CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
1.1.2. Những nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp ở trong nước
Tư vấn hướng nghiệp (tư vấn chọn nghề) được hiểu là hệ thống biện pháp tâm lý – giáo dục và y học nhằm phát hiện và đánh giá nhân cách của học sinh, giúp các em chọn nghề một cách khoa học. Tƣ vấn chọn nghề là việc đối chiếu yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động với hứng thú, khuynh hướng và năng lực của học sinh, rồi cho các em lời khuyên nên chọn nghề nào phù hợp (Đặng Danh Ánh, 2005). Người học sinh phải tìm hiểu, đánh giá đúng các đặc điểm nhân cách của bản thân như: xu hướng nghề nghiệp (bao gồm nguyện vọng, hứng thú, động cơ), năng lực (khả năng) phù hợp nghề, tính cách. Người học sinh phải có nhận thức về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, của đất nước, nhu cầu nhân lực của các ngành nghề trong xã hội, từ đó xác định sự phù hợp nghề [2].
Để giúp cá nhân dễ dàng hiểu mình và lựa chọn đƣợc nghề phù hợp, nhóm tác giả Hoàng Kiện, Nguyễn Thế Trường, Phạm Tất Dong [8, tr50], cho rằng tư vấn hướng nghiệp là phải giúp học sinh tìm được “Miền chọn nghề tối ưu”. Khi chọn nghề, học sinh phải trả lời đƣợc ba câu hỏi: Tôi thích làm nghề gì? (hứng thú), Tôi có thể làm nghề gì? (năng lực), Tôi cần phải làm nghề gì? (yêu cầu xã hội, thị trường lao động đối với nghề). Đó chính là “Miền chọn nghề tối ưu” (biểu đồ 1.1).
Tôi có thể (năng lực)
Tôi cần phải (nhu cầu xã hội) Tôi thích
(hứng thú)
Miền nănglựccủa nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã
hội
Miền chọn nghề tối ưu
Miền hứngthú của cá nhân phù hợp với xã hội
Biểu đồ 1.1: Miền chọn nghề tối ưu
Hứng thú, năng lực của cá nhân là những đặc điểm của nhân cách, đây là những yếu tố cơ bản để chỉ ra sự cần thiết của mỗi cá nhân với yêu cầu của một nghề nào đó. Song, để tìm đƣợc một nghề phù hợp thật sự, thì chỉ ba yếu tố đó là
chƣa đủ, nhà tƣ vấn cần phải tính đến những đặc điểm khác của nhân cách nhƣ lý tưởng, định hướng giá trị, tính cách, nhận thức … của cá nhân, bên cạnh đó yêu cầu của nghề với tình trạng sức khỏe của cá nhân, điều kiện gia đình… cũng cần đƣợc xem xét.
Cùng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm nhân cách cá nhân trong tư vấn hướng nghiệp, song Nguyễn Đức Trí (2005) chú ý đến việc xây dựng nhân cách nghề nghiệp. Nhân cách nghề nghiệp bao gồm 4 cấu trúc nhỏ bên trong, đó là (1) xu hướng nghề nghiệp (2), năng lực nghề nghiệp (3), những đặc điểm của quá trình nhận thức, tính cách (4), những đặc điểm về khí chất, giới tính, lứa tuổi, bệnh tật là đặc điểm chịu sự chế ƣớc sinh học. Bốn cấu trúc trên đóng vai trò quan trong khi hướng dẫn chọn nghề, khi tuyển dụng lao động [81].
Một cách tiếp cận mới trong hướng nghiên cứu về đặc điểm nhân cách, nhƣng ở góc độ kết hợp Tâm lý học và Giáo dục học, tác giả Trần Khánh Đức (2010) đã xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp có tính đến vấn đề công nghệ đào tạo và phân hóa các giai đoạn phát triển nghề trong quá trình vận động và phát triển của nhân cách nghề thích ứng với từng giai đoạn đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục liên tục [23, tr191]. Theo tác giả, đây là cách tiếp cận theo quan điểm nhân cách phát triển và giáo dục suốt đời, do vậy mô hình nhân cách thích ứng với các giai đoạn: Tiền nghề nghiệp, đào tạo nghề và giai đoạn thích ứng phát triển nghề. Quá trình phát triển nhân cách qua các giai đoạn này là quá trình hoàn thiện dần các đặc trƣng cấu trúc nhân cách bằng việc hình thành những đặc trƣng mới, bổ sung thêm vào những đặc trƣng đã có hoặc phát triển chúng đến trình độ cao hơn.
