CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.2.4. Các nội dung tâm lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, quan điểm tiếp cận TVHN của các tác giả trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một số lý thuyết nhƣ: Lý thuyết Tư vấn hướng nghiệp dựa trên quá trình phát triển đời người, đại diện là Eli Ginzberg, Donald Super, V.G. Zunker hay lý thuyết Tư vấn hướng nghiệp dựa trên quá trình xử lý thông tin, lựa chọn với đại diện là David Tiedeman, Krumbolt, và H.B.Gelatt có thể rất phù hợp với các nước có hoạt động TVHN chuyên nghiệp và phát triển. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh xã hội Việt Nam, khi hoạt động TVHN chƣa chuyên nghiệp và hiện đại thì lý thuyết về mô hình “Tam giác hướng nghiệp”
của K.K Platonop rất có giá trị và phù hợp. Vì vậy, trong phần này, luận án tập trung tìm hiểu những nội dung cơ bản của hoạt động TVHN cho học sinh THPT từ góc độ tâm lý học bao gồm: Tư vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh trung học phổ thông, Tư vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh trung học phổ thông, Tư vấn cho học sinh trung học phổ thông nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn.
Chúng tôi cho rằng, người TVHN cho học sinh THPT, ngoài trình độ nhận thức, chuyên môn, kỹ năng thái độ... thì họ cần có hiểu biết sâu sắc về nghề và đặc điểm yêu cầu của nghề, nhu cầu xã hội với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh phù hợp với nghề từ đó tƣ vấn nâng cao cho học sinh có hiểu biết về ba khía cạnh của tam giác hướng nghiệp là rất quan trọng. Do vậy, trong hoạt động TVHN, người tư vấn tiến hành hoạt động tư vấn nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, qua đó các em lựa chọn đƣợc một nghề phù hợp. Một nghề phù hợp là một nghề vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh. Đó là nghề mà các em yêu thích và sẽ hoạt động có hiệu quả tốt.
1.2.4.1. Tư vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh trung học phổ thông
Nghề là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại [dẫn theo 17, tr29].
Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nâng cao nhận thức về nghề là người tư vấn cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề mà các em định chọn. Theo tác giả Lê Đức Phúc, người tư vấn cần tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề ở các khía cạnh nhƣ: (1) Các ngành nghề trong xã hội và địa phương trong điều kiện, khả năng hiện nay; (2) Đặc điểm của nghề hoặc một số nghề sẽ chọn (đặc điểm của nghề, nhiệm vụ công việc cụ thể của những người làm nghề này; sản phẩm chủ yếu của nghề; những nơi làm việc của nghề...); (3) Những yêu cầu của nghề: về trình độ chuyên môn, về sức khỏe, đặc điểm tâm lý [15, tr112 - 131]. Trên cơ sở đó, học sinh nhận thức đƣợc nghề mình định chọn và từ đó lựa chọn đƣợc nghề phù hợp.
Người tư vấn cung cấp thông tin cho học sinh THPT về thế giới nghề nghiệp.
Thông qua hoạt động này, học sinh THPT có nhận thức đúng về các khái niệm nhƣ nghề, chuyên môn, việc làm… và nhận thấy sự đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp trong xã hội. Khi đƣợc tìm hiểu sâu về các nghề, mỗi cá nhân sẽ hiểu đƣợc đặc điểm của từng nghề, cơ sở đào tạo những nghề này, nơi làm việc sau khi tốt nghiệp…đặc biệt mỗi học sinh phải nhận thức đƣợc những yêu cầu của nghề đối với người lao động (cả về tâm lý và sinh lý) [6. tr156]. Cụ thể như:
- Người tư vấn cung cấp cho học sinh những thông tin về hệ thống các ngành nghề trong xã hội.
- Người tư vấn cung cấp cho học sinh những thông tin về đặc điểm của nghề gồm: đối tƣợng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động, sản phẩm lao động [15, tr 33 – 34].
