CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.4.2. Cải thiện nhận thức của người tư vấn sau thực nghiệm tác động
a. Tư vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh
Điểm trung bình của nhận thức về sự cần thiết thực hiện tƣ vấn nâng cao nhận thức của học sinh về nghề nâng từ ĐTB = 1,9 trước thực nghiệm lên ĐTB=2,86 sau thực nghiệm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,00.
Như vậy, tác động thực nghiệm đã cải thiện đáng kể nhận thức của người tư vấn về những thông tin cần tƣ vấn cho học sinh THPT.
Kết quả quan sát cũng thể hiện điều này. Trước tác động, đa số giáo viên tư vấn hướng nghiệp cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề chỉ gói gọn ở những thông tin về trường học, ngành học. Nếu một học sinh có nguyện vọng thi kinh tế, cô giáo thường nói rằng, trường kinh tế thi khối nào, lấy bao nhiêu điểm và muốn học ngành kinh tế thì vào trường nao là tốt hơn cả. Tuy nhiên, khi quan sát khách thể thực hành ca, sau khi đƣợc giảng viên nâng cao nhận thức, khách thể đã thể hiện được những nội dung cần thiết trong tư vấn. Trường hợp L.T.M là một ví dụ khá điển hình, trong tình huống: “Một học sinh lớp 12 đến gặp người tư vấn và nói em thích thi ngành báo chí, song em thắc mắc là không biết học ngành đó là học cái gì và ra trường là làm cái gì”, M đã thể hiện sự gần gũi bằng ánh mắt và lời nói với kỹ năng đặt câu hỏi mở để hỏi: “Em đã tìm hiểu về nghề báo chí chưa?” “Cháu đã biết nghề của cháu phải làm những gì, cần phải chuẩn bị những gì?” rồi sau đó M cung cấp thông tin để cho học sinh nhận thấy nghề báo chí có đặc điểm nghề, yêu cầu về tâm lý và sinh lý với nghề, các loại hình báo chí ở Việt Nam và thế giới, nơi làm việc, môi trường làm việc, giá trị xã hội với nghề, hệ thống các trường đại học, cao đẳng có đào tạo người làm báo chí. Ngoài ra, M còn giới thiệu cho học sinh tìm
hiểu thông tin về nghề các trang website, ở quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng…”.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng thể hiện sự thay đổi đáng kể này, một học viên chia sẻ: “Trước đây, khi các em đọc tên ngành, tên khoa đó thì các em thích, nhưng các em chưa hiểu được cái ngành đó làm gì… và qua trao đổi chúng tôi cũng hiểu rằng học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về các ngành nghề và đặc điểm, yêu cầu của nghề. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tư vấn cho trẻ là nghề này thì hết date, nghề kia thì có nhiều hứa hẹn được. Điều đó làm cho chúng tôi lúng túng, do đó phần lớn là hướng dẫn cỏc em tỡm thờm thụng tin ở quyển hướng đẫn ô những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng… ằ, ngoài ra, chỳng cú thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin về từ khóa ngành học đó trên internet để em tìm đọc, hướng dẫn các em có thể hỏi các thầy cô giáo trong nhà trường, các anh chị đã thi, học ở trường đại học cao đẳng đã có kinh nghiệm”. Khi đƣợc tập huấn, khách thể đƣợc thực hành xây dựng bản họa đồ nghề nghiệp, nhận thức đƣợc cần phải cung cấp những thông tin về nghề và đặc điểm nghề cho học sinh, khi đó người tư vấn nhận thấy: “Khi được giảng viên cung cấp thông tin và thực hành ca, tôi nhận thấy khi tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề cần phải giúp cho học sinh nhận thấy bức tranh toàn cảnh về nghề học sinh định chọn, từ đó học sinh có thông tin để quyết định chọn nghề gì là phù hợp với bản thân” (H.T.Q). Nhƣ vậy, tác động thực nghiệm đã cải thiện đƣợc nhận thức của khách thể về mức độ cần thiết và nội dung các thông tin để tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề.
