CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.2.3. Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
1.2.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Trong quá trình TVHN cho học sinh trung học phổ thông, người được tư vấn có thể là học sinh THPT, cha mẹ có con đang học bậc học này, giáo viên. Trong luận án, chúng tôi chỉ tập trung vào đối tƣợng đƣợc tƣ vấn là học sinh lớp 12 ở các trường THPT (sau đây gọi là học sinh).
Học sinh trung học phổ thông (THPT) là những người hiện đang theo học tại các trường THPT, theo chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, có độ tuổi từ 16 đến 18.
Theo các tác giả của hướng nghiên cứu về đặc điểm nhân cách cá nhân phù hợp với nghề, trong hoạt động TVHN học sinh phải tìm hiểu, đánh giá đúng các đặc điểm nhân cách của bản thân như: xu hướng nghề nghiệp (bao gồm nguyện vọng,
hứng thú, động cơ), năng lực (khả năng), tính cách phù hợp nghề. Người học sinh phải có nhận thức về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu nhân lực của các ngành nghề trong xã hội, từ đó xác định sự phù hợp nghề [2], [8], [81], [105]. Do vậy, xét trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, chúng tôi quan tâm đến một số biểu hiện tâm lý của học sinh nhƣ:
Nhận thức về thế giới nghề nghiệp và đặc điểm, yêu cầu nghề; hiểu biết về nhu cầu nhân lực của các nghề trong xã hội; hiểu biết tâm lý bản thân: xu hướng, năng lực, tính cách phù hợp với nghề.
- Nhận thức về nghề
Theo tác giả E.A.Klimov thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”. Bất cứ nghề nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, truyền thông, hiệu quả do nghề mang lại. Hoạt động trong bất kỳ nghề nào, mỗi cá nhân phải tiêu tốn một lƣợng vật chất (thể xác) và tinh thần (tâm lý) nhất định [50, tr14 – 15].
Nhận thức nghề là quá trình phản ánh các đặc trƣng cơ bản của nghề, những biểu hiện định giá của xã hội trong những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cụ thể với giá trị của nghề và những đặc điểm phát triển tâm lý, sinh lý của những con người làm việc trong nghề đó [40]. Nhận thức về nghề còn bao gồm một sự hiểu biết về công việc, yêu cầu nghề và trình độ giáo dục và đào tạo để đáp ứng những yêu cầu nghề đó. Những hiểu biết này có thể từ những thông tin đƣợc công bố, thông tin từ internet, thông tin nghe nhìn, kinh nghiệm cá nhân, thực hành, thực tập và kinh nghiệm làm việc (Pietrofesa & Splete, 1973).
Tác giả Lê Đức Phúc (1984) cho rằng, để có hành vi chọn nghề phù hợp, học sinh đƣợc tƣ vấn để có nhận thức thông tin chính xác, đầy đủ về: (1) Các ngành nghề trong xã hội và địa phương trong điều kiện, khả năng hiện nay; (2) Đặc điểm của nghề hoặc một số nghề sẽ chọn (đặc điểm của nghề, nhiệm vụ công việc cụ thể của những người làm nghề này; sản phẩm chủ yếu của nghề; những nơi làm việc của nghề...); (3) Những yêu cầu của nghề: về trình độ chuyên môn, về sức khỏe, đặc điểm tâm lý [15, tr112 - 131].
- Hiểu biết nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với nghề
Học sinh có hiểu biết rõ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và địa phương để từ đó biết được số lượng nguồn nhân lực cần đào tạo cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Bên cạnh đó còn nhận thức được nhu cầu việc làm ở địa bàn khác nhau và với các nghề khác nhau trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, học sinh còn thấy đƣợc những đòi hỏi ở nhà tuyển dụng về trình độ chuyên môn, năng lực, thái độ đạo đức… ở người lao động. Những thông tin này giúp cho học sinh soi dọi vào nghề mình định chọn có khả năng xin việc làm sau khi học nghề xong hay không, những thông tin này học sinh biết được qua phương tiện thông tin đại chúng hay thông qua sự trợ giúp của người tư vấn hướng nghiệp.
- Hiểu biết về tâm lý bản thân phù hợp với nghề
Một số đặc điểm tâm lý bản thân xét trong sự phù hợp nghề trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp được xem xét ở một số đặc điểm nhân nhân cách như: xu hướng, năng lực, tính cách cá nhân phù hợp với nghề.