Tóm lại, hướng nghiên cứu về đặc điểm nhân cách cá nhân được quan tâm ngay từ những năm đầu khi khoa học tư vấn hướng nghiệp ra đời, đến nay vẫn được đông đảo các nhà tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu.
Trong quá trình tư vấn, người tư vấn hướng nghiệp trợ giúp người được tư vấn tìm hiểu về những đặc điểm nhân cách cá nhân, đối chiếu với những đặc điểm, yêu cầu của nghề và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động rồi lựa chọn lấy một nghề phù hợp với mình. Dựa trên lý thuyết đặc điểm nhân cách, chúng tôi xác định cơ sở lý luận của đề tài, theo đó, trong hoạt động TVHN cho học sinh THPT đƣợc thiết lập bởi các nội dung tƣ vấn nhƣ: TV cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề, TV cho học sinh nâng cao nhận thức về thị trường lao động phù hợp với nghề và TV cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề. Trong quá
trình tư vấn, người tư vấn nâng cao nhận thức của học sinh về ba thành tố kể trên, từ đó họ có hành vi tự lựa chọn đƣợc nghề phù hợp.
1.1.2.2. Hướng nghiên cứu sử dụng công cụ trắc nghiệm
Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý, bảng kiểm, bảng tự đánh giá cá nhân… nhƣ là những công cụ đắc lực cho tư vấn hướng nghiệp đã được các nhà tư vấn hướng nghiệp quan tâm từ lâu. Nhà tâm lý học Mĩ F.Parsons đã dùng test và anket để nghiên cứu năng lực học sinh nhằm mục đích hướng nghiệp, F.Galton (Anh) đã dùng test chẩn đoán nhân cách để phục vụ cho việc tƣ vấn nghề.
Ở Việt Nam, đây không phải là hướng nghiên cứu chính thống, song nó như
“mốt”, phong trào trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các trang web của Việt Nam về TVHN đều có sự hướng dẫn làm các trắc nghiệm để tìm hiểu xem mình có phù hợp với nghề nào trong thế giới nghề nghiệp. Trong thực tế công tác, các nhà tƣ vấn hướng nghiệp cũng nhận thấy các em đều hứng thú với việc được làm các bài trắc nghiệm đánh giá hướng nghiệp để tìm hiểu xem mình là người như thế nào, có điểm mạnh điểm yếu nào và phù hợp với ngành, nghề nào trong thế giới nghề nghiệp.
Việc sử dụng trắc nghiệm khách quan có thể giúp người được tư vấn biết đƣợc về cơ bản cá nhân có hợp (hay không hợp) với nghề định chọn. Kết quả trắc nghiệp là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp, góp phần hỗ trợ cho học sinh tự hiểu mình một cách khách quan hơn, từ đó biết chọn học ngành nghề nào cho phù hợp, đồng thời tránh chọn lầm nghề. Một số trắc nghiệm đƣợc các nhân viên TVHN khuyên dùng là IQ test (chỉ số trí tuệ - Intelligence Quotient), EQ test (đo chỉ số cảm xúc - Emotion Quotient), AQ test (đo chỉ số vượt khó - Adversity Quotient), CQ test (đo chỉ số sáng tạo – Creation Quotient)... Cùng với các trắc nghiệm chuyên biệt nhƣ: Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu nhân cách của H.J.Eysenck, trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của J.C.Raven, trắc nghiệm đánh giá trí tuệ tổng quát của David Wechsler, V.P. Zakharov với trắc nghiệm giao tiếp, M. Luscher với phương pháp nghiên cứu nhân cách, A.E.Golomstoc nghiên cứu hứng thú học sinh bằng angket, E.A.Klimop với “Bản xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá”, John Holland với trắc nghiệm RIASEC...
