Tƣ vấn nâng cao nhận thức cho học sinh về nghề

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 91 - 122)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. THỰC TRẠNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1.1. Tƣ vấn nâng cao nhận thức cho học sinh về nghề

3.1.1.1. Thực trạng tư vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh trung học phổ thông

Trước khi xem xét thực trạng người tư vấn đã tư vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn, chúng tôi quan tâm tới đánh giá của họ về mức độ cần thiết của công việc họ đang làm – tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.

Từ số liệu nghiên cứu trên giáo viên đã TVHN cho học sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy, gần như toàn bộ những người được hỏi đều cho rằng, hoạt động TVHN là “rất cần thiết” (96,4%), chỉ có 3,6% cho rằng hoạt động này “bình thường” và không có ai cho rằng đó là hoạt động “không cần thiết”.

Biều đồ 3.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của TVHN

Những ý kiến phỏng vấn sâu trên giáo viên làm công tác hướng nghiệp cũng nhận định, hoạt động tư vấn hướng nghiệp rất cần thiết với học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng. Một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 trường NBK cho biết: “Thực gia đối với học sinh lớp 12 việc học là quan trọng rồi, nhưng việc hướng nghiệp của con còn quan trọng hơn. Nếu học sinh biết lực học của mình, các em sẽ đi vào những trường phù hợp. Ví dụ như là khối chuyên thường thi vào các trường thuộc tốp cao. Thường để các em đỗ được đại học và ham học thì phải hướng nghiệp…” (N.Th.T.T, nữ 43 tuổi, giáo viên).

Có thể nói rằng, TVHN đã đƣợc phần lớn giáo viên nhận thức rằng đó là hoạt động rất cần thiết và rất quan trọng, điều này đƣợc xem nhƣ điều kiện thuận lợi để triển khai công tác TVHN trong trường THPT.

- Tư vấn cho học sinh về nghề nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về hệ thống các ngành nghề trong xã hội, đặc điểm và yêu cầu của từng nghề, những thông tin liên quan đến khối ngành, nơi đào tạo, giá trị xã hội và thách thức của nghề với người lao động... Trong hoạt động TVHN cho học sinh THPT, đây là một khía cạnh tâm lý quan trọng, đòi hỏi người làm TVHN phải hiểu đúng và đầy đủ các nội dung thông tin từ đó họ có thể tƣ vấn cho học sinh có nhận thức đúng và đầy đủ về nghề.

Kết quả nghiên cứu trên giáo viên và nhân viên TVHN về sự cần thiết tƣ vấn nội dung tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề cho thấy: Tất cả các nội dung tƣ vấn đều đƣợc giáo viên và nhân viên tƣ vấn đánh giá là quan trọng – “cần tƣ vấn” cho học sinh với ĐTB = 2,76 (đạt mức cao) (bảng 3.1).

Có thể giải thích các kết quả cụ thể hơn nhƣ sau: Trong hoạt động TVHN cho học sinh, những nội dung thông tin về nghề được người tư vấn đánh giá cao hơn, đó là: Cung cấp thông tin về hệ thống nghề trong xã hội và nghề học sinh định chọn (ĐTB = 2,92); Cung cấp thông tin về đặc điểm của từng nghề, công việc cụ thể của nghề (ĐTB = 2,89); Cung cấp hệ thống thông tin về các trường học, thời gian học, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành nghề đào tạo cung cấp thông tin về nơi làm việc của nghề sau khi tốt nghiệp (ĐTB = 2,81). Từ kết quả khảo sát này cho thấy, trong suy nghĩ của giáo viên và nhân viên tƣ vấn, việc cung cấp cho học sinh bức tranh chung về hệ thống nghề và đặc điểm nghề học sinh định chọn cũng nhƣ nơi làm việc, trường thi là công việc cần thiết và quan trọng hơn cả.

Bảng 3.1: Tư vấn cho học sinh THPT nâng cao nhận thức về nghề

STT Nội dung hoạt động Mức

độ ĐTB ĐLC 1 Cung cấp thông tin về đặc điểm của từng nghề,

yêu cầu cụ thể của nghề 3 2,89 0,31

2 Cung cấp cho học sinh thông tin về hệ thống

nghề trong xã hội 3 2,92 0,27

3 Cung cấp thông tin về nơi làm việc của nghề

sau khi tốt nghiệp 3 2,81 0,39

4 Cung cấp thông tin về đối tƣợng lao động của nghề (VD: nhƣ đối tƣợng lao đông là thiên nhiên, con người, nghệ thuật…).

3 2,73 0,45 5 Cung cấp thông tin về giá trị xã hội của nghề 3 2,65 0,53 6 Cung cấp thông tin về môi trường làm việc của