- NTV cung cấp cho học sinh thông tin về giá trị xã hội của nghề.
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về nơi làm việc của các ngành nghề trong xã hội và ngành nghề định lựa chọn.
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về yêu cầu sinh lý – y tế:
Chiều cao, cân nặng, khả năng chịu đựng tiếng ồn, sức bền bỉ dẻo dai, nhanh nhạy của các giác quan hoặc khuyết tật nhƣ cận thị, viễn thị…
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về yêu cầu năng lực chung:
Chú ý, trí nhớ, tƣ duy, ngôn ngữ… và năng lực chuyên biệt nhƣ mắt tinh, tai thính, ƣớc lƣợng khoảng cách bằng mắt…
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về yêu cầu kỹ xảo vận động, kỹ xảo trí tuệ, kỹ năng giao tiếp, cảm giác- vận động, sự phối hợp thành thục các động tác…
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về yêu cầu nhân cách của người lao động như: Hứng thú, tính cách, năng lực nghề nghiệp…
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về thách thức và triển vọng đối với nghề học sinh định lựa chọn.
- NTV cung cấp cho học sinh những thông tin về hệ thống trường, lớp đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiêp, trường nghề ở địa phương và cả nước. Các thông tin tên trường, địa điểm, trình độ tuyển sinh, thời gian học, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành nghề đào tạo...
Tư vấn hướng nghiệp giúp cho học sinh có hiểu biết về nghề và đặc điểm nghề, bên cạnh đó hiểu biết về nghề có thể đƣợc hình thành trong quá trình học tập hoặc thông qua hoạt động hàng ngày của cá nhân. Khi cá nhân có hiểu biết về nghề từ đó hình thành thái độ đối với nghề và tìm ra những đặc điểm tâm lý nổi trội có thể phù hợp với nghề. Nhận thức nghề là khâu quan trọng trong quá trình hướng nghiệp, bởi lẽ nếu cá nhân nhận thức về nghề ở mức độ thấp hoặc sai sót sẽ dẫn đến việc cá nhân rất khó khăn trong việc lựa chọn đƣợc nghề phù hợp với bản thân.
1.2.4.2. Tư vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh trung học phổ thông
Nhu cầu nhân lực đối với nghề được hiểu là nhu cầu nhân lực của thị trường lao động đối với các ngành nghề trong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng, “Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi theo nguyên tắc thỏa thuận về các quan hệ lao động (việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác) giữa người lao động (phía cung lao động) và người sử dụng lao động (phía cầu lao động) dưới hình thức hợp đồng lao động” [19, tr12].
Nhu cầu nhân lực là khả năng cần số lượng lao động của người sử dụng lao động trên thị trường lao động trong một khoảng thời gian nhất định [19, tr19]. Nhu cầu lao động có thể xác định ở phạm vi quốc gia, một địa phương, một ngành hay một đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp). Như vậy, nhu cầu lao động của thị trường
lao động phản ánh số lƣợng lao động phù hợp với chất lƣợng và cơ cấu nhất định mà người sử dụng lao động có nhu cầu để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ với mức tiền công, tiền lương nhất định.
Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến tạo việc làm, tăng trưởng việc làm như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; sự phát triển của các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế; sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; khả năng huy động đầu tƣ toàn xã hội; khả năng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế...
Nhƣ vậy, trong quá trình tƣ vấn, NTV tƣ vấn cho học sinh THPT nhận thức đúng và chính xác những thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, để từ đó học sinh có thể tự lựa chọn một nghề phù hợp với thị trường lao động. Những nội dung cần tƣ vấn cụ thể nhƣ:
- NTV tư vấn cho học sinh nhận thức được mục tiêu chung của đất nước về kinh tế, xã hội, khoa học trong thời gian tới và mục tiêu kinh tế xã hội của từng vùng và địa phương.