Theo các nhà tư vấn tâm lý, việc sử dụng trắc nghiệm trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT đƣợc xem nhƣ là một công cụ hỗ trợ và tạo tính thuyết phục cao hơn trong công tác hướng nghiệp, giúp các em tìm hiểu và khám phá bản thân một cách kỹ lƣỡng hơn. Tuy trắc nghiệm có rất nhiều ƣu điểm và hiệu quả cao, nhƣng cũng không thể coi đó là một nhân tố duy nhất và quan trọng nhất trong tƣ
vấn hướng nghiệp cho học sinh. Việc tư vấn hướng nghiệp còn phải tính đến rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh cá nhân, gia đình, môi trường sống, điểm số học tập trên lớp, điểm chuẩn của các trường đại học…
1.1.2.3. Hướng nghiên cứu về giá trị của nghề
Khi nghiên cứu hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở học sinh THPT, nhà tư vấn tâm lý Dương Diệu Hoa nhận thấy, nếu cho rằng công tác hướng nghiệp là chủ yếu hướng tới việc định hướng chọn nghề trong tương lai của thanh niên, thì chưa đúng với chức năng của hướng nghiệp. Trong thực tế, “Hướng nghiệp là làm cho cá nhân nhận ra chân giá trị của nghề và tìm thấy hạnh phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đó”. Hướng nghiệp là làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm lẽ sống chứ không phải là phương tiện kiếm sống [36]. Khi cá nhân hiểu được giá trị nghề để cống hiến thì những động cơ khác nhƣ chọn nghề vì dễ xin việc làm, thu nhập cao, nghề danh giá… sẽ không phải là cơ bản. Do vậy, tư vấn hướng nghiệp không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà sâu xa hơn, đó là những giá trị nhân văn vì sự phát triển bền vững của xã hội.
Trong một dự thảo về khung giáo dục hướng nghiệp đƣợc đăng tải trên mạng Internet [72], do Ths. Nguyễn Ngọc Tài (Viện Nghiên cứu giáo dục làm chủ nhiệm) cũng đồng quan điểm khi nhận định rằng: Người được hướng nghiệp cũng phải biết đến giá trị nghề, “Giá trị nghề sẽ có nguy cơ bị bôi bẩn hoặc có triển vọng được thăng hoa khi bản thân người hành nghề đã lấy nghề đó làm phương tiện để thực hiện mục đích gì, với động cơ gì”. Mỗi người trước khi chọn nghề nào đó, ngoài việc xác định nó phù hợp với ta không, để xét xem tương lai ta có triển vọng trong nghề đó không, còn phải tính đến việc ta đóng góp gì cho nghề đó và sự đóng góp của ta có vì xã hội không?
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhận thức của đa phần người dân (học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà tuyển dụng…) luôn ƣu ái việc học đại học, chọn ngành nào dễ xin việc, có thu nhập cao hay “danh giá” ..., thì quan điểm của các nhà tâm lý giáo dục trên vô cùng có giá trị. Trong quá trình này, học sinh THPT phải có thời gian tìm hiểu và những trải nghiệm cảm xúc với những nghề trong xã hội, do vậy công việc này tốn khá nhiều thời gian nhƣng kết quả đạt đƣợc sẽ bền vững và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
1.1.2.4. Hướng nghiên cứu về công tác đào tạo nhà tư vấn hướng nghiệp Từ thực tế kết quả nghiên cứu, ý kiến của người quản lý của Bộ giáo dục và đào tạo cho thấy việc đào tạo người làm tư vấn hướng nghiệp một cách chuyên
nghiệp là rất cấp bách, cần thiết và cần có những hành động cụ thể. Bàn về lĩnh vực đào tạo nhà tư vấn hướng nghiệp, những khía cạnh được xem xét đó là việc đào tạo để cấp bằng hoặc chứng chỉ đối với nhà tƣ vấn, công việc thực hành, hội thảo chuyên môn, viết giáo trình về lĩnh vực này.
Đào tạo sinh viên trở thành nhà tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp ra đời đầu tiên ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nhiều nước phát triển trên thế giới có những thành tựu đánh kể trong lĩnh vực này nhƣng ở Việt Nam mới bắt đầu từ năm 1975, song công việc đào tạo các nhà TVHN chưa được tính đến. Trước thực tế đó, nhiều trường Đại học lớn đã vào cuộc.
