Khái niệm, bản chất, nguồn gốc, phân loại lợi ích nhóm và ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 54)

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH NHÓM

2.2.1. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc, phân loại lợi ích nhóm và ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội

2.2.1.1. Khái niệm và bản chất của lợi ích nhóm

Lợi ích nhóm trước tiên liên quan tới nhóm xã hội - hình thái biểu hiện bên ngoài của nó. Nhóm có thể hiểu là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều cá nhân, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Các nhóm có thể là nhóm chính thức hoặc nhóm không chính thức. Nhóm chính thức là nhóm thực hiện những công việc cụ thể theo cơ cấu tổ chức. Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và định hướng các hoạt động cá nhân. Nhóm không chính thức là sự liên minh giữa các cá nhân được hình thành không phụ thuộc vào cơ cấu cũng như mục tiêu của tổ chức.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa nhóm xã hội là:

Khái niệm xã hội học chỉ một tập hợp người liên kết với nhau bởi các dấu hiệu hình thức hoặc bản chất, được điều chỉnh bởi những thiết chế có những giá trị chung, và ít nhiều biệt lập với các tập hợp người khác. Nó nói lên những đặc trưng chung của các cộng đồng từ nhỏ đến lớn. Theo số lượng các thành viên và điều kiện tác động lẫn

nhau trong nhóm, các nhóm xã hội được chia làm nhóm nhỏ và nhóm lớn. Nhóm lớn là nhóm người liên kết nhau bởi điều kiện khách quan chung, xác định sự tồn tại của họ một cách vững chắc như giai cấp, tầng lớp, dân tộc, đảng chính trị, nghề nghiệp, thể thao, thanh niên, các hiệp hội… Nhóm nhỏ là nhóm người tồn tại trong khoảng không gian và thời gian chung, được liên kết bởi các quan hệ thực tế của các thành viên của nhóm, thực hiện trên cơ sở giao tiếp như các đội sản xuất, lớp học, gia đình, nhóm bạn bè. Những đội sản xuất trong nhà máy có tổ chức, có quy tắc hoạt động rõ ràng là những nhóm chính thức. Còn những nhóm bạn bè, vui chơi là những nhóm không chính thức. Những nhóm này không nhất thiết trùng với nhóm chính thức, quan hệ của các thành viên ở đây xoay quanh một trung tâm khác.

Nhóm nhỏ phổ biến hơn cả là nhóm khuếch tán, nghĩa là các thành viên của nhóm tham gia vào các quan hệ không phải là nội dung của hoạt động nhóm, mà là sự phù hợp hay không phù hợp giữa các cá nhân; hội liên hiệp là thành viên của nhóm tham gia các mối quan hệ chỉ thể hiện các mục đích có ý nghĩa đối với cá nhân; nghiệp đoàn là thành viên của nhóm tham gia các quan hệ có ý nghĩa đối với cá nhân, nhưng mang nội dung liên hiệp trong hoạt động nhóm; tập thể là thành viên của nhóm tham gia các quan hệ có ý nghĩa đối với cá nhân và có giá trị đối với xã hội trong hoạt động nhóm [116, tr.364].

Như vậy, những liên hệ đặc thù giữa các thành viên về giá trị chung, mục đích chung, lợi ích chung là cơ sở tạo nên nhóm xã hội.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:

Lợi ích nhóm là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của Chính phủ, là những nhóm vận động hành lang để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thức có lợi cho phe nhóm của mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng [117].

Định nghĩa trên có thể được dựa trên quan niệm về lợi ích nhóm ở phương Tây khi sử dụng khái niệm “vận động hành lang” để định nghĩa lợi ích nhóm. Có thể nó chưa thực sự phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam - khi mà đất nước ta chưa chính thức thừa nhận lợi ích nhóm và tạo hành lang pháp lý cho nó hoạt động.

Nhưng điều này không có nghĩa là lợi ích nhóm đó không tồn tại.

Có nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về lợi ích nhóm.

Trong cuốn sách Nhóm lợi ích và xung đột lợi ích trong phát triển, tác giả cho rằng: Về thực chất, lợi ích nhóm là một dạng đặc thù của lợi ích chung; Lợi ích chung của một nhóm chủ thể nhất định [72, tr.67]. Đúng như trong sự phân tích về mối quan hệ giữa lợi ích nhóm với lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích nhóm là một dạng đặc thù của lợi ích chung. Nhưng cần thấy rằng, lợi ích nhóm cũng là một dạng đặc thù của lợi ích riêng.