+ Xu hướng nghề của học sinh. Đứng trước thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, các em có thể hướng hoạt động của mình vào một nghề và thúc đẩy hoạt động nhằm từng bước thực hiện nghề đó. Theo Rubunstein, “Vấn đề xu hướng trước hết trả lời câu hỏi về khuynh hướng thúc đẩy như là động cơ quy định hoạt động của con người” [dẫn theo 32, tr316]. Việc hướng hoạt động của mình vào nghề gì, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển nhận thức và tình cảm đối với nghề đó. Xu hướng nghề có thể thay đổi và điều chỉnh phụ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh và hiệu quả của TVHN. Xu hướng nghề tập trung ở động cơ chọn nghề và hứng thú với nghề.
Động cơ chọn nghề. Động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng của nó [20, tr182]. Động cơ chọn nghề là những biểu hiện tâm lý có sức mạnh thúc đẩy con người làm việc [17, tr64]. Động cơ chọn nghề là trả lời câu hỏi bạn sẽ làm nghề gì? Vì sao bạn chọn nghề đó? Mỗi người chọn nghề có hệ thống động cơ riêng và có động cơ giữ vai trò chủ đạo, chi phối các động cơ khác. Vai trò của các động cơ trong hệ thống thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sống cụ thể cũng nhƣ vào các hoạt động sống cụ thể của mỗi người. Do vậy, mỗi học sinh chọn nghề sẽ có động cơ
riêng. Một động cơ có khả năng thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn động cơ đó, về mặt chủ quan, bao giờ cũng gắn với trải nghiệm cảm xúc dương tính của chủ thể. Đƣợc làm việc đúng với mong muốn, nguyện vọng chính đáng, sẽ tạo động lực cho cá nhân thành công trong công việc.
Hứng thú là sự mong muốn nhận thức một sự vật, một hiện tƣợng hoặc một lĩnh vực hoạt động mà cá nhân thấy hấp dẫn và bị lôi cuốn vào đó [6, tr95]. Hứng thú nghề là thái độ có lựa chọn của học sinh đối với một số dạng hoạt động lao động nhất định, một số nghề nhất định mà mình cảm thấy hấp dẫn và tập trung vào dạng lao động ấy, nghề ấy. Có nhiều người, khi còn nhỏ đã cảm thấy bị hấp dẫn bởi một vài nghề nào đó do có ấn tƣợng tốt với một số đặc điểm của nghề đó. Họ quan tâm đến nghề, tìm hiểu về nó nhiều hơn, tìm cách va chạm với nó, qua đó hứng thú có thể đƣợc củng cố và phát triển nhƣng cũng có thế hứng thú sẽ mất đi [87]. Hứng thú có thể biểu hiện đối với một số hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. Hứng thú với môn học thường có mối liên hệ chặt chẽ với việc chọn nghề. Ví dụ, người yêu môn toán, vật lý có thể chọn nghề chế tạo máy hay công nghệ thông tin. Vì vậy, mỗi khi chọn nghề, học sinh thường suy nghĩ đến việc nghề đó có liên quan gì đến hứng thú học tập của bản thân hay không. Học sinh hiểu đƣợc mình hứng thú với nghề nào và khi chọn đƣợc nghề thật sự yêu thích sẽ là hạt nhân đầu tiên tạo nên sự phù hợp nghề.
+ Năng lực là tổng hợp các thuộc tính tâm lý của nhân cách giúp cho con người lĩnh hội một hoạt động nào đó được dễ dàng và tiến hành hoạt động đó đạt kết quả cao. Năng lực nghề nghiệp là những thuộc tính tâm lý giúp cho con người lĩnh hội kiến thức nghề một cách nhanh chóng và rất thành công trong quá trình hành nghề [6, tr96]. Bất kỳ một hoạt động nào cũng đều đòi hỏi phải có một tập hợp những năng lực nhất định. Học sinh nhận thức đƣợc năng lực chung cho tất cả hay nhiều nghề và năng lực chuyên biệt cần thiết cho từng nghề riêng biệt hoặc cho một phạm vi nghề tương đối hẹp. Việc học tập trong nhà trường giúp cho học sinh hiểu biết về năng lực ở bộ môn nào đó, có thể là tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, tuy nhiên, sự định hướng đó hết sức rộng rãi, chưa khẳng định được là học sinh đó hợp với ngành, nghề nào. Khi học sinh đƣợc TVHN, các em sẽ tự phát hiện ra mình có khả năng trong một lĩnh vực nào đó. Năng lực chỉ đƣợc hình thành thông qua hoạt động
học tập, lao động và trong quá trình làm việc, năng lực tiếp tục phát triển và thể hiện.
