Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân để phát triển các lợi ích nhóm đúng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 130 - 133)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG

4.1.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân để phát triển các lợi ích nhóm đúng

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.

Trong phần phương hướng, nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội XII khẳng định, cần “Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm” [30, tr.202].

Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định thành công của công tác phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực.Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò tiên phong trong đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm. Là lực lượng có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống chính trị, Đảng cần phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, để Đảng thực sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh chống lợi ích nhóm tiêu cực, Đảng cần tiến hành những bước đi cụ thể như: 1/ cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ để phòng ngừa lợi ích nhóm tiêu cực. Đây là

nguyên tắc “xương sống” của Đảng. Để phòng ngừa lợi ích nhóm tiêu cực lợi dụng nguyên tắc này thao túng các quyết sách, quyết định của Đảng dưới danh nghĩa tập thể nhưng thực chất là làm lợi cho nhóm, cần cụ thể hóa các mặt của tập trung và dân chủ để xây dựng và ban hành quy định nhằm ngăn chặn nguy cơ lợi ích nhóm tiêu cực nảy sinh từ dân chủ hoặc từ tập trung hoặc sự kết hợp của cả hai mặt này. Cần quy định rõ những vấn đề tập thể chịu trách nhiệm và những vấn đề cá nhân chịu trách nhiệm trong thực hiện nguyên tắc này; 2/ quy định về phòng chống đặc quyền, đặc lợi trong Đảng. Đặc quyền, đặc lợi cũng chính là lợi ích nhóm tiêu cực của cán bộ, đảng viên giữ các cương vị chủ chốt nhưng bị tha hóa. Nó cũng là một nguy cơ gây nên sự sụp đổ của đảng cầm quyền nếu hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi sống trên và cách biệt với những đảng viên chân chính và người lao động. Việc một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền lợi dụng quyền lực để có những lợi ích đặc biệt đòi hỏi Đảng ta phải kiên quyết chống, hạn chế tối đa sự phát triển của hiện tượng này, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Hai là, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Với Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên, trong văn bản chính thức của Đảng, chúng ta mới xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây chính là cơ sở để Nhà nước ta giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích, hướng đến số đông, chứ không vì thiểu số.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là công cụ để kiểm soát lợi ích nhóm tiêu cực, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, lợi ích của xã hội, nhất là lợi ích của nhân dân.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, không ngừng tăng cường và đổi mới công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời, thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh, minh bạch, mới tạo cơ sở cho lợi ích nhóm hoạt động hiệu quả, tích cực; không để lợi ích nhóm tiêu cực “hoành hành”.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Việc tạo môi trường dân chủ sẽ lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia vào đời sống chính trị - xã hội và củng cố, bảo vệ lợi ích cộng đồng. Xã hội dân chủ được hình thành và phát triển sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội hỗ trợ, phối hợp với Nhà nước thực hiện những chức năng xã hội mà Nhà nước không làm được hoặc thực hiện không có hiệu quả. Mặt khác, nó lại phản biện, giám sát nhà nước, hạn chế sự lạm quyền, chuyên quyền của các cơ quan và công chức nhà nước. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của lợi ích nhóm, giúp các nhóm khác nhau trong các tầng lớp dân cư có thể đóng góp xây dựng chủ trương, chính sách; cũng như hạn chế tính tiêu cực của lợi ích nhóm, tạo công bằng cho các nhóm, không để nhóm lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân chi phối…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)