Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi cung cấp một lượng lớn thông tin từ khách thể nghiên cứu về những nội dung liên quan đến đề tài. Nội dung phiếu điều tra viết tập trung tìm hiểu về các nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT: Tƣ vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn cho học sinh

nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng TVHN cho học sinh THPT và thông tin về khách thể nghiên cứu.

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được tiến hành qua 3 bước: Thiết kế bảng hỏi, điều tra thử và khảo sát chính thức.

2.3.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Quá trình thiết kế bảng hỏi đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn:

- Soạn thảo bảng hỏi và điều tra thăm dò để hình thành bộ câu hỏi: Từ khung lý thuyết của đề tài, chúng tôi thao tác hóa khái niệm để thiết kế các câu hỏi.

Trên cơ sở góp ý của các nhà khoa học (5 nhà tâm lý học, 3 giáo viên và 2 nhân viên tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp) chúng tôi xây dựng hệ thống các câu hỏi mở về các vấn đề liên quan đến đề tài. Thống kê các phương án trả lời của khách thể nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các phương án có tỷ lệ số người đưa ra khoảng 30% trở lên làm cứ liệu để xây dựng bảng hỏi sơ bộ.

- Nội dung bảng hỏi điều tra thăm dò

Trong đề tài, sử dụng 2 loại bảng hỏi khác nhau, gồm bảng hỏi dành cho NTV hướng nghiệp cho học sinh lớp 12, bảng hỏi dành cho học sinh đang học lớp 12 ở trường THPT.

i. Bảng hỏi dành cho giáo viên và người tư vấn (phụ lục 1.2)

+ Mục đích: Nghiên cứu thực trạng TVHN cho học sinh THPT (cụ thể tìm hiểu 03 mặt biểu hiện đặc trƣng của hoạt động TVHN cho học sinh THPT: Tƣ vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn), tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.

+ Nội dung: Bảng hỏi dành cho người tư vấn được thiết kế gồm 4 phần, cụ thể:

Phần I: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của tƣ vấn hướng nghiệp: câu 1.1, 1.2, 1.3.

Phần II. Tìm hiểu thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

- Tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề: Câu 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10, 2.11;

- Tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với nghề: câu 2.12.2.13, 2.14, 2.15, 2.16, 2.17, 2.18, 2.19.

- Tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về tâm lý bản thân trong sự phù hợp với nghề: câu 2.20, 2.21, 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, 2.27, 2.28, 2.29, 2.30, 2.31, 2.32, 2.33.

Ngoài ra, để làm rõ hơn về thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, chúng tôi thiết kế các câu hỏi 2.34, 2.35, 2.36, 2.37, 2.38, 2.39, 2.40, 2.41, 2.42, 2.43 để tìm hiểu về các hình thức TVHN cho học sinh THPT.

Phần III: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT: Nhóm yếu tố thuộc về người tư vấn: Câu 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18, 3.19, 3.20, 3.21;

nhóm yếu tố thuộc về người học sinh: câu 3.22, 3.23, 3.24, 3.25, 3.26; nhóm thuộc về yếu tố môi trường xã hội: câu 3.27, 3.28, 3.29, 3.30, 3.31, 3.32, 3.33, 3.34, 3.35, 3.36, 3.37, 3.38.

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các câu 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 để làm rõ hơn thực trạng tư vấn hướng nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.

Phần IV: Những thông tin về cá nhân như về trường, số năm công tác trong trường sư phạm, số năm làm công tác tư vấn hướng nghiệp, bộ môn đảm nhiệm, bộ môn kiêm nhiệm.

ii. Bảng học sinh (phụ lục 1.3)

+ Mục đích: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về nghề, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động xã hội với nghề, đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT. Kết quả đo đạc ở bảng hỏi học sinh nhằm đánh giá thực trạng học sinh THPT được thầy cô giáo, cha mẹ và người tư vấn đã TVHN ở mức độ nào.

+ Nội dung: Bảng hỏi dành cho học sinh đƣợc thiết kế gồm có 4 phần:

Phần I: Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của TVHN, thực trạng chọn nghề, chọn trường của học sinh THPT. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của TVHN: câu 1a1, 1a2, 1a3, 1a4, 1a5; Thực trạng chọn ngành học: câu 1b, 3; Thực trạng chọn trường của học sinh THPT: câu 2.1, 2.2, 2.3, 2.4.