Theo tác giả luận án, về bản chất, lợi ích nhóm là sự phản ánh lợi ích chung của nhiều chủ thể có nhu cầu tương đồng. Họ tìm kiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợi ích riêng, song lại có những điểm gần gũi hoặc tương đồng với nhau. Từ đó mà hình thành lợi ích nhóm. Xét theo ý nghĩa rộng rãi nhất, lợi ích của giai cấp, tầng lớp, lợi ích dân tộc, lợi ích giới, lợi ích của các hiệp hội, đoàn thể… đều có thể được coi là những lợi ích nhóm. Tuy nhiên, lợi ích nhóm được đề cập trong luận án này là không đồng nghĩa với lợi ích dân tộc, mà nhóm ở đây nhỏ hơn.

Lợi ích nhóm phân biệt với các dạng thức lợi ích khác.

Lợi ích riêng thì phong phú, đa dạng và gắn với từng cá nhân, còn lợi ích nhóm có tính bao quát và sâu sắc hơn. Mỗi cá nhân trong xã hội có thể tham gia nhiều nhóm khác nhau nên các nhóm lợi ích tồn tại trong xã hội cũng đan xen phức tạp. Mối quan hệ giữa lợi ích nhóm với lợi ích cá nhân là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Bởi vì mỗi người thuộc nhóm đều có những lợi ích của mình. Trong số đó, có những lợi ích giống với lợi ích của những cá nhân khác trong nhóm, một số lợi ích lại chỉ của riêng cá nhân đó. Chỉ có những lợi ích chung của các thành viên trong nhóm mới gọi là lợi ích nhóm. Tuy nhiên, mỗi

người lại thuộc nhiều nhóm khác nhau và có nhiều lợi ích khác nữa. Do vậy, lợi ích của một cá nhân bao hàm nhiều lợi ích nhóm. Khi một người nào đó đạt được lợi ích cá nhân thì cũng đồng thời đạt được lợi ích nhóm và ngược lại.

Từ lợi ích nhóm hình thành nhóm lợi ích. Nhóm tự nó đã có tính liên kết các phần tử, thành phần, cá nhân. Nhưng liên kết xuất phát từ vai trò của nhóm để tạo sức mạnh cho một mục đích mang tính động cơ, tính toán thì đó là lợi ích nhóm. Xã hội là một hệ thống lợi ích phức tạp cùng với sự tương tác lợi ích trong từng nhóm, hoặc giữa các nhóm khác nhau trong trạng thái cạnh tranh, đấu tranh liên tục để nắm giữ bằng được quyền sở hữu, phân phối nguồn lực công và quyền được tham gia vào quá trình định hình, thông qua, xác lập các quyết định, chính sách thuộc về quyền lực nhà nước với mục đích mang lại lợi ích nhóm cao nhất.

Theo A.Bentley, “không hình thành, tồn tại các nhóm đứng ngoài lợi ích.

Xã hội - đó là một tổng hợp của các nhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bị quy định và giới hạn bởi một chỉ số duy nhất: lợi ích - cái mà từ đó chúng liên kết, hình thành và hoạt động” [53, tr.67].

Có quan điểm khẳng định:

Nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ. Là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng [Error! Reference source not found.].

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Britanica:

Nhóm lợi ích là bất kỳ sự tập hợp nào của các tổ chức hay các cá nhân, thường được thành lập một cách chính thức trên cơ sở chia sẻ một hay nhiều mối quan tâm nhằm ảnh hưởng đến chính sách công trong lĩnh vực mình quan tâm. Các nhóm lợi ích hình thành một cách tự nhiên từ các cộng đồng có chung lợi ích và tồn tại trong tất cả các xã hội [102, tr.42].

Theo cách hiểu về nhóm lợi ích ở các xã hội Âu - Mỹ - nơi nhóm lợi ích được sinh ra, nhóm lợi ích là một tập hợp những người cùng chí hướng, cùng mưu cầu một lợi ích, với phương thức hoạt động chủ yếu là tìm cách tác động lên chính quyền (nghị viện, chính phủ, các hội đồng địa phương) hoặc khai thác sự đa nghĩa trong một số điều khoản luật để đạt được mục đích. Nó bao gồm các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội, các cơ cấu dân quyền, thiện nguyện… Sự tồn tại của các nhóm lợi ích phần lớn được chấp nhận là tự nhiên trong kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân và đa nguyên chính trị.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan niệm:

Nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm (lợi ích, mục đích) chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ, thông qua vận động hành lang để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình [125, tr.113].

Chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng, nhóm lợi ích, hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các cá nhân có chung một hay nhiều lợi ích hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm đạt được hoặc gia tăng lợi ích chung của họ tại một thời điểm cụ thể [72, tr.67].