b. Tư vấn nâng cao nhận thức về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh Điểm trung bình của nhận thức về sự cần thiết thực hoạt động tƣ vấn nâng cao nhận thức của học sinh về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với nghề được nâng từ ĐTB= 1,95 trước thực nghiệm lên ĐTB= 2,79 sau thực nghiệm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,00. Nhƣ vậy, tác động thực nghiệm đã cải thiện đáng kể nhận thức của người tư vấn về những thông tin cần tư vấn cho học sinh THPT.
Kết quả phỏng vấn sâu ở người tư vấn cho thấy có sự cải thiện nhận thức đáng kể khi thực hiện tƣ vấn nâng cao nhận thức của học sinh về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Trước thực nghiệm, một giáo viên cho rằng, việc tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với nghề không quan trọng bởi vì: “Bây giờ học sinh làm hồ sơ ảo, 5, 6,7 hồ sơ, nhưng lúc thi, các em chỉ chọn một thôi. Và bố mẹ các em mới là người quyết định nhiều. Bởi vì những em học giỏi và có cá tính thì nó thi theo ý thích, để nó tự xin việc. Còn lại các em phải xem bố mẹ có ông bác, ông chú gì đấy, làm ngành nọ, ngành kia để nó học xong ra trường xin việc cho nó. Nó phải vào cái nghề như thế để nó nhờ vả, nó xin”
(N.T.T). Hay một nhân viên tƣ vấn chia sẻ: “Với câu hỏi của học sinh là “cháu không biết là học xong 5 năm thì ra trường cháu có thể có được việc hay không” thì chúng tôi cũng chỉ trả lời chung chung thôi, khó trả lời cụ thể. Sau đó, động viên các cháu là phải cố gắng học tốt, vì nếu học tốt thì nghề nào các cháu cũng sẽ dễ dàng xin việc được, ai cũng cần những người giỏi, việc sẽ cần mình” (H.T.Q). Nhƣ vậy, khi người tư vấn chưa nhận thức được bản chất của các biểu hiện tâm lý của hoạt động tư vấn, các nội dung cần tư vấn, người tư vấn có khuynh hướng trả lời theo kinh nghiệm quan sát từ thực tiễn cuộc sống hoặc trả lời chung chung cho xong rồi chuyển qua vấn đề khác. Với những cuộc tƣ vấn nhƣ vậy, học sinh vẫn chƣa thể thỏa mãn về nhận thức và có thể làm cho các em hoang mang không biết mình làm thể nào cho đúng.
Sau khi đƣợc tham gia tập huấn, các khách thể đƣợc giảng viên cung cấp những thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với theo ngành, theo vùng lãnh thổ và theo thời gian, những yêu cầu của nhà tuyển dụng dụng đối với từng ngành trong xã hội, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương và quốc gia, xu hướng quốc tế. Ngoài ra, khách thể còn được hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để tư vấn cho học sinh. Theo cảm nhận của khách thể, đây là những thông tin khó, nếu không đƣợc cung cấp hoặc hướng dẫn cách tìm hiểu sẽ rất khó khăn để tiếp cận. Do vậy, sau khóa tập huấn, nhận thức của khách thể đã cải thiện, chẳng hạn nhƣ N.T.H.H chia sẻ: “Khi mình làm TVHN, mình phải có thông tin về nhu cầu thị trường lao động xã hội với các ngành nghề, mình phải biết được những dự báo để mình tư vấn cho học sinh”.