Phần II: Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về nghề: câu 6.1, 6.3, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6, 6.7, 6.8; 7.1,7.2,7.3; Nhận thức nhu cầu xã hội với nghề: 8.1, 8.2, 8.3, 8.4; Nhận thức đặc điểm tâm lý bản thân: Câu 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7, 5.8,

5.9, 5.10, 5.11, 5.12, 5.13, 5.14, 5.15, 9a1, 9a2, 9a3, 9a4, 9a5, 9a6, 9a7, 9b1, 9b2, 9b3, 9b4, 9b5, 9b6, 9b7, 9c1, 9c2, 9c3, 9c4, 9c5; câu 9d.

Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng những câu hỏi 14d1, 14d2, 14d3, 14d4, 14d5, 14d6, 14d7, 14d8 để làm rõ hơn thực trạng nhận thức về nội dung tƣ vấn hướng nghiệp; Đánh giá về hoạt động tư vấn hướng nghiệp: câu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.9, 17.10, 17.11, 17.12, 17.13, 17.14, 17.15, 17.16, 17.17, 17.18, 17.19, 17.20, 17.21, 17.22, 17.23.

Phần III: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến tư vấn hướng nghiệp.

Nhóm yếu tố thuộc về người học sinh: Nhận thức của học sinh về hoạt động TVHN: câu 14a1, 14a2, 14a3, 14a4, 14a5, 14a6; Nhu cầu TVHN: câu 15.1, 15.2, 15.3, 15.4; Hành vi đi tư vấn hướng nghiệp: 13b1, 13b2, 13b3, 13b4, 13b5, 13b6, 13b7; 13c1, 13c2, 13c3, 13c4, 13c5; Nhóm yếu tố thuộc về môi trường xã hội: Câu 12.1, 12.2, 12.3,12.4,12.5, 12.6, 12.7, 12.8, 12.9, 13.1, 13.2, 13.3, 13.4, 13.5.

Phần IV: Tìm hiểu một số thông tin về khách thể điều tra: giới tính, lớp/

trường; tỉnh (thành phố); trình độ học vấn của bố mẹ; nghề nghiệp của bố mẹ.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số câu hỏi mở nhằm bổ sung những thông tin cần thiết cho các nội dung nghiên cứu của đề tài, như khuyến khích người tư vấn bổ sung những nội dung tư vấn hướng nghiệp phù hợp với thực tiễn tư vấn hay những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện TVHN cho học và những đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện tốt việc tƣ vấn nâng cao nhận thức của học sinh về nghề, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề.

2.3.2.2. Giai đoạn điều tra thử

- Mục đích nghiên cứu: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi và độ giá trị của các bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu.

- Phương pháp: Đề tài sử dụng các bảng hỏi cá nhân sơ bộ và phương pháp thống kê toán học.

- Khách thể nghiên cứu: 50 người tư vấn, 50 học sinh và 40 sinh viên.

- Xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 19.0. Ở giai đoạn này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach và phân tích nhân tố để xác định độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố trong từng thang đo.

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của hệ thống bảng hỏi về TVHN cho học sinh THPT (phụ lục 2).

+ Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của biểu hiện các nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT

Để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ trong nghiên cứu này, luận án sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha). Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tương quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng tiểu thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số < 0,4. Độ tin cậy của cả thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số < 0,6 (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT

Các tiểu thang đo/ thang đo Hệ số tin cậy Alpha

TV nâng cao nhận thức nghề 0,657

TV nâng cao nhận thức về thị trường lao động với nghề

0,767 TV nâng cao nhận thức đặc điểm tâm lý bản

thân phù hợp với nghề

0,863

Toàn bộ thang đo 0,889

Kết quả hiện thị trên bảng 2.2, với hệ số của các tiểu thang đo và cả thang đo đều > 0,6 cho thấy từng item của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp độ tin cậy của toàn bộ hệ thống bài tập đo nghiệm này.