Như vậy, về cơ bản, lợi ích nhóm và nhóm lợi ích là những khái niệm đề cập đến khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề: khía cạnh đối tượng và khía cạnh chủ thể của lợi ích có tổ chức. Lợi ích nhóm được dùng để đề cập đến khía cạnh đối tượng thỏa mãn những nhu cầu của ít nhất hai chủ thể trở lên. Nhóm lợi ích được dùng để chỉ ít nhất từ hai chủ thể đang cùng hoạt động theo đuổi những lợi ích chung nhất định của họ. Vì vậy, theo chúng tôi, không nên phân biệt quá mức thuật ngữ “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích”. Trong luận án này, chúng tôi dùng cả hai khái niệm này mà không phân định.

- Ở Mỹ và các nước phương Tây, lợi ích nhóm còn được gắn liền với vận động hành lang, gọi là lobby groups.

Vận động hành lang là “sự giao tiếp không chính thức với chính trị gia được bầu nhằm thiết lập nên các quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh một số quan hệ

nhất định theo hướng có lợi cho người vận động”. Xét theo khía cạnh lợi ích và đối tượng tác động, vận động hành lang được xem như là sự vận động chính sách.

Đó là sự tác động của các nhóm lợi ích nhất định trong xã hội đến các nhà hoạch định chính sách công thông qua những nhân vật trung gian. Trong xã hội dân sự, thông qua vận động hành lang, các nhà hoạch định chính sách dễ dàng nắm bắt được nhu cầu hợp pháp của các tầng lớp trong xã hội, từ đó có các hình thức quản lý xã hội và quản lý nhà nước có hiệu quả hơn. Các nhóm lợi ích có được cách tiếp cận đúng phương pháp, đúng cách thức và kịp thời thông qua việc gửi gắm tâm tư nguyện vọng cho các nhân vật quan trọng trong Chính phủ, Quốc hội qua người trung gian.

Ở Mỹ, vận động hành lang (lobby) được hiểu là sự vận động các nghị sĩ, dân biểu trong Quốc hội Mỹ ở cả Thượng viện và Hạ viện để họ đưa ra hay ủng hộ các đạo luật, các nghị quyết, các quyết định mang tính chính sách có lợi cho các “nhóm lợi ích” khác nhau. Như vậy, lobby gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích. Người Mỹ luôn quan tâm đến việc các chính trị gia đại diện cho lợi ích của họ thường lập nên các “nhóm áp lực”, vận động hành lang chính trị, ủy ban hành động công chúng (PACs), hay các nhóm lợi ích đặc biệt (SIGs). Các nhóm này tìm cách cố gắng gây ảnh hưởng đối với các chính trị gia về hầu hết mọi vấn đề. Các nhóm lợi ích, về thực chất là các phe phái chính trị tập hợp lại với nhau vì một lợi ích chung nào đó. Do đó, các nhóm lợi ích của Mỹ hết sức đa dạng, nhiều nhóm có lợi ích đối lập nhau và thậm chí mâu thuẫn với lợi ích của cả bản thân nước Mỹ. “Nhóm lợi ích” (interest groups/ pressure/ lobby/ advocacy…

groups) là mắt xích không thể thiếu trong cơ chế thực hiện và chuyển hóa quyền lực chính trị Mỹ. Đó cũng là thiết chế không chính thức nhưng rất quan trọng, giữ vai trò cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, phản ánh nhu cầu và thái độ của các cộng đồng người với Nhà nước, góp phần tham gia hoạch định chính sách và quản lý, điều hành.

2.2.1.2. Nguồn gốc hình thành lợi ích nhóm

Một là, tạo lập nhóm là một xu thế của xã hội, xuất phát từ nhu cầu chủ quan của con người. Bởi vì xã hội ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh ngày

càng cao. Để có thể thực hiện được những mục tiêu ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn thì các nhóm hình thành một cách tự nhiên là chưa đủ. Vì thế mà xuất hiện các cá nhân, thường là những người có năng lực tập hợp có uy tín… đứng ra tập hợp những người có nhu cầu chung với mình thành một nhóm.

Ngày nay, có thể thấy xã hội có bao nhiêu tổ chức hay hội, đoàn được thành lập thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích.

Trong nhóm lợi ích, mối quan hệ giữa sinh hoạt kinh tế và hoạt động nhóm là loại hoạt động trọng yếu nhất, bởi lợi ích kinh tế tác động mạnh nhất đối với hoạt động của con người. Hơn nữa, có thể coi, kinh tế hàng hóa là tiền đề khách quan đầu tiên của sự hình thành nhóm lợi ích. Nhu cầu hợp tác để cạnh tranh trong thương mại là nguồn gốc cho sự xuất hiện của nhóm lợi ích.