F.Parson đã nhấn mạnh: “Một nghề nghiệp lựa chọn không phù hợp với năng lực của người lao động là một nghề nghiệp không hiệu quả, không có động lực, không có sự thích thú khi làm việc và cũng là nghề nghiệp có thu nhập thấp; trong khi một nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường thường khuyến khích người ta làm việc, yêu công việc, có giá trị kinh tế cao, làm ra các sản phẩm có chất lượng, các dịch vụ có hiệu quả và thu nhập cao” [dẫn theo 19, tr51].
+ Tính cách của học sinh có phù hợp với nghề, tính cách bao gồm những nét riêng biệt của cá nhân đảm bảo cho họ khi thực hành nghề có hiệu quả. Ví dụ, những người có tính kiên trì, cẩn thận có thể làm nghề kế toán. Tuy nhiên, những nét tính cách có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với nghề nếu cá nhân đó có đam mê cháy bỏng và có năng lực thực sự với nghề.
Khi học sinh nhận thức đƣợc về nghề, hiểu biết về tâm lý bản thân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, khi đó học sinh sẽ tìm ra sự phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề là mối quan hệ tương xứng lẫn nhau giữa một bên là các yêu cầu của nghề và bên kia là các phẩm chất tâm sinh lý của con người [6, tr92]. Học sinh không dễ dàng tìm ra được sự phù hợp nghề mà cần có sự trợ giúp của người khác, người có chuyên môn, kinh nghiệm đó chính là người TVHN.
Tuy nhiên, lựa chọn nghề để học hay để làm việc là một trong những việc quan trọng nhất của học sinh lúc này. Bởi lẽ, một học sinh, hoạt động học tập sẽ là hoạt động chủ đạo tạo ra sự phát triển các quá trình nhận thức và các đặc điểm của nhân cách. Khi rời khỏi nhà trường phổ thông, phía trước các em là con đường khác, nơi đó có nhiệm vụ hoàn toàn mới, các em phải độc lập và thực hiện nhiều công việc của người trưởng thành đó là có nghề nghiệp và việc làm. Do đó, việc chọn nghề phù hợp là vô cùng quan trong đối với học sinh. Công việc này vừa mang tính lãng mạn để hiện thực hóa những ƣớc mơ của các em, song, nó cũng là thử thách và khó khăn khi các em không hình dung nổi phía trước của mình là gì.
Các em đã chuẩn bị đƣợc gì cho hành trình tiếp theo và giả sử, nếu nhƣ không trúng tuyển vào một trường nào đó, có phải là địa ngục hẳn không?
Theo Erikson (1963), sự lựa chọn nghề nghiệp và cam kết theo một nghề là một tác động cơ bản trong giai đoạn này. Một số khó khăn liên quan đến lựa chọn nghề đó là: sự thay đổi của thị trường lao động và đặc điểm cá nhân, Erikson gợi ý
rằng nghề đặt ra mối đe dọa với cá nhân, như là một kết quả, một vài người tránh việc quyết định chọn nghề. Nhiều thanh thiếu niên gặp khó khăn khi quyết định hoặc đặt niềm tin ở sự trợ giúp ở nhà tâm lý để khám phá nghề và lựa chọn nghề [105, tr473].