Để đánh giá độ hiệu lực, luận án dùng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysic), kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ thống bảng hỏi này có độ hiệu lực khá tốt. Các item trong từng tiểu thang đo có tính đồng hướng (cùng thuộc về một nhân tố). Điểm số các tiểu thang đo có tương quan thuận, khá chặt (bảng 2.3)

Bảng 2.3. Tương quan giữa các tiểu thang đo/ thang đo các nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT

Các tiểu thang đo/ thang đo Nhận thức nghề

Nhận thức thị trường lao động

Nhận thức đặc điểm tâm lý

TV nâng cao nhận thức nghề 1 ,415** ,458**

TV nâng cao nhận thức về thị

trường lao động với nghề ,415** 1 ,604**

TV nâng cao nhận thức đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề

,458** ,604** 1

Toàn bộ thang đo ,744** ,782** ,897**

Ghi chú: **: p< 0,01

Kết quả phân tích trên đây cho thấy, các tiểu thang đo trong toàn bộ hệ thống thang đo đảm bảo đọ tin cậy và tính hiệu lực.

+ Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT.

Bảng 2.4. Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT

Các tiểu thang đo/ thang đo Hệ số tin cậy Alpha

Người tư vấn 0,805

Học sinh THPT 0,760

Môi trường xã hội 0,858

Toàn bộ thang đo 0,910

Kết quả hiện thị trên bảng 2.4, với hệ số của các tiểu thang đo và cả thang đo đều > 0,6 cho thấy từng item của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp độ tin cậy của toàn bộ hệ thống bài tập đo nghiệm này.

Để đánh giá độ hiệu lực, luận án dùng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysic), kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ thống bảng hỏi này có độ hiệu lực khá tốt. Các item trong từng tiểu thang đo có tính đồng hướng (cùng thuộc về một nhân tố). Điểm số các tiểu thang đo có tương quan thuận, khá chặt (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Tương quan giữa các tiểu thang đo/ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT

Các tiểu thang đo/ thang đo Người tư vấn

Học sinh THPT

Môi trường xã hội

Người tư vấn 1 ,685** ,660**

Học sinh THPT ,685** 1 ,671**

Môi trường xã hội ,660** ,671** 1

Toàn bộ thang đo ,908** ,824** ,898**

Ghi chú: **: p< 0,01

Kết quả phân tích trên đây cho thấy, các tiểu thang đo trong toàn bộ hệ thống thang đo đảm bảo độ tin cậy và tính hiệu lực.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho học sinh đạt mức cho phép về mặt thống kê, cụ thể bảng hỏi trên học sinh có hệ số tin cậy Alpha từ 0,637 đến 0,677 (phụ lục 2.2).

Kết quả phân tích trên đây cho thấy, các tiểu thang đo trong toàn bộ hệ thống thang đo đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực của nội dung trong bảng hỏi đạt đƣợc mức cho phép về mặt thống kê. Sự chỉnh sửa là không đáng kể. Sau khi chỉnh sửa

bảng hỏi, độ tin cây và độ hiệu lực của bảng hỏi tăng lên. Có thể khẳng định, độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi cho phép sử dụng vào điều tra chính thức.

2.3.2.2. Giai đoạn điều tra chính thức

+ Mục đích: Thu thập số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Bảng hỏi đã đƣợc chỉnh sửa sau điều tra thăm dò về các vấn đề đã đƣợc trình bày ở trên.

+ Các bước tiến hành:

- Bước 1: Làm việc với Ban giám hiệu các trường phổ thông để thống nhất điều tra.

- Bước 2: Làm việc với giáo viên làm TVHN, nhân viên TVHN và học sinh, hướng dẫn cách trả lời các phiếu, triển khai việc phát phiếu trên các nhóm khách thể khác nhau.

- Bước 3: Thu phiếu điều tra.

+ Nguyễn tắc điều tra: Mỗi khách thể độc lập trong việc hoàn thành bảng hỏi theo suy nghĩ của mình, không phụ thuộc vào người khác, không được trao đổi, bàn bạc với người xung quanh. Cá nhân có thể hỏi điều tra viên những nội dung mà họ không hiểu. Điều tra viên tạo dựng không khí thân mật, cởi mở trong suốt quá trình điều tra.

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)