- NTV tư vấn những thông tin về nhu cầu nhân lực của địa phương, của vùng miền, của đất nước và từng ngành kinh tế trong xã hội.
- NTV giúp cho học sinh hiểu biết về nghề định chọn có đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại và tương lai của xã hội.
- NTV cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội đang cần những nghề gì, số lƣợng bao nhiêu.
- NTV tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nhu cầu nhân lực của các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và tham gia thị trường lao động quốc tế, nhất là những ngành, sản phẩm mà Việt Nam có ƣu thế và khả năng cạnh tranh.
- NTV tƣ vấn những thông tin về yêu cầu của xã hội (yêu cầu của nhà tuyển dụng) về thể lực, sự hiểu biết và kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, tác phong và thói quen làm việc, khả năng thích ứng, sức sáng tạo...và những yêu cầu đặc biệt của nhà tuyển dụng đối với nghề.
- NTV giúp cho học sinh nhận thức đƣợc các cơ hội và thách thức của nghề đặt ra đối với người lao động trong hoạt động nghề nghiệp.
Ngoài ra, trong quá trình tƣ vấn, NTV cần thiết tìm hiểu nhu cầu của học sinh về các khía cạnh nhƣ: Học sinh tiếp tục học sau phổ thông hay trực tiếp tham gia lao động sản xuất, lao động xuất khẩu hoặc thực hiện các nghĩa vụ của Nhà nước... Với những học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tham gia ngay vào thị trường lao động, NTV cần thiết nâng cao nhận thức của học sinh về những nghề lao động phổ thông mà xã hội đang cần; Với những học sinh có nguyện vọng và khả năng tiếp tục học tập tại các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề, NTV cung cấp thông tin cho học sinh THPT để họ có thể nhận thức đƣợc những thông tin về cơ hội việc làm sau khi học xong và định hướng lập thân, lập nghiệp góp phần xây dựng đất nước.
Dưới sự trợ giúp của NTV, học sinh THPT nhận thức được những thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để chọn nghề phù hợp. Sự đáp ứng các yêu cầu thị trường lao động của người lao động càng cao thì khả năng cạnh tranh hay hội nhập thị trường lao động của lao động thanh niên càng tốt.
1.2.4.3. Tư vấn cho học sinh trung học phổ thông nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn
Người tư vấn hướng nghiệp bằng các biện pháp tâm lý trợ giúp học sinh THPT tìm hiểu và đánh giá đúng về đặc điểm tâm lý của bản thân. Kết quả đánh giá này rất quan trọng vì nó là cơ sở để tìm ra sự phù hợp giữa đặc điểm tâm lý bản thân với ngành và nghề trong xã hội.
- NTV sử dụng các biện pháp tâm lý trợ giúp học sinh THPT tìm hiểu các đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề định chọn.
+ NTV đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh bằng các công cụ, trắc nghiệm tâm lý.
+ NTV phát phiếu, bảng hỏi để tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của học sinh về ngành nghề nào.
+ NTV trao đổi với học sinh để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú của học sinh với nghề và động cơ chọn nghề.
+ NTV quan sát hoạt động học tập trên lớp, ngoại khóa để tìm hiểu năng lực, tính cách, hứng thú của học sinh phù hợp với nghề.
+ NTV nghiên cứu kết quả học tập trên lớp và trao đổi với giáo viên để tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh phù hợp với yêu cầu của nghề.
+ NTV theo dõi quá trình học tập của học sinh để tƣ vấn cho các em có thể thi vào trường nào đạt kết quả cao.
+ NTV sẵn sàng lắng nghe và trao đổi với học sinh về những khó khăn liên quan đến việc chọn nghề…
- Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THPT phù hợp với nghề mà người tư vấn cần chú ý nhƣ:
+ Xu hướng nghề (hứng thú nghề, nguyện vọng cá nhân, động cơ chọn nghề nào đó), những đặc điểm như thiên hướng, năng khiếu, sở trường, sở đoản…
+ Năng lực của bản thân với nghề (tri giác, chú ý, tư duy, tưởng tưởng, trí nhớ).