+ Khó khăn trong tiếp cận thông tin về nghề và thế giới nghề, trong việc tìm hiểu bản thân, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Thể hiện (1) Học sinh thiếu hoặc không tiếp cận với thông tin về thế giới nghề nghiệp, về tương lai, triển vọng của nghề. Học sinh cũng không có thông tin đầy đủ về nghề định chọn, những yêu cầu về tâm lý, sinh lý và chuyên môn bằng cấp để làm tốt nghề đó; (2) Học sinh không biết mình thích nghề gì và không có hứng thú gì đặc biệt với nghề nào, hay thích do ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài là do thần tượng, do bạn bè, do sự hào nhoáng của nghề. Học sinh không biết rõ mình có khả năng về ngành/ nghề nào, mình phù hợp với nghề nào…; (3) Học sinh thiếu thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động của nhà nước, địa phương với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh chƣa đƣợc trợ giúp hoặc thiếu sự trợ giúp chuyên sâu để bản thân có thông tin đầy đủ trước khi quyết định một nghề nào đó. So sánh với tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonop, học sinh chƣa nắm vững cả ba cạnh trên thì điều đó sẽ rất khó khăn để đi đến một quyết định đúng đắn về nghề. Do đó, học sinh rất cần sự tƣ vấn hướng nghiệp một cách chuyên nghiệp để trợ giúp các em trong việc chọn nghề, chọn trường để học.
+ Khó khăn liên quan đến quyết định chọn nghề. Khó khăn này liên quan mật thiết với khó khăn kể trên, bởi lẽ khi nhận thức không đầy đủ hoặc không đúng đắn sẽ làm cho người ta khó tự tin khi hành động, điều này thể hiện ở các khía cạnh nhƣ: Ngay trong học sinh có sự mâu thuẫn giữa nghề học sinh thích (hứng thú) với khả năng (năng lực) thực tế của các em. Hay giữa nghề học sinh thích với tính cách của học sinh hoặc giữa cái học sinh thích, có khả năng và phù hợp với tính cách nhƣng điều kiện sức khỏe lại không cho phép… Những điều này làm cho học sinh không biết quyết định chọn nghề của mình là có đúng đắn không và những mâu thuẫn đó có thể hóa giải đƣợc không. Những khó khăn này, nếu đƣợc trợ giúp kịp thời sẽ là động lực để các em cố gắng trong học tập và cũng nhƣ khi chọn một nghề nào đó để làm.
Cũng liên quan đến khó khăn trong việc quyết định chọn nghề, học sinh nhiều khi phải đấu tranh giữa cái mình thích với mong muốn của người lớn trong gia đình hay hoàn cảnh gia đình. Sự mâu thuẫn không đƣợc giải quyết, buộc học
sinh phải tự chọn hoặc chọn nghề theo ý người lớn. Dù theo khía cạnh nào cũng làm cho học sinh bất an khi chọn nghề, khi đƣợc trợ giúp kịp thời, học sinh sẽ hoàn toàn yên tâm với quyết định chọn nghề của mình.
Khi quyết định chọn một nghề nào đó, điều học sinh và gia đình các em lo lắng nhất là nghề đó có xin được việc khi ra trường hay không. Do đó, có mâu thuẫn giữa nghề học sinh cho rằng phù hợp với bản thân nhƣng lại sợ khó xin việc khi ra trường. Những điều lo lắng này sẽ được hóa giải khi có sự trợ giúp của nhân viên tư vấn, học sinh sẽ biết được nghề mình chọn có tương lai như thế nào trong xã hội đang phát triển.
1.2.3.2. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT
Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu về khái niệm này chƣa nhiều. Chúng tôi xin tập hợp một số quan điểm về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh để làm rõ nội hàm của nó.
Nhóm tác giả Đoàn Chi, Phạm Tất Dong, Nguyễn Thế Trường (1996) cho rằng: “Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của học sinh, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho các em những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề”. Mục đích của công tác tư vấn hướng nghiệp là giúp cho học sinh “tìm ra mình”, chú ý tới những nhân tố chủ quan và khách quan khi chọn nghề, tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa năng khiếu, năng lực của cá nhân trong thời gian học nghề cũng như trong bước đường hoạt động nghề trong tương lai [9, tr45].
Theo tác giả Đặng Danh Ánh: “Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục – y học nhằm phát hiện và đánh giá toàn diện năng lực của thanh thiếu niên với mục đích giúp họ chọn nghề trên cơ sở khoa học”. Kết quả của tư vấn hướng nghiệp là giới thiệu cho học sinh chọn được một nghề phù hợp với nguyện vọng, năng lực của cá nhân và nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế [6, tr131].
Từ những định nghĩa nêu trên cho thấy, các tác giả đã nhấn mạnh đến ba khía cạnh nhƣ: đặc điểm, yêu cầu nghề; thị trường lao động; đặc điểm tâm lý cá