Nhóm lợi ích cũng xuất hiện trong sự liên kết giữa kinh tế với chính trị. Đó là khi nhóm lợi ích kinh tế tìm cách gây ảnh hưởng đến đời sống chính trị nhằm tạo ra những lợi thế như chính sách kinh tế, chế độ thuế… cho mình.

Hai là, sự hình thành lợi ích nhóm, nhóm lợi ích là một tất yếu khách quan - đặc biệt là trong xã hội có sở hữu khác nhau, giai cấp khác nhau, vị thế và quan niệm khác nhau… nhưng cùng tồn tại trong một xã hội được tổ chức thành nhà nước. Xã hội nào cũng tồn tại các nhóm người, đó là một hiện tượng khách quan.

Ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng tồn tại những nhóm người như nhóm nam hay nhóm nữ, nhóm người cao tuổi hay nhóm thanh niên, nhóm người đa số và nhóm người thiểu số… Thậm chí, có thể coi các quốc gia này hay quốc gia khác cũng chỉ là một nhóm người mà thôi. Nhóm người đó có chung những đặc điểm về sinh hoạt xã hội, nhu cầu cũng như cách thức tổ chức sinh hoạt. Trong nhóm người đó đã có biểu hiện cộng đồng lợi ích. Bởi vì họ có cùng chung tiêu chí và mục đích trong sinh hoạt nên có sự ràng buộc lẫn nhau và xu hướng tự nhiên là liên kết với nhau. Hơn nữa, mỗi cá nhân đều có những nhu cầu, mục tiêu nhất định mà để thực hiện được chúng thì cần có sự trợ giúp của các cá nhân khác. Như vậy, tập hợp theo nhóm là một thuộc tính của con người.

Ba là, sự xuất hiện của nhóm lợi ích do tác động của thể chế và có thể tác động tới thể chế, do yếu kém của pháp luật. Loại nhóm lợi ích này mang tính chất

tiêu cực, phản tiến bộ. Đó là những người có vị thế, liên kết lại với nhau thành nhóm, tìm kiếm lợi thế ở đó nhằm mưu lợi cho cá nhân mình.

2.2.1.3. Phân loại lợi ích nhóm

Xét về mục đích và tính chất, thì lợi ích nhóm có thể chia thành lợi ích nhóm tích cực (lợi ích nhóm chính đáng) và lợi ích nhóm tiêu cực (lợi ích nhóm không chính đáng). Cả hai loại này đều lấy lợi ích của xã hội, của tập thể làm điểm phân biệt để so sánh. Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích nhóm phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ của xã hội. Đó là lợi ích chính đáng, hợp pháp, không mâu thuẫn với lợi ích dân tộc quốc gia, hướng tới hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia. Lợi ích nhóm tiêu cực là lợi ích nhóm đi ngược lại với xu thế tiến bộ của xã hội, đi ngược lại hoặc phá hoại lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia. Tuy nhiên, sự phân định giữa 2 loại lợi ích nhóm này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có tác giả cũng phân loại tương tự với cách gọi tên khác đi là lợi ích nhóm chính đáng và lợi ích nhóm không chính đáng.

Có tác giả chia thành: nhóm lợi ích công, vận động cho lợi ích của một số đông hoặc toàn xã hội như bảo vệ môi trường, các công đoàn, hội nông dân... và nhóm lợi ích tư, chỉ vận động cho lợi ích cục bộ của một số rất nhỏ các thành viên (như các doanh nghiệp trong một ngành đòi bảo hộ cho mình...) [80].

Austen Smith phân loại nhóm lợi ích gồm: nhóm đại diện cho lợi ích lan tỏa (diffuse interests) và nhóm lợi ích đại diện cho lợi ích tập trung (concentrated interests). Trong đó, nhóm lợi ích lan tỏa thường là nhóm lợi ích công như môi trường, quyền phụ nữ… Đặc trưng của các nhóm lợi ích này là lợi ích có được từ vận động hành lang được chia đều cho mọi người cả ở trong nhóm và ngoài nhóm.

Đặc biệt, chi phí cho vận động hành lang lớn, thậm chí lớn hơn nhiều lần so với lợi ích thu được. Nhóm lợi ích tập trung thường là các nhóm lợi ích cho một số ít người như một hiệp hội, một ngành kinh doanh… Đặc trưng của nhóm lợi ích này là lợi ích thu được chỉ phân phối cho thành viên của nhóm và lợi ích thu được thường lớn hơn nhiều lần so với chi phí [72, tr.76].

Trên cơ sở nghiên cứu lợi ích nhóm ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu khác lại chia thành lợi ích nhóm chính thức và lợi ích nhóm phi chính thức. Lợi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)