Năm 2006, trường đại học sư phạm Hà Nội đã hợp tác với đại học St.John’s Hoa kỳ, năm 2008 trường đại học sư phạm Hà Nội phối hợp với UNICEF và đại học St.John’s tổ chức khóa đào tạo giảng viên nguồn và giám sát viên ngành Tâm lý học trường học đầu tiên, ngoài ra nhiều hội thảo và các đợt làm việc ngắn hạn. Cùng với hoạt động đó, việc triển khai mở mã ngành đào tạo cử nhân tâm lý trường học tại trường đại học sư phạm từ năm 2003 và năm 2008- 2009 chính thức mở khóa đào tạo đầu tiên trình độ cử nhân [dẫn theo 85, tr316]. Trường Đại học giáo dục (thuộc đại học Quốc Gia), từ năm 2008 thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ tâm lý học và thực hành hướng nghiệp. Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành chuyên gia TVHN có khả năng hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, quản lý nhân lực, tƣ vấn tuyển dụng. Bên cạnh đó việc hợp tác đào tạo, một số trường chủ động xây dựng chương trình đào tạo cán bộ tư vấn học đường. Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008, tâm lý học hướng nghiệp bắt đầu được giảng dạy [dẫn theo 85, tr461].
Công tác tập huấn chuyên môn để đáp ứng nhu cầu TVHN trong các trường học hoặc nâng cao trình độ và hướng tới các giáo viên bộ môn nhằm lồng ghép vào môn học cơ bản trong chương trình phổ thông.
Nhiều sinh viên, cán bộ đƣợc đào tạo bài bản về tâm lý học, có nguyện vọng làm việc trong lĩnh vực TVHN nên được các tổ chức trong và ngoài nước tập huấn về TVHN đặc biệt là kỹ năng thực hành để thực hiện công tác này trong các trường học. Chẳng hạn như trường đại hoc Sư phạm Hà Nội hợp tác với các nhà chuyên môn và tổ chức có kinh nghiệm và tiềm lực khoa học về lĩnh vực này, từ năm 2004
– 2007 tổ chức đƣợc 5 khóa tập huấn nghiệp vụ trong đó có nội dung kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho học sinh. Qua những khóa tập huấn này góp phần nâng cao năng lực tƣ vấn và kỹ năng thực hành cho đội ngũ làm tƣ vấn hiện nay. Ngoài ra, những giáo viên bộ môn trong các trường học cũng được xem là những nhà TVHN cho học sinh thông qua bài giảng của mình, với quan niệm nhƣ vậy, họ cũng cần đƣợc tập huấn TVHN.
Hoạt động thực hành, thực tập có giám sát của sinh viên đƣợc xem là yêu cầu bắt buộc trước khi trở thành nhà TVHN. Hiện nay, hầu hết sinh viên được đào tạo về TVHN được thực tập tại các trường THPT. Họ được thực tập trong các phòng có các tên gọi khác nhau ví dụ nhƣ Phòng tham vấn tâm lý hay Phòng tƣ vấn tâm lý và hướng nghiệp ở trường THPT. Ngoài ra họ cũng được thực tập tại các trung tâm tư vấn tâm lý khác ngoài nhà trường.
Nhìn vậy, công tác đào tạo nhà tư vấn hướng nghiệp tại Việt Nam bước đầu đƣợc thực hiện. Song song với công việc này, hoạt động tập huấn chuyên môn và thực hành thực tập có giám sát đƣợc triển khai nhằm đƣa TVHN thành hoạt động chuyên nghiệp hơn.
Tóm lại, với các hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học Việt Nam nhận thấy TVHN là một lĩnh vực khoa học ứng dụng mới và cần thiết đối với học sinh THPT. Các hướng nghiên cứu về TVHN nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết và thực hành của lĩnh vực này trong cuộc sống. Trong khi TVHN còn “non trẻ” trong đời sống của người Việt, lĩnh vực này cần có cơ sở lý thuyết chắc chắn và những người thực hành chuyên môn một cách thành thục. Do vậy, khi nghiên cứu về TVHN cho học sinh THPT, chúng tôi nhận thấy cơ sở lý thuyết của hoạt động này ở góc độ đặc điểm nhân cách cá nhân phù hợp với nghề là chủ yếu và cần thiết.
Bên cạnh đó cần tính đến cách tiếp cận của các hướng nghiên cứu khác như bổ sung cho hoạt động này có hiệu quả trong thực tiễn.