nghề trong xã hội 3 2,73 0,45

7 Cung cấp những yêu cầu thể chất đối với nghề

sẽ lựa chọn. 3 2,70 0,52

8 Cung cấp những yêu cầu về tâm lý đối với nghề

sẽ lựa chọn (hứng thú, tính cách, năng lực …) 3 2,68 0,58 9 Cung cấp hệ thống thông tin về các trường học,

chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành nghề đào tạo 3 2,81 0,46 10 Cung cấp những thông tin về thách thức và triển

vọng đối với nghề 3 2,70 0,52

11 Giới thiệu cho học sinh về điểm chuẩn, tỷ lệ

chọi, nơi học… các trường dự thi. 3 2,78 0,53

Chung 2,76 0,22

Tuy nhiên, những nội dung kiến thức khác mặc dù là cho rằng cần phải tƣ vấn cho học sinh song ở mức thấp hơn, đó là: Cung cấp thông tin về giá trị xã hội của nghề (ĐTB = 2,65); Cung cấp những yêu cầu về tâm lý đối với nghề sẽ lựa chọn (hứng thú, tính cách, năng lực …) (ĐTB = 2,68). Có lẽ, trong nhận thức của nhiều người làm tư vấn, việc học sinh hiểu đến giá trị xã hội hay những đóng góp của nghề với xã hội và tƣ vấn cho học sinh thấy nghề có những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhƣ thế nào không quan trong bằng việc làm cho học sinh nhận thấy đặc điểm nghề và cơ hội việc làm của nghề định chọn.

Kết quả nghiên cứu trên cũng phản ánh thực tế xã hội ngày nay khi quan niệm đến việc chọn nghề của học sinh THPT, đó là học sinh cần chọn một nghề trên cơ sở hiểu nghề đó và nghề giúp cho cá nhân có thu nhập, ổn định cuộc sống. Bằng kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp nhiều khóa học sinh lớp 12, một thầy giáo chia sẻ: “Nghề là phương tiện kiếm sống cả đời, suốt đời sống với nó, nếu người lao

động có khả năng làm việc nhưng thu nhập thấp, sẵn sàng bỏ nghề. Trong công việc, không phụ thuộc vào ông chủ là Nhà nước, tư nhân hay chính mình làm chủ...” (H.V.K, nam 50 tuổi, giáo viên).

Như vậy, xét trên bình diện nhận thức, người tư vấn đã nhận thức được sự cần thiết tƣ vấn những nội dung thông tin nghề cho học sinh. Nhƣng kết quả nghiên cứu vẫn phải nhìn nhận lại thực tế, nhiều học sinh khi làm hồ sơ tuyển sinh rồi nhƣng bản thân lại không nhận thức đầy đủ về đặc điểm và yêu cầu của nghề. Để lý giải thực trạng này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu cha mẹ, giáo viên và nhân viên đã tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.

Một phụ huynh có con học lớp 12 chia sẻ nội dung tƣ vấn cho học sinh nhận thức về nghề: “Tôi nói cho nó biết là nghề kế toán phải cẩn thận, kiên trì, có trí nhớ tốt, phải làm việc với nhiều văn bản giấy tờ... tôi nghĩ thế nên tôi nói với nó như vậy, bởi vì tôi thấy cô kế toán trường tôi thường làm như thế. Mà bây giờ, chúng nó vào internet tìm hiểu cũng được mà, vợ chồng tôi bảo nó vào đó tìm xem nghề đó như thế nào, mà cũng quan trọng gì, sau này đi học rồi sẽ biết hết” (N.T.B.H, 49 tuổi, phụ huynh) và một giáo viên tƣ vấn cho học sinh chọn nghề kế toán: “Ngành kế toán hay ngân hàng chỉ cần có cái máy tính là xong vì mọi công việc làm trên máy, với tính toán và những con số thông kê” (N.V.T, 50 tuổi, giáo viên).

Theo dõi nội dung tƣ vấn của bố mẹ và giáo viên tƣ vấn cho học sinh, cho thấy, những thông tin người tư vấn cung cấp cho học sinh là thông tin cảm tính và kinh nghiệm là chủ yếu. Những gì họ nhìn thấy, họ nghe thấy và khi cần tƣ vấn, họ sẽ tƣ vấn cho học sinh.

