phần không thể tách rời của kho chứa đó, hoặc ở dưới tình trạng sắc tướng, hoặc dưới tình trạng vô sắc tướng. Sau cái chết và hỏa táng, các lực này vẫn tồn tại, nhưng được hấp thu vào tổng thể tương tự. Hãy ngẫm nghĩ về câu nói này, vì nó sẽ mang lại cho bạn manh mối đối với công việc sáng tạo của tinh thần con người. Nếu sự trì hoãn là cần thiết do tình cảm gia đình, hoặc sự đòi hỏi của chính quyền, việc hỏa thiêu nên theo sau cái chết trong vòng ba mươi sáu giờ; khi nào không có lý do để trì hoãn, việc hỏa thiêu có thể được diễn ra trong mười hai giờ. Tuy nhiên, hãy khôn ngoan chờ mười hai tiếng đồng hồ để chắc chắn là chết thực sự.
485
CHƯƠNG VI
THUẬT LOẠI BỎ
Để tiếp tục lại dòng giáo huấn của chúng ta, giờ đ}y chúng ta sẽ xem xét hoạt động của con người tâm linh bên trong, con người n|y đã t{ch ra khỏi thể xác và thể dĩ th{i của mình, giờ đ}y đang ở bên trong cái vỏ của thể tinh anh – một thể làm bằng chất cảm dục hay chất tình cảm, và bằng chất trí. Do việc an trụ mạnh mẽ vào thể tình cảm của người bình thường, cái ý tưởng đã ăn s}u rằng, sau khi chết thực sự, trước tiên con người rút vào thể cảm dục của mình, và rồi sau đó v|o thể hạ trí. Nhưng thực ra không phải như vậy. Một thể được cấu tạo chủ yếu bằng chất cảm dục là nền tảng của ý tưởng n|y. Cho đến nay, ít người phát triển đến mức cái hiện thể mà họ thấy chính mình ở trong đó sau khi chết, phần lớn làm bằng chất trí. Chỉ có đệ tử v| điểm đạo đồ, tức là kẻ hầu như sống trong thể trí của mình, mới thấy chính mình, sau khi chết, tức khắc ở trên cõi trí. Còn hầu hết con người phát hiện chính mình ở trên cõi cảm dục, khoác trong một lớp vỏ bằng chất cảm dục (astral matter) và phải chịu vào một giai đoạn loại bỏ bên trong lĩnh vực huyễn tưởng của cõi cảm dục.
Như trước đ}y tôi có nói với bạn, cõi cảm dục không có thực, mà là một sáng tạo hão huyền của gia đình nhân loại.
Tuy nhiên, từ giờ trở đi (qua sự thất bại của các tà lực và sự thất bại thảm hại mà bên Hắc Đạo hứng chịu), cõi cảm dục từ
486