Tóm lại, kết quả tập huấn đã cải thiện đƣợc thói quen đƣa ra lời khuyên với học sinh hay vì thiếu thông tin nên người tư vấn né tránh trả lời câu hỏi hoặc trả lời chung chung. Họ nhận rõ ý nghĩa của thông tin về thị trường lao động với nghề là
thành phần không thể thiếu đƣợc trong TVHN cho học sinh, chỉ khi có thông tin đúng và đầy đủ mới có thể nâng cao nhận thức của học sinh về thị trường lao đông xã hội với nghề định chọn.
c. Tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề lựa chọn
Điểm trung bình của nhận thức về sự cần thiết thực hiện hoạt động tƣ vấn nâng cao hiểu biết của học sinh về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề đƣợc nâng từ 2,06 trước thực nghiệm lên 2,87 sau thực nghiệm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,00. Nhƣ vậy, tác động thực nghiệm đã cải thiện đáng kể nhận thức của người tư vấn về những thông tin cần tư vấn cho học sinh THPT.
Kết quả phỏng vấn sâu có thể hiện rõ sự thay đổi ở khách thể nghiên cứu.
Trước khi được tập huấn, giáo viên và nhân viên tư vấn thường căn cứ vào học lực của học sinh để tư vấn các em nên chọn trường nào để có thể thi đỗ, một giáo viên chia sẻ: “Nếu lực học các em không cao lắm, các em có thể thi vào trường nào vừa vừa (điểm đầu vào vừa vừa – tức là thấp hơn các trường top cao, nhưng cao hơn các trường thuộc tốp cuối), để các em có thể đỗ hoặc vào cao đẳng. Nếu lực học của các em nổi trội thì có thể thi vào trường top cao” (N.T.X) và theo họ, đó là điều quan trọng nhất đối với học sinh lớp 12. Tuy nhiên, khi tham gia lớp tập huấn, X chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy rằng, giúp cho học sinh nhận thức được học lực là cần thiết bởi vì học lực là một phần quan trọng của năng lực chung giúp cho các em có thể đỗ vào một trường vừa sức. Song, điều quan trọng là phải làm cho học sinh nhận thức được sự phù hợp giữa đặc điểm tâm lý với yêu cầu của nghề. Chúng tôi phải tư vấn cho các em thấy hiểu biết về năng lực của bản thân phù hợp với nghề, chỉ khi có năng lực nghề thì mới có thể đạt được hiệu quả cao trong nghề đó.
Bên cạnh đó, phải tư vấn cho học sinh nhận thức được mình có thực sự hứng thú với nghề đó không, bởi chỉ có hứng thú thật sự với công việc mới có động lực để vượt qua mọi khó khăn trong nghề . Một đặc điểm tâm lý nữa mà học sinh phải nhận thức được là tính cách của bản thân có thực sự phù hợp với nghề đó không, vì nếu học sinh đó có tính cách phù hợp có thể gắn bó lâu dài với ngành nghề đó”.
Cũng nói về sự thay đổi trong quan niệm tƣ vấn cho học sinh, một học viên khác chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi cho rằng chỉ cần trao đổi với học sinh, làm cho các em nhận thấy thực lực của mình đến đâu và có thể thi đỗ vào trường nào là được,
còn việc tiến hành các trắc nghiệm tâm lý để tìm sự phù hợp nghề là không cần thiết hoặc có thực hiện cũng được mà không cũng được. Nhưng qua những gì giảng viên trao đổi, tôi nhận thấy, nếu trong TVHN không sử dụng các công cụ kỹ thuật để giúp học sinh nhận thấy đặc điểm tâm lý nổi trội phù hợp với nghề thì sẽ chưa thực sự làm TVHN”.
Trong trải nghiệm thực tế các ca TVHN, người tư vấn cảm thấy tự tin hơn để trợ giúp học sinh, nhƣ Q chia sẻ “Có những học sinh có nhận thức được về nghề nhưng mà các em không biết được đặc điểm tâm lý bản thân như sở thích, năng lực.