Khi chúng tôi nêu ra một tình huống tƣ vấn với nhân viên tƣ vấn: “Trong khi TVHN, NTV có thể cung cấp thông tin về đặc điểm của nghề, xu hướng phát triển của nghề, nơi làm việc của nghề cho học sinh” và câu trả lời là: “Mình không làm được điều đó đâu. Ví dụ như bảo mình cung cấp thông tin về ngành tài chính thì mình đâu biết mà tư vấn cho các cháu. Những cái đó mình chỉ cung cấp nguồn, giới thiệu cho các cháu để chuyển cho các cháu tự tìm hiểu. Cái đó cũng khó bởi vì mình không hiểu biết về nghề đó, không có phác đồ để hiểu và hướng dẫn cho các cháu được” (H.T.Q, 32 tuổi, nhân viên tư vấn).

Nhƣ vậy, thực tế phỏng vấn sâu ở các giáo viên và nhân viên làm công tác TVHN cho thấy, hầu hết họ có sự hiểu biết không đầy đủ về các khía cạnh cần tƣ

vấn cho học sinh để các em có nhận thức tốt về hệ thống các ngành nghề trong xã hội và đặc điểm nghề học sinh định chọn, cũng nhƣ không nâng cao đƣợc nhận thức cho học sinh về các yêu cầu của nghề. Bởi lẽ, để nâng cao nhận thức cho học sinh về nghề thì người tư vấn cần tư vấn cho họ nội dung thông tin về nghề ở cả 3 khía cạnh: Các ngành nghề trong xã hội và địa phương trong điều kiện, khả năng hiện nay; Đặc điểm của nghề hoặc một số nghề sẽ chọn (đặc điểm của nghề, nhiệm vụ công việc cụ thể của những người làm nghề này; sản phẩm chủ yếu của nghề;

những nơi làm việc của nghề và những yêu cầu của nghề: về trình độ chuyên môn, về sức khỏe, đặc điểm tâm lý [15, tr112 - 131].

Để lý giải thực trạng trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu nhân viên TVHN chuyên nghiệp và giáo viên làm công tác TVHN. Với kinh nghiệm làm TVHN và giám sát trung tâm tư vấn học đường nhiều năm ở nước ngoài và Việt Nam, một nhân viên TVHN có so sánh với công tác TVHN ở nước ngoài: “Ở nước ngoài (Pháp) trung tâm tư vấn hướng nghiệp phải có hẳn kỹ sư về thông tin, tức là người đó phải đi tìm thông tin, tổ chức thông tin, phối hợp thông tin và sắp xếp thông tin như thế nào như một nguồn lực rõ ràng, rồi nhân viên tư vấn hướng nghiệp sử dụng những thông tin đó” (T.M.L, nữ 34 tuổi, giảng viên, nhân viên tƣ vấn). Nếu xem thông tin về nghề là một nguồn lực cần thiết phải có trong hoạt động TV cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề, thì ở Việt Nam, “Người tư vấn chủ yếu tự tìm kiếm thông tin nghề trên mạng internet và một số quyển sách giới thiệu về các nghề” (T.T.M.L, nữ 32 tuổi, nhân viên tƣ vấn) hoặc đơn giản chỉ qua kinh nghiệm quan sát thực tiễn để tƣ vấn thông tin nghề cho học sinh.

Hay nhƣ một nhân viên làm tƣ vấn chia sẻ: “Ở trường đại học, môn Tâm lý học lao động có phần nói về Tư vấn hướng nghiệp, cũng nói về tam giác hướng nghiệp, tuy nhiên, kiến thức học xong bỏ đấy. Khi ra trường làm tư vấn, trong đó có mục tư vấn nghề cho học sinh. Nếu mình không được đào tạo lại về nội dung TVHN thì khó có thể biết được cần tư vấn những nội dung nào trong tư vấn nghề. Cũng may là mình được đào tạo lại nên mới biết. Tuy nhiên, số người biết về tư vấn nghề lại rất ít. Còn giáo viên phổ thông mà biết về TVHN một cách bài bản là rất hiếm”

(Ng.T.H, nữ 32 tuổi, nhân viên tƣ vấn).

Tóm lại, từ phân tích định lượng và định tính cho thấy, người làm TVHN cho học sinh THPT hiện nay đã nhận thức đƣợc về sự cần thiết tƣ vấn những nội

dung thông tin về nghề cho học sinh. Tuy nhiên, NTV ít có cơ hội đƣợc tiếp cận với nguồn thông tin đầy đủ và chưa được tập huấn hay được hướng dẫn cách tiếp cận với nguồn tin chính thống nên khi tư vấn cho học sinh, họ có xu hướng tư vấn những thông tin dựa trên kinh nghiệm cảm tính là chủ yếu. Do đó, họ tƣ vấn thông tin về nghề chƣa đầy đủ để thỏa mãn nhu cầu nhận thức về nghề của học sinh. Vì vậy, hiệu quả tư vấn hướng nghiệp là chưa cao.

