CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
3.3.2. Trường hợp thầy cô giáo TVHN cho học sinh THPT
Làm sáng tỏ năng lực tƣ vấn của thầy cô giáo, trong đó bao gồm kiến thức của thầy cô về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và tâm lý học sinh phù hợp với nghề cũng nhƣ quy trình TVHN trong hoạt động TVHN cho học sinh THPT.
3.3.2.2. Mô tả trường hợp a. Người tư vấn
Thầy H.V.K, 55 tuổi, giáo viên dạy Toán và làm công tác chủ nhiệm lớp 12, trường THPT HĐ. Thầy TVHN cho nhiều khóa học sinh, trong đó có trường hợp N.T.D. Thầy K chƣa qua khóa tập huấn nào về TVHN cho học sinh THPT.
Kết quả khảo sát trên bảng hỏi của thầy K:
- Nhận thức về mức độ cần thiết tƣ vấn cung cấp thông tin về nghề cho học sinh để chọn nghề phù hợp: ĐTB = 2,50 (mức độ cao).
- Nhận thức về mức độ cần thiết tƣ vấn cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội với nghề định chọn: ĐTB = 2,58 (mức độ cao).
- Đánh giá về mức độ cần thiết tìm hiểu đặc điểm tâm lý bản thân học sinh phù hợp với nghề: ĐTB = 2,34 (mức độ trung bình).
Thầy K quan niệm rằng: “Nghề là phương tiện kiếm sống cả đời, suốt đời sống với nó, nếu người lao động có khả năng làm việc nhưng thu nhập thấp, sẵn sàng bỏ nghề. Trong công việc, không phụ thuộc vào ông chủ là Nhà nước, tư nhân hay chính mình làm chủ...” Do vậy, theo thầy K: “TVHN là giúp cho học sinh có khả năng thi đỗ vào một trường nào đó và chọn nghề nào để có thể xin được việc làm (để không bị thất nghiệp, có thể nuôi sống bản thân, trợ giúp gia đình và khẳng định vị trí xã hội)”.
Mặc dù thầy K đánh giá cao hoạt động tƣ vấn cung cấp thông tin về nghề cho học sinh, song những chia sẻ của thầy K về khía cạnh này cho thấy nhận thức về các ngành nghề rất cụ thể và bộc lộ sự thiếu xót, ví dụ nhƣ: “Ngành kế toán hay ngân hàng chỉ cần có cái máy tính là xong vì mọi công việc làm trên máy, với tính toán và những con số thông kê”.
Trong TVHN cho học sinh THPT, làm cho học sinh nhận thức đƣợc nhu cầu xã hội đối với nghề có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực xã hội được xem xét ở độ danh tiếng của trường là cơ hội việc làm mở rộng. Theo thầy K: “Học sinh chọn được ngành thi, sau đó chọn trường thi. Học sinh biết được nhu cầu tuyển dụng nên xếp loại trường: Ngành nào xin việc dễ hơn, ngành đó được học ở trường nào thì “đắt giá” hơn. Ví dụ, học ngành kinh tế chọn đại học Kinh tế quốc dân, đại học Ngoại Thương, Học viện tài chính. Tốt nghiệp những trường này, học sinh có thể tự xin việc... Và học sinh chọn trường bình thường, cùng học ngành đó, nhưng lấy được cái bằng. Khi xin việc, bằng mối quan hệ để xin được việc. Hoặc chấp nhận làm việc những đơn vị, cơ sở có quy mô nhỏ, ví dụ như làm kế toán cho lò gạch, doanh nghiệp tư nhân nhỏ”.
Theo thầy K, một số nghề hiện nay khó xin việc và thu nhập thấp nhƣ ngành sƣ phạm và các nghề thuộc khối khoa học xã hội. Thầy chia sẻ nhận định: “Nghề sư
phạm không được học sinh thích vì thu nhập thấp. Mỗi năm có rất ít học sinh đăng ký thi vào sư phạm, hay nếu học sinh học sư phạm là do không đỗ nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 mới vào sư phạm” và ”nếu so sánh hai ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thì ngành thuộc về khoa học xã hội khó xin việc hơn, lương bình quân so với nghề thuộc khoa học tự nhiên thấp hơn”.