Những học sinh đó cần hỗ trợ. Mình hỗ trợ thông qua đánh giá bằng trắc nghiệm, qua quan sát hoặc kết quả học tập thì sẽ biết học sinh đó như thế nào. Có nghĩa làm mình sẽ làm test mấy buổi cơ, buổi đầu làm test, buổi sau mình xử lý và mình sẽ hẹn một buổi khác để học sinh đến mình trả lời kết quả cho học sinh. Người tư vấn trả lời với học sinh rằng với kết quả trắc nghiệm như vậy, thì tính cách em có những đặc điểm này, nhu cầu cầu của em như thế này thì thuộc nhóm này, và như vậy nó sẽ phù hợp với ngành nghề này. Em có thể lựa chọn hay không tùy em, nhưng nếu em chọn ngành nghề nào mà phù hợp với năng lực, sở thích của em thì em sẽ thuận lợi hơn”
Nhƣ vậy, từ kết quả nghiên cứu định lƣợng và định tính, chúng tôi nhận thấy rằng qua khóa tập huấn đã cải thiện cả quan niệm của người tư vấn cả về những nội dung biểu hiện của hoạt động tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề cũng nhƣ những kỹ năng và công cụ cần thiết đê thực hiện hoạt động TVHN có hiệu quả.
3.4.2.2. Cải thiện nhận thức của người tư vấn về qui trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT
TVHN cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức để có hành vi quyết định chọn được nghề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cá nhân và nhu cầu của thị trường lao động phải đƣợc thực hiện theo qui trình tƣ vấn. Song, kết quả phỏng vấn sâu ở người tư vấn trước khi tập huấn cho thấy phần lớn họ làm theo kinh nghiệm cá nhân và không theo một qui trình nào cả. Người tư vấn dường như không quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ và tạo sự tin tưởng hay trao đổi với học sinh để xác định vấn đề của họ. Nhƣ chia sẻ của một giáo viên đã TVHN cho học sinh: “trong TVHN cho học sinh, điều quan trọng nhất là chỉ cho học sinh thấy chọn ngành nào có thể
xin được việc khi học xong và xem học sinh đó có khả năng thi đỗ vào một trường đại học, cao đẳng nào” (N.T.H). Ở đây, sự quan tâm và mong muốn lớn nhất của người làm tư vấn là học sinh đỗ vào trường nào và học ngành nào xin được việc, dường như họ không nhận thức được học sinh có hiểu biết gì về nghề định chọn không, học sinh đó có biết đƣợc mình có thực sự phù hợp với nghề đó không và nghề đó có đúng là ra trường dễ xin được việc như người tư vấn nói hay không.
Kết quả phỏng vấn sâu ở khách thể sau thời gian tập huấn, một học viên chia sẻ: “Vâng, sau khi được tập huấn, chúng em làm việc có qui trình hơn, đó là mẫu chung để mọi người thực hiện. Mỗi ca tư vấn được ghi lại và có đánh giá từng ca tư vấn và chúng em coi đây như một bài học và rút kinh nghiệm cho những lần tư vấn tiếp theo” (L.H.M). Có thể nói, khóa tập huấn đã cải thiện đáng kể nhận thức và hành vi của người làm tư vấn hướng nghiệp.
Để làm rõ hơn sự cải thiện nhận thức của người làm tư vấn về qui trình tư vấn, chúng tôi để nghị khách thể N.T.H.H nhớ lại một ca tƣ vấn đã thực hiện sau khi đƣợc tham gia khóa tập huấn, học viên đó chia sẻ:
“Thứ nhất là tôi hỏi và lắng nghe xem học sinh có yêu cầu gì, hỏi hết những băn khoăn, thắc mắc của học sinh về hướng nghiệp, có thể học sinh chưa biết chọn nghề, chưa biết chọn khối, chưa biết chọn trường thì mình phải hỏi rõ ở học sinh.
Nhu cầu của các em là gì ?
Thứ 2, mình sẽ hướng dẫn 3 cạnh của tam giác hướng nghiệp.
- Mình sẽ hỏi học sinh biết gì về nghề. Nếu học sinh chưa hiểu rõ về nghề định chọn thì chúng tôi cung cấp thông tin về đặc điểm và yêu cầu nghề cho học sinh và còn giới thiệu thêm cho các em những nguồn thông tin khác có thể tìm hiểu.