+ Tính cách (những phẩm chất của tính cách nhƣ cẩn thận, kiên trì, lòng nhân ái, đoàn kết, sẵn sàng hợp tác…)
+ Những đặc điểm sinh lý nhƣ đặc điểm các giác quan, hệ thần kinh, thể lực, chiều cao, cân nặng…phù hợp với đặc thù của nghề.
- Người tư vấn tìm hiểu nhu cầu, hứng thú, năng lực, tính cách, kế hoạch nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số: có hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề, thích học và học tốt những môn học có liên quan đến nghề mình thích, đọc hoặc sưu tầm những tài liệu nói về nghề, thích làm những việc gần với nghề định chọn….
Bằng những công cụ, kỹ thuật người tư vấn chẩn đoán các chỉ số tâm sinh lý ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nghề định chọn như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, chú ý, trí nhớ…
Trên cơ sở nhận thức tương đối đầy đủ những thông tin về đặc điểm nghề, các nghề trong xã hội và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cùng với việc phân tích những đặc điểm tâm lý của bản thân, dưới sự trợ giúp của những nhà tư vấn hướng nghiệp, học sinh THPT xác định được sự phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề có thể hiểu đó là mối quan hệ tương xứng lẫn nhau giữa một bên là các yêu cầu của nghề và bên kia là các phẩm chất tâm sinh lý của con người. Học sinh THPT tìm thấy sự phù hợp của bản thân với một nghề rồi có tự tin quyết định lựa chọn một nghề cho tương lai của mình. Đây là hành động rất khó khăn và phức tạp, để xác định được sự phù hợp nghề, cá nhân phải chú ý đến một số yếu tố dưới đây, có thể những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nghề hay có gắn bó bền vững với nghề đó không.
Cá nhân xác định đƣợc những phần tĩnh, đó là những phẩm chất của nhân cách bởi vì chúng có tính tương đối ổn định trong cả cuộc đời hay một giai đoạn
nào của cuộc đời con người. Học sinh xác định được những phần động đó là những đặc điểm cá nhân sẽ phát triển theo các giai đoạn của cuộc đời mỗi người.
Sự phù hợp nghề là tính đến sự phù hợp giữa ba yếu tố đó là con người, nghề và nhu cầu nhân lực về thị trường lao động, đây là sự phù hợp hoàn toàn, tuyệt đối và lý tưởng nhất. Nhưng trong thực tiễn, sự phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nhu cầu nhân lực của thị trường lao động) là quan trọng hàng đầu, đôi khi rất khắc nghiệt, thậm chí còn “phũ phàng” đối với cá nhân bởi vì nó quy định đến đầu ra, đến việc có hay không việc làm đối với nghề mình chọn.
Khi tính đến ba yếu tố của sự phù hợp nghề, cá nhân cần nhận thức đƣợc sự phù hợp nghề có tính chất tương đối ở các khía cạnh khác nhau. Do vậy, cá nhân cần xác định sự phù hợp nghề theo thứ tự ưu tiên và cần chọn ra hai hoặc ba phương án phù hợp để xếp theo thứ tự ƣu tiên để có thể chuyển dịch nghề.
Tóm lại, TVHN là một hoạt động vừa khoa học vừa mang tính nghệ thuật và đòi hỏi tính chính xác cao. Kết quả của hoạt động tư vấn hướng nghiệp không thể thấy ngay mà có thể phải mất một thời gian khá dài, do đó đây là hoạt động tương đối khó khăn và cần có sự kiên trì trong quá trình làm việc. Những nội dung tâm lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp trên đây chính là những khía cạnh cơ bản của hoạt động tư vấn hướng nghiệp, nó làm lên sắc thái riêng của lĩnh vực tư vấn này về tính chất hoạt động của NTV và học sinh THPT.