Để làm rõ hơn thực trạng tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề, chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ nhận thức về nghề của học sinh lớp 12 trước khi các em có quyết định chọn nghề.

3.1.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về nghề

Trước khi xem xét thực trạng nhận thức của học sinh về nghề, chúng tôi làm rõ nhận thức của học sinh về dự định chọn nghề và chọn trường của các em.

- Dự định chọn nghề của học sinh THPT

Học sinh THPT chọn nghề phù hợp dựa trên sự nhận thức về các nội dung:

học sinh nhận thức đúng và đầy đủ về đặc điểm, yêu cầu của nghề; học sinh nhận thức được nhu cầu thực tế của thị trường lao động với nghề và học sinh hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề. Nghiên cứu kháo sát về dự định nghề tương lai của học sinh thông qua việc học sinh sẽ chọn ngành học nào sau khi tốt nghiệp THPT thể hiện ở biểu đồ 3.2 dưới đây.

1,6 1,9 2,6 3,7 4,2 4,8 6,6 7,1 7,7 8,2

15,6 36

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Du lịch Luật Thiết kế

Báo chí

Kỹ thuật

Sư phạm

Công an

Công nghệ

Nghề khác

Chưa biết Y

dược Kinh tế

Biểu đồ 3.2: Dự định chọn ngành tương lai của học sinh

Trong mẫu nghiên cứu, có 10 nhóm ngành đƣợc học sinh lựa chọn nhiều hơn các ngành khác, đó là ngành kinh tế, y dƣợc, công nghệ, công an, sƣ phạm, kỹ thuật, báo chí, thiết kế, luật, du lịch. Trong đó, nhóm ngành kinh tế bao gồm các ngành

nhƣ kế toán, tài chính, kiểm toán, ngân hàng, maketing… đƣợc học sinh lựa chọn nhiều hơn cả (36%). Trong khi đó, có những ngành mà xã hội có nhu cầu và phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của nhiều em nhƣ ngành nông nghiệp thì lại chỉ có 0,3% lựa chọn, mặc dù có 23,7% học sinh trong mẫu nghiên cứu sống ở địa bàn nông thôn và bố mẹ làm nông nghiệp là chủ yếu.

Khi đƣợc hỏi lý do nào khiến em chọn ngành học, có nhiều ý kiến học sinh đƣa ra và đƣợc khái quát ở các khía cạnh nhƣ: đó là ƣớc mơ, sở thích, đam mê của học sinh; học sinh nhận thấy nghề đó phù hợp với khả năng bản thân và khối chuyên; học sinh quan niệm rằng nghề đó kiếm đƣợc nhiều tiền; học sinh cho rằng đó là nghề cao quý (giá trị nghề); học sinh chọn nghề vì đó là mong muốn của bố mẹ, hợp với hoàn cảnh của gia đình; đó là nghề dễ xin việc; và những lý do khác…

thậm chí có học sinh không biết vì sao mình chọn ngành đó. Trong các ngành đó, ngành kinh tế đƣợc nhiều em chọn, vì: “Kiếm đƣợc nhiều tiền, thu nhập ổn định”

(66,1%,), “Dễ xin việc” (55,6%) và “Ƣớc mơ, sở thích của cá nhân” (36,2%).

Kết quả phỏng vấn sâu ở học sinh phản ánh rõ hơn thực trạng trên, một học sinh lớp 12 chọn ngành kinh tế chia sẻ “Em thích mở một của hàng làm bánh ngọt, nhưng em đăng ký dự thi ngành ngân hàng để đi làm lấy tiền rồi sau đó mới làm theo ước mơ của mình!” (Tr.H.Th, nữ, học sinh).

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù học sinh ở các địa bàn, khối học, học lực khác nhau, song các em ƣu tiên chọn khối ngành kinh tế hơn cả. Điều này cho thấy, hành vi chọn nghề của học sinh chƣa đƣợc phát triển trên nhận thức đầy đủ về đặc điểm, yêu cầu của nghề, sự phù hợp giữa đặc điểm tâm lý bản thân với nghề và nhu cầu thực tế của thị trường lao động với nghề lựa chọn. Do vậy, tư vấn hướng nghiệp một cách chuyên nghiệp là cần thiết, NTV tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cũng như sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm lý bản thân để từ đó các em lựa chọn đƣợc nghề phù hợp.

- Dự định chọn trường học của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT

Học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT thường có hai hướng lựa chọn hoặc là các em tiếp tục học cao hơn (học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học) hoặc các em tham gia thị trường lao động với trình độ lao động phổ thông. Hành vi lựa chọn bậc học tiếp theo sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh dựa trên cơ sở học sinh nhận

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 91 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)