- Hỏi về năng lực của học sinh. Riêng năng lực của học sinh, hỏi xem điểm của em ở môn học nào là tốt nhất, thế mạnh của em là gì, sau này em sẽ làm nghề gì ? Sau đó tìm hiểu về hứng thú, hỏi xem trong cuộc sống, em thích cái gì, em thường tham gia hoạt động nào và phát huy khả năng đấy ? Ngoài việc trao đổi trực tiếp, chúng tôi còn đề nghị các em thực hiện một số trắc nghiệm để tìm ra những đặc điểm về năng lực, hứng thú, tính cách nổi trội phù hợp với ngành và nghề nào. Thường khi thực hiện những trắc nghiệm này các em rất hứng thú.
- Hỏi xem học sinh có biết nhu cầu của xã hội hiện nay về ngành nghề mà em thích nhất? Thông thường học sinh chỉ tập trung vào những nghề mà xã hội đang
hot, tuy nhiên mình phải chỉ cho học sinh thấy nhu cầu nhân lực thực sự của nghề theo ngành, theo vùng miền và theo thời gian như thế nào. Kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và cả nước ra sao. Khi có đủ những thông tin đó, học sinh mới có thể nhận thức được đầy đủ và có hành vi quyết định phù hợp.
Sau khi trao đổi rồi, mình phải khớp lại xem học sinh có thể chọn được nghề nào. Nếu học sinh chưa biết chọn nghề nào, thì tôi sẽ nói với họ với năng lực, sở thích của em và nhu cầu xã hội hiện nay thì những trường này có những ngành nghề phù hợp với em, em có thể lựa chọn.
Thứ 3 là sau khi kết thúc buổi tư vấn, mình tiếp tục theo dõi. Nếu học sinh có băn khoăn hay thắc mắc gì sẽ được trực tiếp tư vấn”.
Nhƣ vậy, từ những kiến thức do giảng viên cung cấp, cùng với việc tham gia thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống và thực hành ca đã giúp cho học viên tƣ duy lại vấn đề mình đã làm cùng với sự so sánh giữa kinh nghiệm đã có từ những ca tƣ vấn đã làm và việc áp dụng qui trình mới, làm cho họ nhận thấy cần phải thay đổi để thực hiện hoạt động TVHN có hiệu quả hơn. Từ trường hợp của H cho thấy, ca tƣ vấn của H đã thể hiện qui trình rõ ràng. Bằng những kỹ năng hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin và kỹ năng thực hiện các trắc nghiệm NTV đã làm bộc lộ đƣợc nhận thức của học sinh về nhu cầu nguyện vọng với nghề. Từ đó, người tư vấn nâng cao nhận thức được ba cạnh của tam giác hướng nghiệp, cuối cùng làm cho học sinh tự tìm ra sự phù hợp nghề. Đi kèm với các kỹ năng kể trên cùng với sự thấu hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh và những khó khăn trong lựa chọn nghề, người tư vấn đã giúp cho học sinh tự tin với quyết định chọn nghề của bản thân.
Đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm tác động chứng tỏ giải thuyết của luận án là đúng.
- Mặc dù người tư vấn có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chuyên môn và yêu thích công việc và tin tưởng vào sự trợ giúp đối với học sinh nhưng người tư vấn nhận thức chưa đầy đủ về các nội dung tâm lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp và thực hiện tư vấn chưa theo qui trình làm cho hiệu quả tư vấn hướng nghiệp chƣa cao.
- Sự nhận thức của khách thể về các biểu hiện tâm lý của hoạt động TVHN và qui trình TVHN đƣợc cải thiện rõ rệt khi có tác động tập huấn tích cực và toàn diện đến nhận thức và hành vi của họ. Các khách thể đã nhận thức đƣợc đầy đủ các