Khía cạnh khác trong hoạt động hướng nghiệp, đó là tư vấn nâng cao nhận thức đặc điểm tâm sinh của bản thân phù hợp với nghề đƣợc thầy K quan tâm ở các khía cạnh năng lực học tập, động cơ chọn nghề và tính cách cá nhân phù hợp với nghề. Theo thầy K: “Tiêu chí đầu tiên để học sinh chọn ngành thi và trường thi là phải đỗ vào một trường đại học nào”. Thầy K nhận thấy, học sinh lớp 12 có rất nhiều cơ hội cọ sát để biết đƣợc học lực của mình bởi vì: “Ngay từ trong trường phổ thông, học sinh đã được thi thử đại học 3 lần nên học sinh biết được lực học từ đó đăng ký trường thi” và “Nếu không thi đỗ, học tạm trường đủ điểm đỗ 1 năm, năm sau thi tiếp vào trường khác đúng như nguyện vọng ban đầu của học sinh. Nếu không thi đỗ, tiếp tục học trường đang học”. Các đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề khác nhƣ: “Hứng thú, đam mê và tính cách của cá nhân phù hợp với nghề xếp sau” bởi lẽ “ Chỉ có những học sinh nào thật giỏi thì mới chọn ngành theo đam mê và sở thích, còn đa phần học sinh là phải đỗ một trường nào đó, rồi mới tính đến hứng thú, tính cách của bản thân có phù hợp với nghề hay không”.
Bên cạnh đó, thầy K cho rằng, trong TVHN nên định hướng cho học sinh chọn nghề theo giới, nhƣ: “Con gái chọn nghề ổn định, tĩnh tại, thu nhập ổn định, có thời gian chăm sóc gia đình và nuôi con; con trai có thể chọn những nghề bươn trải, làm việc lớn và thu nhập cao hơn”.
Theo thầy, động cơ chọn nghề của học sinh nông thôn là thoát nghèo. Động lực thúc đẩy học sinh chọn nghề: đó chính là mục tiêu kiếm sống, thoát nghèo vươn lên tất cả: “Học sinh nông thôn coi con đường đi học cộng với thi đỗ cộng với có việc làm là con đường thoát nghèo. Thực tế lý giải nhiều gia đình cố gắng cho con đi học, học lấy tấm bằng để có việc làm. Nhiều gia đình có con em học hành đỗ đạt, ra ngoài lam ăn, công thành danh toại… đó cũng là tấm gương để nhiều học sinh chọn con đường học vấn, có việc làm để thoát nghèo”.
* Thầy K đã TVHN cho học sinh D, kết quả D chọn ngành tài chính ngân hàng của học viện tài chính. D thi đỗ với điểm trúng tuyển là 26 điểm.
b. Học sinh
Trường hợp em N.T.D, nam, là học sinh trường THPT HĐ, hiện em là sinh viên ngành tài chính ngân hàng, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính Hà Nội. D sống ở vùng nông thôn, gia đình em có điều kiện kinh tế khá khó khăn, tuy vậy D vẫn đƣợc bố mẹ cho đi học thêm 3 môn Toán, Lý, Hóa từ khi bắt đầu vào lớp 10. Sau một thời gian học thêm, D tỏ ra có năng lực vƣợt trội so với các bạn cùng xã và cùng trường. D chia sẻ rằng, D chọn ngành này và trường này một phần lớn là nhờ thầy cô giáo đã TVHN cho em.
* Kết quả khảo sát D qua bảng hỏi:
- Mức độ nhận thức về nghề có ĐTB = 0,5 và D kể tên đƣợc một số nơi làm việc sau khi ra trường. Theo D, học ngành này, sau này có thể làm kế toán và cả ngân hàng.
- D nhận thấy ngành đã chọn khó xin việc ở hiện tại, tuy nhiên tương lai là cần thiết vì doanh nghiệp nào cũng cần một vài người làm kế toán và ở Việt Nam thì rất nhiều doanh nghiệp cả Nhà nước và tư nhân. Mặc dù ngành này đã bão hòa ở Việt Nam, song nếu cố gắng học thật giỏi và thành thạo ngoại ngữ thì vẫn có thể xin đƣợc việc đúng với ngành đã học.
- Mức độ nhận thức đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề định chọn:
ĐTB mức độ nhận thức về năng lực phù hợp với nghề 0,5; ĐTB mức độ nhận thức về hứng thú với nghề là 0,6. T nói rằng, động cơ quan trọng nhất thúc đẩy em chọn nghề này là em thích nghề này; ĐTB mức độ nhận thức về tính cách phù hợp với nghề 0,35.
* Sau 1 năm học, kết quả nghiên cứu trên bảng hỏi về mức độ hài lòng với ngành đang học ở D cho thấy:
- Về năng lực, càng học em càng cảm thấy phù hợp với ngành đã chọn. D cho biết, trong thời gian qua, D nhận đƣợc học bổng và không gặp khó khăn gì trong việc thi hết môn.
- Về hứng thú, D nhận thấy càng học càng thấy thích, D thích những môn học và dễ dàng tiếp thu bài giảng của giáo viên, hiểu bài và có kết quả cao trong các kỳ thi. Mới bắt đầu đƣợc làm quen với các môn chuyên ngành, tuy vậy D cảm thấy không gặp khó khăn gì.
- Về tính cách, D cảm thấy khó trả lời. D chia sẻ rằng, bắt đầu học một số môn chuyên ngành và chƣa có cơ hội cọ sát nên chƣa biết tính mình có phù hợp không, nhƣng em sẽ cố gắng.
- Về nhận thức, sau một thời gian học, D cảm thấy đúng như suy nghĩ của ban đầu về ngành tài chính ngân hàng. D nói rằng, trong các bài giảng, giảng viên có nói về việc của một người làm trong ngành ngân hàng phải làm.
3.3.2.3. Quy trình thầy giáo TVHN cho học sinh
+ Giáo viên chủ nhiệm TVHN cho D và các bạn cùng lớp:
Bước 1: Giữa học kỳ I của lớp 12, thầy giáo phát phiếu điều tra tới từng học sinh, yêu cầu học sinh trả lời vào ô phù hợp.
Bước 2: Khi có kết quả, thầy giáo thông báo tới Ban giám hiệu nhà trường và từng học sinh trong lớp.
- Thầy giáo mời phụ huynh có kinh nghiệm về một số lĩnh vực/ ngành/ nghề (mà học sinh đã chọn) để nói chuyện với các em. Mục đích cuộc nói chuyện để cung cấp những thông tin về nghề (bao gồm đặc điểm từng nghề và yêu cầu lao động với nghề) và cơ hội việc làm của một số nghề để cung cấp thêm những thông tin cho học sinh về lĩnh vực từng nghề mà học sinh đã lựa chọn.
- Tại buổi trao đổi này, học sinh có thể nói ra những thắc mắc về nghề và tùy vào khả năng của khách mời có thể giúp cho các em giải đáp phần nào những thắc mắc của các em.
Bước 3: Thầy giáo phô tô bảng điểm, mức điểm vào các trường từ các năm trước, để học sinh tham khảo.
Bước 4: Dựa trên nguyện vọng của học sinh cùng với khả năng (lực học) và tính cách của từng học trò, thầy giáo tư vấn hướng nghiệp cho từng học sinh:
- Học sinh lựa sức mình để chọn trường phù hợp: Khả năng thi đỗ vào trường đó không, thầy giáo khuyên chọn trường vừa sức với mức điểm để có thể trúng tuyển vào một trường.
- Chọn ngành học phù hợp với tính cách của học sinh
- Dựa vào khả năng kinh tế của gia đình để chọn trường có thời gian học và mức học phí phù hợp.
Kết thúc: Tổng hợp từ những thông tin trên, thầy giáo khuyên D chọn một trường phù hợp với bản thân và gia đình.
Nhận xét chung: D đã thi đỗ vào trường Học viện tài chính với điểm trúng tuyển là 26. Em chọn ngành và trường dựa trên sự TVHN của thầy cô giáo và người chú, trong đó thầy cô giáo là chủ yếu bởi theo D, thầy hiểu rõ lực học của D và khuyên D chọn trường này để thi. Với kiến thức về ngành nghề, nhu cầu xã hội với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề cùng với cách thức tiến hành TVHN cho học sinh đã thực hiện đƣợc phần nào hiệu quả của hoạt động tƣ vấn. Việc giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh có kinh nghiệm làm việc trong một số ngành về trao đổi với học sinh về nghề và đặc điểm nghề cũng nhƣ cơ hội việc làm là hoạt động đáng khuyến khích, song nó mới chỉ phản ánh đƣợc phạm vi hẹp một số nghề trong thế giới nghề nói chung, trong khi đó học sinh cần nhận thức thông tin chính xác về nhiều nghề hơn. Việc thầy giáo tƣ vấn cho học sinh nhu cầu nhân lực của thị trường dựa vào mức độ “danh tiếng” của trường là không sai, song trong xã hội cần nhiều ngành nghề và tùy khả năng, hứng thú, tính cách của học sinh có thể phù hợp với từng ngành nghề khác nhau. Ngoài ra, một nghề phù hợp phải tính đến các đặc điểm tâm lý phù hợp với yêu cầu của nghề, trong khi đó, thầy cô chỉ dựa vào lực học để tư vấn cho học sinh chọn ngành và chọn trường cho học sinh... Thực trạng trên phản ánh tình trạng những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình TVHN cho học sinh đó là:“Giáo viên chỉ có một số thông tin khách quan bên ngoài, còn các đặc điểm tâm lý bên trong phù hợp với nghề thì giáo viên không đánh giá một cách chuẩn mực được”.